Định hướng phát triển tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Công Thương Đống Đa

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 67 - 68)

Công Thương Đống Đa

Đối với các Ngân hàng Việt Nam hiện nay, loại hình nghiệp vụ đem lại nguồn thu nhập cao nhất cho Ngân hàng vẫn là tín dụng. Với khẩu hiệu : An toàn - hiệu quả - hiện đại và hội nhập”, Ngân hàng Công Thương Đống Đa sẽ tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được và thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, trong thời gian tới hoạt động tín dụng trung và dài hạn được định hướng như sau

Ngân hàng phấn đấu mức tăng trưởng dư nợ tín dụng chung đến 31/12/2009 tăng 20% so với cùng kỳ năm 2008 và tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ luôn thấp hơn 4 %.

Ngân hàng sẽ tận dụng mọi thời cơ để mở rộng tín dụng, đặc biệt nâng cao tỷ trọng tín dụng đầu tư trung và dài hạn chiếm khoảng 30 - 35 % tổng dư nợ, trong đó Ngân hàng rất chú trọng tới hoạt động cho vay theo dự án.

Bám sát định hướng của Nhà nước về chiến lược kinh tế, tiếp cận với các dự án, các dự án kinh tế trọng điểm để chủ động bố trí vốn, trực tiếp tham gia hoặc tham gia theo phần, đồng tài trợ với các Ngân hàng thương mại khác để phát huy sức mạnh về vốn cũng như hạn chế rủi ro. Mở rộng các đối tượng cho vay nhằm khai thác tiềm năng trong nền kinh tế, nên có cơ chế thoả đáng trong chính sách tín dụng cho mục tiêu xã hội. Ngân hàng sẽ tập trung một tỷ trọng vốn thích đáng đầu tư vào các dự án lớn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh việc củng cố đội ngũ khách hàng truyền thống.Ngân hàng cũng nên thực hiện các chính sách mềm dẻo để thu hút những khách hàng tiềm năng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ.

Ngân Hàng Công Thương cần nâng cao khả năng cạnh tranh bằng những ưu thế và sự khác biệt như cạnh tranh bằng công cụ lãi suất, phí giao dịch hấp dẫn, phong cách phục vụ, công tác marketing…đặc biệt đối với các khoản vay lớn, các dự án đầu tư có tính khả thi và độ an toàn cao.

Tuy nhiên, song song với việc mở rộng tín dụng, Ngân hàng cũng cần đặc biệt chú ý tới việc nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo vốn được đầu tư vào các dự án có hiệu quả không chỉ hiệu quả về mặt kinh tế mà cũng cần đến hiệu quả về mặt xã hội của dự án, đảm bảo khả năng thu hồi vốn.

Vậy thực chất của việc mở rộng tín dụng chính là lấp đầy những khoảng trống do sự hạn chế trong việc cho vay nên Ngân hàng đã bỏ sót những khách hàng, những dự án tốt. Do đó, Ngân hàng cần phải thẩm định tốt để hoạt động tín dụng không những được mở rộng mà còn được nâng cao chất lượng. Đặc biệt là phải nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 67 - 68)