Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 33 - 37)

II. Tình hình hoạt động của Chi Nhánh Tây Hà Nội trong những năm gần đây 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam Chi Nhánh

2.Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội.

Nam Chi nhánh Tây Hà Nội.

2.1. Các hình thức bảo lãnh tại ngân hàng.

Bảo lãnh là một nghiệp vụ mới tại Việt Nam các quy định về nghiệp vụ được ban hành và sửa đổi, nhiều lần.Đánh dấu là sự ra đời Quyết định số 283/2000/QĐ- NHNN 14, Quyết định này đã thay thế một loạt các văn bản pháp quy khác như QĐ số 23/QĐ - NH14 ngày 21/2/1994 về việc "Ban hành qui chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài", QĐ số 196/QĐ-NH14 ngày 16/9/1994 về việc "Ban hành quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các Ngân hàng". Trên cơ sở đó để các chi nhánh trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam thực hiện một cách thống nhất và có hiệu quả, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện như

: ,Quyết định số 09/QĐ-HĐQT-05 ngày 18 tháng 01 năm 2001 quyết định về ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quyết định số 398/QĐ /HĐQT-TD ngày 02 tháng 5 năm 2007 quy định về “ bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”; Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT –TDHo ngày 03 tháng12 năm 2007 của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam quy định về “ Thực hiện các biệm pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam”; Văn bản số 3894/NHNo-TDHo ngày 23/9/2008 về việc hướng dẫn quy trình sử lý tài sản bảo đảm, Công văn số 6067/NHNo –TDDN về việc sửa đổi bổ sung hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM theo Quyết định số 14/2009/QD-TTg. Căn cứ vào các văn bản nêu trên thì NHNo & PTNTChi nhánh Tây Hà Nội thực hiện các loại bảo lãnh :

1) Bảo lãnh vay vốn

+Bảo lãnh vay vốn trong nước +Bảo lãnh vay vốn nước ngoài 2) Bảo lãnh thanh toán

3) Bảo lãnh dự thầu

4) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

5) Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm 6) Bảo lãnh hoàn thanh toán

7) Các loại bảo lãnh khác

2.2. Đối tượng áp dụng.

Căn cứ vào Điều 3 của quy định về bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo quyết định 398/QĐ-HĐQT-TD ngày 02 tháng 5 năm 2007 thì NHNo&PTNT Việt nam thực hiện bảo lãnh cho các đối tượng sau :

a. Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam: Doanh nghiệp nhà nước.

Công ty cổ phần. Công ty TNHH. Công ty hợp danh.

Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể.

b. Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo LCTCTD

c. Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu các dự án đầu tư tại Việt Nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam.

2.3. Điều kiện bảo lãnh.

Theo Điều 8 quy định bảo lãnh ngân hàng ban hành theo Quyết định 398/QĐ- HĐQT-TD ngày 02 tháng 5 năm 2007 thì NHNo & PTNT Việt Nam xem xét và quyết định bảo lãnh khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

Có trụ sở làm việc hợp pháp (đổi với pháp nhân, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân) hoặc hộ khẩu thường trú (đối với hộ kinh doanh cá thể) cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam đóng trụ sở. Các trường hợp khác phải được sự đồng ý của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam bằng văn bản.

Có dự án đầu tư hoặc phương án kinh doanh phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và có hiệu quả khả thi đề nghị bảo lãnh.

Đổi với bảo lãnh hối phiểu, lệnh phiếu, khách hàng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật về thương phiếu.

Đối với bảo lãnh vay vốn nước ngoài, khách hàng phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thương phiếu.

Đối với bảo lãnh vay vốn nước ngoài, khách hàng phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý vay và trả nợ nước ngoài.

Theo các điều kiện trên thì khách hàng đảm bảo các điều kiện chủ yếu 1, 2, 3 có thể được ngân hàng xem xét và quyết định bảo lãnh. Đối với các trường hợp thực hiện yêu cầu bảo lãnh theo ủy quyền :

- Đối với các công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh v.v thì ngân hàng yêu cầu cần phải có biên bản chấp nhận ủy quyền của đại cổ đông.

- Đối với cá nhân tùy từng trường hợp và mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với cá nhân có yêu cầu bảo lãnh ủy quyền cho người khác thực hiện bảo lãnh ngân hàng có những yêu cầu cụ thể. Tuy nhiên các yêu cầu đối với người được ủy quyền như : có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đủ thì người được ủy quyền phải đáp ứng được. Việc ủy quyền giữa người ủy quyền và người được ủy quyền phải được làm bằng văn bản và nêu rõ phạm vi ủy quyền. Khi tiếp nhận trường hợp ủy quyền đối với cá nhân thì các nhân viên tại ngân hường thường yêu cầu người được ủy quyền xuất trình những chứng cứ ( như chứng minh thư, văn bản ủy quyền) đảm bảo cho việc ủy quyền là chính xác, sự hợp pháp của giao dịch.

Những trường hợp bị từ chối bảo lãnh gồm:

i)Phương án kinh doanh không khả thi, dẫn đến có nguy cơ cao ngân hàng phải thanh toán thay.

ii)Hàng hoá hoặc dịch vụ cung cấp không phù hợp với pháp luật và các quy định của chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

iii)Tài sản đảm bảo không đủ giá trị hoặc tính pháp lý để đảm bảo cho khoản bảo lãnh.

Tài sản đảm bảo không đủ giá trị ở đây được hiểu là giá trị tài sản của chủ thể yêu cầu bảo lãnh tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo lãnh nhỏ hơn tổng giá trị yêu cầu bảo lãnh. Tài sản đảm bảo không đủ tính pháp lý để đảm bảo cho khoản bảo lãnh được hiểu là các tài sản phải đáp ứng đủ các điều kiện sau :

+ Thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, sử dụng của khách hàng : tức khách hang phải xuất trình được Giấy chứng nhận sở hữu, quyền quản lý tài sản. Trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất thì khách hàng phải xuất trình được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Thuộc loại tài sản được phép giao dịch : tức là các loại tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh.

+ Không tranh chấp tại thời điểm ký kết hợp đồng đảm bảo : tức loại tài sản mà khách hàng dùng làm tài sản đảm bảo cho ngân hàng tại thời điểm ký kết hợp đồng không trong tình trạng tranh chấp giữa các bên. Để đảm bảo cho điều kiện này

thì chi nhánh[36] ngân hàng thường yêu cầu khách hàng làm bản cam kết bằng văn bản về việc tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý tài sản đó và chụi trách nhiệm trước pháp luật với những cam kết của mình.

+ Phải mua bảo hiểm nếu pháp luật có quy định : Đối với các tài sản mà pháp luật có yêu cầu mua bảo hiểm thì trong quá trình hoạt động của mình chi nhánh thường yêu cầu khách hàng xuất trình Hợp đồng mua bảo hiểm trong thời hạn bảo lãnh. Đồng thời để đảm bảo an toàn vốn, chi nhánh yêu cầu khách hàng chuyển tên người hưởng thụ trong Hợp đồng bảo hiểm là NHNo trong trườn hợp có rủi do hoặc buộc khách hàng cam kết bằng văn bản về việc chuyển toàn bộ số tiền được đền bù theo Hợp đồng bảo hiểm để thanh toán nợ gốc, lãi, và các chi phí khách tại NHNo.

Tuy nhiên trên thực tế hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh, nhiều trường hợp khách hàng có yêu cầu bảo lãnh không đáp ứng được những yêu cầu mà NHNo đưa ra. Đặc biệt là các Doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình do có nguồn vốn đầu tư ích, do đó giá trị tài sản đảm bảo thực hiện bảo lãnh thường không đáp ứng được. Trong một số trường hợp cá biệt nhằm đạt được mục đích vay vốn của mình, khách hàng đã dấu những thông tin về tranh chấp tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng định đoạt của mình đã làm văn bản cam kết tài sản không có tranh chấp sau thời gian giải ngân, chi nhánh phát hiện tài sản đảm bảo cho nghiệp vụ của mình đã có tranh chấp trước khi ký Hợp đồng đảm bảo do đó dẫn đến rủi do về tài sản cũng như về mặt pháp lý cho chi nhánh.

2.4. Tài sản đảm bảo cho bảo lãnh.

Tài sản đảm bảo cho bảo lãnh được quy định tại Điều 22 Quy định bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-HĐQT-TD ngày 02 tháng 5 năm 2007 của NHNo & PTNT Việt Nam thì các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh bao gồm ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam.

Các tài sản dùng cho bảo lãnh thường là các tài sản là động sản và bất động sản, tuy nhiên các tài sản này phải đảm bảo không thuộc vào các loại tài sản bị từ

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 33 - 37)