Tính giá TSCĐ:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ (Trang 27 - 28)

Khi tính giá TSCĐ tại Công ty, kế toán xác định theo 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, giá trị còn lại và giá trị hao mòn.

Nguyên giá TSCĐ:

Nguyên giá của TSCĐ được xác định là giá thực tế của TSCĐ khi đưa vào sử dụng.

Ví dụ 1: Ngày 15 tháng 01 năm 2007, Công ty TNHH NN 1TV Cấp nước Phú Thọ đặt mua 2 máy tính HP- COMPAQ DESKTOP PC của Công ty TNHH Sông Lam để trang bị cho phòng kinh doanh. Giá hoá đơn: 13.200.000VNĐ ( gồm VAT 10%). Chi phí vận chuyển của lô hàng này do Công ty TNHH Sông Lam chịu.

Nguyên giá của mỗi chiếc máy tính nói trên được xác định bằng giá mua( chưa thuế) cộng chi phí vận chuyển lô hàng.

Giá mua:

13.200.000 x 100 = 12.000.000VNĐ 110

Nguyên giá: 12.000.000 VNĐ

Giá trị hao mòn của TSCĐ:

Giá trị hao mòn của TSCĐ được chuyển vào giá trị sản phẩm tạo ra hoặc vào chi phí kinh doanh trong kỳ nhằm thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ để tái sản xuất.

Theo ví dụ 1 đã nêu trên, Công ty sẽ xác định thời gan sử dụng cho máy tính là 5 năm, thời gian bắt đầu trích khấu hao tính từ ngày đầu tháng tiếp theo( T02/ 2007), tài sản này được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

Như vậy, mức trích khấu hao trong năm 2007 là:

12.000.000 X 11 tháng = 2.200.000 VNĐ 5 năm x 12 tháng

Giá trị còn lại của TSCĐ:

Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định theo công thức Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế

Cũng theo ví dụ 1, giá trị còn lại của máy tính tại thời điểm 31/12/2007 là: 12.000.000 – 2.200.000 = 9.800.000 VNĐ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w