Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 73 - 79)

Trong thẩm định tài chính dự án, cán bộ thẩm định đóng một vai trò quan trọng, quyết định chất lượng thẩm định. Do đó trình độ của cán bộ tín dụng phải đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, đó là phải có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, đạo đức nghề nghiệp, năng động và bản lĩnh vững vàng.

◊ Về năng lực chuyên môn: Cán bộ thẩm định dự án phải có trình độ từ đại học trở lên, phải có kiến thức chuyên môn về Ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, và các kiến thức cơ bản đối với các lĩnh vực liên quan như thuế, kinh tế thị trường, pháp luật... Cán bộ thẩm định phải tính toán, phân tích được chỉ tiêu tài chính, áp dụng được phương pháp thẩm định một cách nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó, phải có khả năng tổng hợp, đánh giá các thông tin một cách linh hoạt và nhạy bén.

◊ Về kinh nghiệm: Cán bộ thẩm định phải trực tiếp tham gia thẩm định dự án, bên cạnh kinh nghiệm về thẩm định còn phải có kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan tới dự án.

◊ Về đạo đức nghề nghiệp: Cán bộ thẩm định phải có tư cách đạo đức nghề nghiệp tốt, có bản lĩnh vững vàng, tính cách trung thực và có trách nhiệm, tâm huyết với ngành. Bởi chỉ với những cán bộ như vậy mới không bi lung lay, gây ra những sai lầm làm ảnh hưởng tới Ngân hàng.

Để có đội ngũ cán bộ giỏi, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra thì chi nhánh và các cán bộ thẩm định cần phải tập trung vào các công tác sau:

◊ Xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn về chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định dự án. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng thẩm định cho các cán bộ, tổ chức các hội nghị tổng kết đánh giá để đúc kết kinh nghiệm.

◊ Bên cạnh các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, các cán bộ thẩm định phải không ngừng trau dồi nâng cao các kiến thức về pháp luật, kinh tế

thị trường, ngoại ngữ, tin học...để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác thẩm định .

◊ Nên đưa ra các chính sách ưu đãi khuyến khích về tinh thần và vật chất đối với những cán bộ thẩm định tốt...Đề cao tính sáng tạo, coi trọng những sáng kiến, đề xuất có giá trị của cán bộ thẩm định. Đưa những sáng kiến đó vào áp dụng trong thực tế và có hình thức khen thưởng kịp thời nhằm động viên, khích lệ tinh thần. Đây chính là biện pháp để nâng cao ý thức tự vươn lên của mỗi cán bộ thẩm định.

◊ Tuy nhiên, chi nhánh cũng phải có các biện pháp xử lý nghiêm khắc như phạt hành chính đối với những cán bộ thẩm định cố tình làm sai nguyên tắc, quy trình thẩm định nhằm loại bỏ rủi ro đạo đức nghề nghiệp.

◊ Chi nhánh nên bố trí những cán bộ có năng lực, trình độ, có đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm vào vị trí này.

3.3.3.Đẩy mạnh công tác chuyên môn hoá trong công việc và phân công tổ chức hợp lý.

Một giải pháp cũng rất quan trọng của phòng đầu tư dự án, đó là đẩy mạnh tính chuyên môn hoá trong công tác tổ chức. Chi nhánh cần phải đẩy mạnh tính chuyên môn hoá trong hoạt động của mình. Đối với hoạt động tín dụng, việc tách các công việc: tìm kiếm khách hàng, thu thập thông tin, thẩm định, cho vay, theo dõi khoản vay, giải Ngân và thu nợ thành các bộ phận riêng biệt là rất cần thiết. Hiện nay, ở chi nhánh Đống Đa, hầu như các cán bộ thẩm định phải làm tất cả các công việc trên. Điều đó dẫn đến công việc không mang tính tập trung, không chuyên môn hóa , họ phải làm quá nhiều việc một lúc ví dụ như nhiều khi cán bộ thẩm định đang thu thập thông tin cho một dự án mới thì lại phải giải Ngân, hay theoo dõi quá trình thu nợ của một dự án khác,… Giải quyết quá nhiều công việc cùng một lúc thì sẽ làm cho cán bộ thẩm định chịu quá nhiều áp lực công việc, do vậy sẽ khó tránh khỏi chất lượng công việc không cao. Vì vậy, chuyên môn hoá các công việc trên sẽ giúp cho cán bộ thẩm

định làm việc tập trung hơn, năng suất lao động cao hơn, hiệu quả của từng công việc trên sẽ được nâng cao hơn, và như vậy chất lượng công tác thẩm định sẽ tốt hơn.

Có một đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ thôi thì chưa đủ vì nếu khâu tổ chức phân công không hợp lý thì sự hiệu quả trong hoạt động thẩm định dự án là rất khó. Bởi vậy, việc phân công, bố trí hợp lý, khoa học trong quá trình thẩm định tài chính dự án sẽ tránh được sự chồng chéo trong công việc, làm giảm bớt những hạn chế và phát huy mặt tích cực của cán bộ thẩm định cũng như của cả tập thể, giảm bớt chi phí hoạt động cũng như rút ngắn thời gian thẩm định. Để có được sự tổ chức, sắp xếp một cách hợp lý và khoa học thì Ngân hàng cần phải dựa trên năng lực và sở trường của mỗi cán bộ nhằm phát huy được thế mạnh của họ.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cần tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho cán bộ thẩm định trong toàn hệ thống Ngân hàng với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ. Đây chính là dịp để cán bộ của các cấp khác nhau có thể góp ý, bổ sung kiến thức, giúp đỡ lẫn nhau từ đó khắc phục được những chênh lệch khoảng cách về trình độ cũng như kinh nghiệm của các cán bộ thẩm định trong toàn hệ thống.

Và Ngân hàng không thể không đưa ra giải pháp về chế độ thưởng phạt rõ ràng. Vì điều này sẽ khích lệ cán bộ thẩm định tính nhiệt tình, sáng tạo, làm việc hết mình.

Tóm lại, tất cả những giải pháp trên đều là những cách để Ngân Hàng Công Thương Đống Đa ngày càng phát triển bằng việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. Tuy nhiên, đó là những vấn đề mà tự Ngân hàng có thể thực hiện được. Còn những vấn đề mà Ngân hàng không thể tự quyết định được, Ngân hàng phải khắc phục bằng những kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan trực tiếp tới vấn đề.

3.3.4.Đối với nội dung thẩm định phương diện tài chính

Khi thẩm định tổng vốn đầu tư, Ngân hàng cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về nội dung trong tổng vốn đầu tư của một dự án như: vốn đầu tư cố định, vốn đầu tư lưu động, vốn đầu tư dự phòng… bởi theo ý kiến của nhiều cán bộ thẩm định có kinh nghiệm thì tổng vốn đầu tư của dự án khi doanh nghiệp trình lên Ngân hàng thường thấp hơn trên thực tế. Lý do là vì dự án khi đi vào thực hiện có thể phát sinh nhiều hạng mục chi phí khác hoặc do doanh nghiệp cố tình làm giảm tổng vốn đầu tư để dễ xin vay vốn hơn.

Nếu dự án đầu tư được tài trợ từ nhiều nguồn tài trợ khác nhau, cán bộ thẩm định nên kiểm tra kỹ tính xác thực của từng nguồn vốn, nhất là các cam kết bỏ vốn của các cơ quan tài trợ cả về mặt số lượng và tiến độ, tránh để xảy ra tình trạng thiếu vốn dẫn đến chậm tiến độ thi công của công trình.

Thứ hai

Khi thẩm định các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của dự án như: lãi vay vốn lưu động, chi phí quản lý doanh nghiệp… Ngân hàng cần tham khảo các quy trình của Bộ tài chính, của cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, so sánh với chi phí sản xuất của các sản phẩm tương tự trên thị trường, không nên mặc nhiên theo sự tính toán của chủ đầu tư hoặc tuỳ ý. Nếu là dự án mở rộng hoặc dự án mới của doanh nghiệp đã hoạt động trong ngành đó, cán bộ thẩm định có thể lấy các chỉ tiêu cũ làm cơ sở. Nếu là các dự án hoàn toàn mới thì các chỉ tiêu của những dự án tương tự dự án đó cũng là những tham khảo tốt.

Đối với việc xác định chi phí khấu hao, Ngân hàng cần kiểm tra đối chiếu với các văn bản quản lý kinh tế mới nhất của Nhà nước nhằm đảm bảo tính, hợp pháp, chính xác trong tính toán. Ngân hàng cần xem xét mức khấu hao cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động của dự án, của từng loại hình doanh nghiệp, tránh tình trạng các doanh nghiệp áp dụng mức khấu hao nhanh để giảm nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Nếu doanh nghiệp tính sai quy định của Bộ tài chính thì Ngân hàng cần tính toán lại và có ý kiến với doanh nghiệp. Đồng thời Ngân hàng phải đặt chi phí này trong mối quan hệ với khả năng tiêu thụ của sản phẩm, với tính khả thi của dự án vì khấu hao là một nguồn trả nợ cho Ngân hàng, nó

không phải nguồn có sẵn hiển nhiên, do đó nó có thể là con số vô nghĩa nếu dự án không khả thi, sản phẩm của dự án không tiêu thụ được.

Thứ ba

Ngân hàng nên đưa ra một phương pháp tính tỷ suất chiết khấu thích hợp. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính là cơ sở quan trọng để đánh giá tính khả thi của mỗi dự án đầu tư và là căn cứ cho các quyết định cho vay của Ngân hàng. Tuy nhiên, để các chỉ tiêu này phản ánh đầy đủ bản chất của chúng thì việc lựa chọn một tỷ suất chiết khấu thích hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng. Một dự án có thể được tài trợ vốn từ nhiều nguồn khác nhau, ở những thời điểm khác nhau và với mức lãi suất khác nhau. Do đó tỷ suất chiết khấu phải phản ánh được tổng chi phí cơ hội của tất cả các nguồn vốn đó.

Hiện có nhiều phương pháp tính tỷ suất chiết khấu khác nhau, cán bộ thẩm định nên lựa chọn áp dụng sao cho phù hợp với từng loại dự án, chứ không nên chỉ sử dụng lãi suất Ngân hàng làm lãi suất chiết khấu.

Để tính toán chính xác tỷ suất chiết khấu cần phải xem xét sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố cơ bản sau:

- Tỷ lệ lạm phát hàng năm

- Tỷ lệ gia tăng do sử dụng phương án này mà không sử dụng phương án khác dựa trên việc xác định chi phí cơ hội. Tỷ lệ gia tăng này xuất hiện khi có các phương án loại trừ. Nghĩa là chủ đầu tư có nhiều cơ hội để tiến hành đầu tư nhưng chỉ được chọn một dự án khả thi nhất trong số đó.

- Tỷ lệ tăng hoặc giảm do việc thu được hoặc mất đi một lượng giá trị do các yếu tố rủi ro hoặc may mắn. Đây là yếu tố đã quy định việc xác định tỷ suất chiết khấu cho từng dự án thuộc từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh khác.

Thứ tư

Cần chú ý đến các khoản thu hồi khi xác định dòng tiền của dự án. Khi xác định dòng tiền của dự án, cán bộ thẩm định cần chú ý các khoản hoàn trả

vốn lưu động và thu hồi các giá trị thanh lý khi dự án chấm dứt hoạt động. Bởi lẽ phần lớn các dự án khi kết thúc thì các máy móc thiết bị, nhà xưởng còn một giá trị thị trường nhất định. Khi bán chúng sẽ xuất hiện dòng thu từ dự án, tuỳ theo quy định chế độ kế toán hiện hành mà dòng thu này có thể sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không

Ngoài ra khi dự án kết thúc doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn lưu động ròng, do đó khoản thu này phải được cộng vào dòng tiền cuối cùng của dự án

Mặc dù dự án có hiệu quả ngay cả khi không có các khoản thu hồi trên, nhưng việc tính toán các dòng thu thiếu cơ sở khoa học như vậy sẽ làm giảm tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính

Thứ năm

Cần chú quan tâm đúng mức tới phân tích độ nhạy của dự án. Hiện nay, phân tích độ nhạy chưa thực sự được quan tâm đúng mức khi xem xét các dự án. Môi trường xung quanh thường xuyên tác động tới dự án đầu tư trên nhiều mặt cấp độ khác nhau. Do vậy khi xem xét dự án ngoài cách xem xét dự án qua các chỉ tiêu ở trạng thaí tĩnh, cần phải đặt dự án đầu tư ở trạng thái động trong xu thế biến động của các yếu tố bên ngoàì. Việc phân tích độ nhạy tốt sẽ giúp cho Ngân hàng nhận biết được những điểm yếu của dự án, và cho Ngân hàng thấy một số ý tưởng về rủi ro của dự án

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w