II. Tình hình hoạt động của Chi Nhánh Tây Hà Nội trong những năm gần đây 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam Chi Nhánh
44 ]Các Điều 99 đến Điều 126 của Bộ Luật Tố tụng dân sự
kiện vụ án dân sự. Trong thực tế có nhiều trường hợp đương sự chỉ muốn yêu cầu toà án áp dụng ngay một biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình mà không muốn khởi kiện bởi họ không có tranh chấp hoặc có tranh chấp nhưng tranh chấp đó đã được giải quyết sau khi toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần thiết. Với quy định như hiện nay trong Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 thì vô hình chung đã buộc đương sự phải khởi kiện vụ án dân sự ngay cả khi họ không muốn. Kế tiếp, thủ tục ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 117 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 cũng còn bất cập. Thời hạn để thẩm phán ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là ba ngày hoặc 48 giờ tùy từng trường hợp cụ thể vẫn là quá dài, không đáp ứng được tính khẩn cấp. Bởi đối với những biện pháp phong tỏa về tài khoản, tài sản thì đương sự có khả năng bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này chỉ cần một thời gian rất ngắn để rút tiền hoặc tẩu tán tài sản.
Về những quy định về định giá tài sản trong Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 vẫn còn nhiều bất cập gây khó khăn cho các bên tham gia vào quá trình tố tụng. Ví dụ theo quy định tại khoản 2 Điều 92 của Bộ Luật Tố tụng dân sự : “ …Trong trường hợp cần thiết, đại diện ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá”. Việc áp dụng quy định này trong thực tế các Tòa án băn khoăn do không xác định được thế nào là “trường hợp cần thiết”. Vì vậy, có vụ án Tòa án mời ủy ban, có vụ án Tòa án không mời ủy ban. Điều này còn liên quan đến việc xác định tính hợp pháp của biên bản định giá khi đánh giá chứng cứ là biên bản định giá. Nếu không có chữ ký của đại diện ủy ban nhân dân trong biên bản định giá có bị coi là vi phạm thủ tục thu thập chứng cứ không? Vấn đề đặt ra, khi nào thì đại diện uỷ ban xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá tài sản? Bên cạnh đó, trường hợp tài sản chung được định giá cùng một thời điểm nhưng ở hai trung tâm định giá khác nhau, có giá khác nhau thì kết quả của trung tâm nào làm căn cứ xét xử. Trong trường hợp đương sự có khiếu nại về kết quả định giá của Hội đồng định giá thì Tòa án có buộc phải tiến hành định giá lại không? Nếu khi tiến hành định giá lại thì vẫn Hội đồng định giá đó tiến hành định giá hay phải thành lập Hội đồng định giá khác và Hội đồng định giá khác được thành lập ở cấp nào?
2.6. Một số vấn đề khác.
(1) Về quyền khởi kiện : Theo quy định tại Điều 56 của Luật các TCTD thì “khách hàng vay có quyền khiếu nại, khởi kiện việc từ chối cho vay không có căn cứ
và các vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật”, là chưa thực sự hợp lý, vì hợp đồng tín dụng là sự thoả thuận tự nguyện chỉ được hình thành khi khách hàng được ngân hàng tín nhiệm. Mặt khác, việc quy định như trên chỉ nhìn chung chỉ có thể thực hiện được theo lý thuyết, trên thực tế việc khách hàng khởi kiện việc từ chối cho vay “không có căn cứ” là rất khó thực hiện.
(2). Vấn đề về lãi xuất : Theo quy định tại Điều 476 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì “ lãi suất do các bên thoả thuận nhưng không vượt quá 150% lãi xuất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng. Trong trường hợp các bên thoả thuận về việc lãi phải trả, nhưng không xác định rõ lãi xuất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi xuất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”. Do đó không thực sự phù hợp khi áp dụng đối với các tổ chức tín dụng vì :
- Hoạt động của ngân hàng là hoạt động đặc thù nên được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành. Do đó lãi xuất cho vay của các TCTD được xác định theo pháp luật chuyên ngành[45].
- Hiện nay pháp luật không quy định hạn chế lãi xuất tiền gửi của các tổ chức và cá nhân trong ngân hàng, nên lãi xuất tiền gửi được xác định trên nhu cầu huy động vốn, chính sách khách hàng, chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng và mặt bằng lãi suất tiền gửi trên thị trường. Do đó, nếu pháp luật hiện hành không quy định lãi suất tiền gửi mà Bộ Luật Dân sự năm 2005 lại hạn chế đối với lãi xuất cho vay đối với dịch vụ tín dụng ngân hàng sẽ làm cho ngân hàng có thể thua lỗ do lãi suất cho vay bằng hoặc thấp hơn lãi suất huy động vốn. Do vậy, việc các ngân hàng bị hạn chế lại suất cho vay mà không quy định lãiysuất trần hay lãi suất sàn đối với lãi suất tiền gửi là chưa thực sự hợp lý[46].
Vấn đề về lãi suất ngân hàng theo dự thảo Luật các tổ chức tín dụng ngày 15/4/ 2009 quy định : “ Tổ chức tín dụng được quyền ấn định lãi suất huy động vốn trong hoạt động kinh doanh … tổ chức tín dụng và khách hàng có thể thoả thuận về lãi suất trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng … Trong trường hợp cần thiết, để đảm bảo an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các tổ
45[[ ] Nguyễn Phương Linh – Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, “ Cần sửa đổi quy định lãi suất trong Bộ Luật Dân sự năm 2005”, Tạp chí Ngân hàng số 23/2006. Luật Dân sự năm 2005”, Tạp chí Ngân hàng số 23/2006.
46[[] Nguyễn Phương Linh – Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, “ Cần sửa đổi lãi suất trong Bộ Luật Dân sự năm 2005”, Tạp chí Ngân hàng số 23/2006. năm 2005”, Tạp chí Ngân hàng số 23/2006.
chức tín dụng” [47]. Quy định này vê cơ bản phù hợp với đường lối chính sách của Đảng tại báo cáo của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2006 – 2010 : “ Thực hiện chính sách lãi suất thoả thuận theo nguyên tắc thị trường” [48]. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần phải xác định rõ trong hoàn cảnh như thế nào được coi là “ trường hợp cần thiết”, và các nguyên tắc xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng cần được quy định một cách rõ ràng, tránh sự lạm dụng kẽ hở để bóp méo thị trường, cản trở hoạt động của các TCTD.
(3). Vấn đề về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng : theo quy định của Luật các TCTD thì “ các tổ chức hoạt động ngân hàng được hợp tác và cạnh tranh hợp pháp … Nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp, gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và lợi ích của các bên” [49], ngoài ra luật còn quy định những hành vi cạnh tranh bất hợp pháp. Tuy nhiên cho đến nay, những văn bản hướng dẫn về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng mới chỉ đưa ra được danh sách các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp nhưng chưa cụ thể và chưa đưa ra được các nguyên tắc chủ yếu để xác định một hành vi cạnh tranh là lành mạnh hay không lành mạnh.
Ví dụ tại Công văn số 339/NHNN – CSTT ra ngày 07/4/2004 của Ngân hàng Nhà nước đã xác định mốt số hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau [50] :
- Điều chỉnh tỉ lệ lãi suất để thu hút tiền gửi gây thiệt hại hoặc có tính lạm dụng hình thức này.
- Thực hiện cạnh tranh bằng cách cho khách hàng vay không theo quy trình và điều kiện cho vay chuẩn.