Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 66 - 71)

II. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng.

60 [[] Khoản 4 Điều 92 của Bộ Luật Dân sự năm 2005.

3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý.

Hoạt động bảo lãnh là một hoạt động có rất nhiều rủi ro: như rủi ro chứng từ giả, rủi ro về giá khách hàng không có khả năng thanh toán, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối … Vì vậy ngân hàng cần phải tổ chức kiểm tra lại tất cả các món bảo lãnh hiện hành, , hoàn chỉnh lại hồ sơ, đánh giá tiến độ thực hiện hợp đồng, quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện hợp đồng, nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt là phải tiến hành quản lý chặt chẽ đống với những món bảo lãnh mở L/C xuất, nhập khẩu. Để hạn chế tối đa những rủi ro dẫu đến ngân hàng phải thanh toán thay cho doanh nghiệp trong khi doanh nợ của doanh nghiệp ngày một nhiều và khả năng hoàn trả lại khó khăn.Bên cạnh việc kiểm tra, kiểm soát khách hàng thì còn cần phải kiểm tra, kiểm soát nội bộ về việc thực hiện đúng quy trình bảo lãnh và có trách nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận và cá nhân.

Cách thức thực hiện :

+ Chi nhánh cần cử cán bộ phụ trách nghiệp vụ bảo lãnh xuống kiểm tra, giám sát tại chỗ và từ xa đối với từng khách hàng.

+ Thường xuyên phối hợp với các phòng ban như phòng kế toán ngân quỹ để có thể theo dõi số dư tiền gửi tại Chi nhánh, theo dõi tình hình công nợ của khách hàng tại các ngân hàng khác để khi có dấu hiệu vi phạm có thể kịp thời sử lý.

Trên thực tế việc kiểm tra tình hình công nợ của khách hàng tại các ngân hàng khác được thực hiện bởi cán bộ tín dụng rất khó khăn, vì các ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ của mình nhằm bảo vệ thông tin khách hàng của mình. Do đó, nhằm thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý thì Chi nhánh cần phải kiểm tra kỹ những thông tin khách hàng cung cấp trong hồ sơ pháp lý, và phương án thực hiện dự án của khách hàng.

+ Thường xuyên kiểm tra các khoản bảo lãnh đã thực hiện, hoàn chỉnh các hồ sơ bảo lãnh còn thiếu để đánh giá đúng tiến độ thực hiện, tăng cường các biệm pháp để hoàn chỉnh các tài sản đảm bảo đi kèm theo hợp đồng bảo lãnh.

Tóm lại, việc áp dụng các kiến nghị nêu trên cần phải kết hợp với đồng bộ các giải pháp, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có thể ưu tiên áp dụng các kiến nghị một cách linh hoạt. Tuy nhiên việc xây dựng chính sách bảo lãnh phù hợp trong từng thời kỳ cần được ưu tiên, kế đó là công tác tổ chức đào tạo cán bộ.

KẾT LUẬN

Trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá như hiện nay, với chính sách mở cửa hội nhập quốc tế và khu vực, các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng của nước ta với các nước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng và phát triển. Trong bối cảnh đó, Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, nhưng lại đem lại lợi ích to lớn cho các bên có liên quan. Bảo lãnh ngân hàng giúp đem lại sự bảo đảm chắc chắn cho bên nhận bảo lãnh rằng ngân hàng sẽ hoàn trả cho bên nhận bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng và giúp bên được bảo lãnh thực hiện được hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, đây cũng là một loại hình dịch vụ bị cạnh tranh rất lớn đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Việc tìm kiếm giải pháp mở rộng thị phần hoạt động bảo lãnh ngân hàng và tạo hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng đang trở thành một yêu cầu cấp thiết. Với mong muốn góp phần vào công tác nghiên cứu mở rộng quan hệ bảo lãnh chuyên đề đã đạt được những kết quả sau:

- Nghiên cứu một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng, tìm hiểu những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh; đánh giá những thuận lợi và khó khăn những thành công, hạn chế; các nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động bảo lãnh.

- Đánh giá những thành tựu và hạn chế của Luật tổ các TCTD về những quy định về bảo lãnh ngân hàng và các vấn đề pháp lý có liên quan. Từ đó đưa ra những kiến nghị khắc phục những điểm hạn chế để hướng tới sự phù hợp với các quy định về bảo lãnh trong thông lệ quốc tế.

- Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN đối với NHTM từ đó đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm đưa những hoạt động của NHTM được ổn định và tránh những rủi ro không cần thiết.

- Đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNNo & PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội theo hướng đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, cũng như đảm bảo cho Ngân hàng vừa tránh được rủi ro

vừa đạt được yêu cầu về lợi nhuận, tăng cường tính cạnh tranh cũng như củng cố uy tín của Ngân hàng trên thị trường là mục tiêu thường xuyên suốt của chuyên đề.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, chuyên đề đã đề xuất các giải pháp cụ thể đối với NHNNo & PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội nhằm tạo điều kiện mở rộng thị phần trong hoạt động bảo lãnh. Việc mở rộng thị phần bảo lãnh ngân hàng quan trọng không chỉ đối với sự nghiệp phát triển NHNNo & PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội nói chung mà với cả hệ thống NHVN nói chung và sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước góp phần thúc đẩy hoạt tài chính - ngân hàng Việt nam ngày càng phát triển đưa đất nước ngày càng hội nhập sâu với khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 66 - 71)