II. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng.
60 [[] Khoản 4 Điều 92 của Bộ Luật Dân sự năm 2005.
3.3. Năng cao chất lượng thẩm định.
Dự báo xu hướng quy mô bảo lãnh của ngân hàng tiếp tục gia tăng trong các năm tới, có nhiều ngành nghề, kinh tế đa dạng và phức tạp nên trình độ thẩm định dự án là một thách thức lớn đối với ngân hàng. Trong khi đó chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và chưa có nhiều kinh nghiệm về bảo lãnh nên nhìn chung lực lượng cán bộ về bảo lãnh vẫn chưa đủ năng lực thẩm định các dự án. Để nâng cao chất lượng thẩm định thì đòi hỏi cần phải phát huy hoạt động của tổ chức thẩm định tại ngân hàng. Người thẩm định dự án cần phải biết kết hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu, đảm bảo tính chính xác về nguồn thông tin nhận được, sau đó xử lý các thông tin đó để phân tích, đánh giá và quyết định đồng ý hay từ chối bảo lãnh.
Trong quá trình thẩm định, các điều kiện quan trọng về doanh nghiệp mà cán bộ ngân hàng cần phải xem xét, kiểm tra và đánh giá đúng đó là:
- Tư cách pháp nhân.
- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. - Khả năng quản lý điều hành của doanh nghiệp. - Khả năng về tài chính, tài sản thế chấp.
- Hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh.
Từ đó, cán bộ thẩm định có thể đặt ra và lường trước được các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong suốt thời gian bảo lãnh, kết hợp với phòng quản lý rủi ro có những giải pháp kịp thời để hạn chế được tối đa thiệt hại cho các bên. Bên cạnh đó thì nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau vì vậy cán bộ ngân hàng cần phải thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn khác để nâng cao chất lượng, đảm bảo tính kinh tế cũng như pháp lý của quá trình thẩm định.