Những hạn chế tồn tại trong công tác hạch toán, quản lý và sử dụng TSCĐ HH tại Công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ (Trang 56 - 57)

IV Kết quả thanh lý TSCĐ

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY TNHH NN 1TV CẤP NƯỚC PHÚ THỌ

2.1.2 Những hạn chế tồn tại trong công tác hạch toán, quản lý và sử dụng TSCĐ HH tại Công ty.

* Về phân loại TSCĐ HH:

Việc phân loại TSCĐ là tương đối phù hợp( theo nguồn hình thành, theo hình thái biểu hiện) tuy nhiên không tiến hành phân loại TSCĐ theo tình trạng sử dụng do đó sẽ gây ra khó khăn trong việc đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ vào hoạt động sản xuất- kinh doanh. Công ty chủ yếu chỉ chờ những báo cáo ở các bộ phận gửi lên, rồi tập hợp nhiều TSCĐ mới tiến hành phân loại để hiện trạng của TSCĐ để có quyết định thanh lý.

* Về sổ sách kế toán tại Công ty:

Việc theo dõi TSCĐ, Công ty đã mở 2 loại sổ TSCĐ( Sổ TSCĐ chung cho toàn DN, sổ TSCĐ sử dụng tại các bộ phận). Tuy nhiên tại các bộ phận sử dụng chỉ có các mẫu sổ hết sức sơ sài chưa phản ánh hết giá trị của TSCĐ. Điều này có ảnh hưởng không tốt đến vấn đề quản lý hiệu quả TSCĐ bởi các bộ phận sử dụng không nắm rõ dược mà đơn vị mình quản lý. Tại các bộ phận sử dụng TSCĐ đơn thuần họ chỉ đánh giá chung về hiện trạng và số lượng TSCĐ cho nên công tác kiểm kê TSCĐ theo định kỳ của Công ty chưa phát huy được tác dụng của nó.

Việc phản ánh thông tin về TSCĐ trên các báo cáo, bảng tổng hợp nhìn chung là sơ sài chưa phản ánh hết được trọn vẹn về tình hình TSCĐ cụ thể. Mỗi TSCĐ trong Công ty khi bị thanh lý, nhượng bán cũng chỉ đơn thuần là ghi giảm TSCĐ, điều đó làm cho con số báo cáo về tình hình TSCĐ trong Công ty thực sự chưa đầy đủ ý nghĩa, đó chỉ là những con số “ chết” mà thôi.

Hiện nay, tại hầu hết các Công ty các sổ chi tiết được mở giống mẫu sổ Cái. Hơn nữa, sổ Cái tổng hợp về tình hình TSCĐ đã quá là rõ ràng do vậy

việc mở thêm sổ chi tiết dường như không có tác dụng lắm, vai trò của sổ chi tiết ở đây chỉ là đối chiếu số liệu với sổ tổng hợp.

* Về công tác quản lý, sửa chữa hạch toán khấu hao TSCĐ

Thực tế, công tác quản lý TSCĐ hiện nay tại Công ty còn một số vấn đề cần chấn chỉnh. Trong đó, việc cần quan tâm đầu tiên là phải theo dõi sát sao tình hình tăng giảm và trích khấu hao TSCĐ trong năm kế toán. Qua thực tế, đơn vị đã quản lý tốt thẻ tài sản, hồ sơ, lý lịch của TSCĐ, nhưng theo dõi tăng giảm tài sản thể hiện trên sổ cái và tình trạng tăng giảm chưa được chặt chẽ.

Về phương pháp trích khấu hao Công ty áp dụng tương đối phù hợp, tuy nhiên trong công thức tính khấu hao Công ty không trừ giá trị thu hồi ước tính vào giá trị để tính khấu hao. Trên thực tế, công ty có nhiều TSCĐ khi thanh lý sẽ thu hồi hoặc bán được thu về cho Công ty khoản thu nhập tương đối đáng kể như: nhà cửa, ô tô, thiết bị dụng cụ quản lý…. Do đó, nếu bỏ qua tính giá trị thu hồi đã góp phần làm gia tăng lượng khấu hao kết chuyển vào chi phí. Đây có thể nói là “ lá chắn thuế cho DN”.

Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Khi phát sinh nghiệp vụ sửa chữa lớn TSCĐ trong kỳ, kế toán tiến hành phân bổ thẳng chi phí sửa chữa vào chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó làm cho thông tin kế toán được phản ánh không còn chính xác nữa, bởi việc sửa chữa TSCĐ là đột ngột sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tăng đột ngột so với các kỳ khác. Chi phí sửa chữa lớn chuyển thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong 1 kỳ, không tiến hành phân bổ qua các kỳ.

2.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ HH TẠI CÔNG TY TNHH NN 1TV CẤP NƯỚC PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w