Định hướng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 68 - 70)

Chất lượng, hiệu quả, an toàn vốn trong hoạt động tín dụng chỉ có được khi công tác thẩm định dự án được nâng cao. Do vậy, để đạt được điều đó công tác thẩm định cần phải được đặt đúng vị trí của nó dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp lãnh đạo, có quy trình toàn diện, đồng bộ kết hợp hệ thống công nghệ thông tin tạo thành một tổng thể giải pháp mang tính chiến lược trong định hướng phát triển cũng như điều hành hoạt động của Ngân hàng. Với định hướng tích cực tìm kiếm các dự án đầu tư khả thi để đẩy mạnh công tác cho vay nhằm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng và phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, trong thời gian tới, Ngân Hàng Công Thương Đống Đa đã đưa ra những định hướng cho công tác thẩm định như sau

Công tác thẩm định dự án đầu tư đòi hỏi tính chủ động, năng lực sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp, đặc biệt là trong thẩm định tài chính dự án.

Công tác thẩm định tài chính dự án phải xuất phát từ tình hình thực tiễn trong ngành và nhằm phục vụ cho hoạt động cho vay trong từng giai đoạn.

Công tác thẩm định dự án đầu tư phải được tiến hành theo một quy trình khoa học, toàn diện sát với tình hình thực tế và phù hợp với nghiệp vụ của Ngân hàng.

Công tác thẩm định dự án đầu tư phải trở thành một thế mạnh trong cạnh tranh và trong kinh doanh, coi đó là một yếu tố thu hút khách hàng, tạo uy tín cho Ngân hàng qua việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư

NHCT Đống Đa đã đưa ra một số nội dung chính về phương hướng nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Xác định phương hướng nhiệm vụ trước tiên phải xuất phát từ việc nhận thức đúng vị trí và nội dung của công tác thẩm định dự án. Thực hiện công tác này là một trong những yếu tố quyết định góp phần bảo vệ, nâng cao vị thế cạnh tranh, uy tín cũng như sức mạnh của Ngân hàng.

- Xây dựng quy chế hoạt động, quy trình thực hiện, điều hành công tác thẩm định dự án. Xác định rõ nội dung chức trách và mối quan hệ công

tác giữa phòng thẩm định với các phòng khác phối hợp phân công hợp lý giữa công tác thẩm định và quản lý tín dụng.

- Tổ chức xét duyệt theo nguyên tắc mà pháp luật quy định.

- Hoàn chỉnh hơn nữa quy trình cho vay.

- Nâng cao bộ máy tổ chức thẩm định dự án: Phòng tín dụng của Ngân hàng sẽ được phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm đương tốt nhiệm vụm thực hiện tốt chức năng chỉ đạo, điều hành, kiểm tra hướng dẫn công tác thẩm định dự án. Trong thời gian tới Ngân hàng sẽ xây dựng phòng thẩm định chuyên làm công tác này.

- Tăng cường hệ thống , khoa học kỹ thuật:

Tổ chức thu thập thông tin, xử lý và quản lý thông tin nhằm cung cấp kịp thời phục vụ cho công tác thẩm định dự án, đồng thời có kế hoạch báo cáo thông tin cần thiết để tư vấn cho lãnh đạo.

 Đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại để thích ứng với xu hướng hội nhập khu vực quốc tế.

 Đẩy mạnh việc phân tích tổng hợp các thước đo chỉ tiêu khoa học kỹ thuật, giá thành sản phẩm, tỷ suất hoàn vốn…với một số ngành hay loại hình đầu tư. Thành lập trung tâm dữ liệu về doanh nghiệp, thông tin kinh tế thị trường trong và ngoài nước phục vụ cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động thẩm định dự án nói riêng.

- Bên cạnh việc tiếp tục thẩm định dự án trong kế hoạch Nhà nước, Ngân hàng sẽ chủ động tìm kiếm các dự án có hiệu quả để cho vay. Để đạt được nhu cầu vay Ngân hàng chủ động tiếp cận các dự án ngay từ đầu, từ trong kế hoạch đến ý tưởng đầu tư của doanh nghiệp để cùng với họ lập dự án.

- Quan tâm và phát triển công tác đào tạo và trao đổi nghiệp vụ, tạo điều kiện cho cán bộ Ngân hàng nâng cao trình độ chuyên môn, đào tạo nghiệp vụ thẩm định chuyên sâu theo ngành nghề, lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 68 - 70)