Để đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ của Công ty mỗi nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ đều phải được phê duyệt bởi Giám đốc Công ty. Để phát huy hết năng lực, tính chủ động sáng tạo và gắn kết quả SX- KD với thu nhập của người lao động, Giám đốc Công ty cần giao TSCĐ cho từng bộ phận riêng để sử dụng vào mục đích SX- KD. Tuy nhiên, mọi nghiệp vụ liên quan đều phải được hạch toán tại phòng kế toán của Công ty.
- Các đơn vị sử dụng TSCĐ phải chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng theo đúng kế hoạch, mục tiêu của Công ty phù hợp với các thông số của TSCĐ. Nếu xảy ra mất mát phải quy kết rõ trách nhiệm bồi thường về vật chất.
- Các đơn vị, phòng ban, bộ phận, các xí nghiệp trực thuộc Công ty khi có nhu cầu về đầu tư đổi mới sửa chữa TSCĐ hay thanh lý TSCĐ phải tuân thủ theo đúng quy định về các thủ tục, chứng từ.
- Hàng quý, Công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ với sự có mặt của kế toán, thủ kho. Nếu phát hiện thừa thiếu, hư hỏng sễ phải đề nghị biện pháp xử lý kịp thời lên Ban giám đốc Công ty.
- Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ kịp thời về số liệu, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có. Tình hình tăng giảm TSCĐ trong nội bộ DN nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm đầu tư, bảo quản và sử dụng TSCĐ trong DN.
- Khi có TSCĐ mới được đầu tư đưa vào sử dụng, Công ty sẽ lập Hội đồng giao nhận TSCĐ bao gồm đại diện bên giao, bên nhận để lập “ Biên bản giao nhận TSCĐ”. Sau đó, kế toán TSCĐ sẽ lập một bộ hồ sơ riêng cho từng TSCĐ bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, hoá đơn mua và các chứng từ có liên quan. Căn cứ vào hồ sơ, kế toán TSCĐ lập thẻ TSCĐ theo dõi chi tiết từng loại TSCĐ.
- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán phân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong từng kỳ. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, phản ánh thực tế về sửa chữa TSCĐ.
- Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ, tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ trong Công ty.