Nhận xét tình hình thực hiện nghiệpvụ bảo lãnh tại NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 41 - 46)

II. Tình hình hoạt động của Chi Nhánh Tây Hà Nội trong những năm gần đây 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam Chi Nhánh

2.6.Nhận xét tình hình thực hiện nghiệpvụ bảo lãnh tại NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội.

36 [[] Chi nhán hở đây được hiểu là Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn chi nhánh Tây Hà Nộ

2.6.Nhận xét tình hình thực hiện nghiệpvụ bảo lãnh tại NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội.

Chi nhánh Tây Hà Nội.

2.6.1. Kết quả đạt được trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.

Nghiệp vụ bảo lãnh là một trong các nghiệp vụ tín dụng được quy định về quy trình, điều kiện thực hiện trong Sổ tay tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh thực hiện hầu hết các loại hình bảo lãnh khi khách hàng yêu cầu, với các điều kiện bảo lãnh mà ngân hàng có thể chấp nhận được. Doanh nghiệp tham gia bảo lãnh ngày càng nhiều và chất lượng bảo lãnh cũng được đảm bảo.

Bảng 5. Qui mô bảo lãnh tại ngân hàng. Đơn vị tính : Triệu đồng, % Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Doanh số bảo lãnh 124.378 215.02 620.021 682.023 Dư nợ bảo lãnh 156.742 262.911 253.000 278.300 Số món bảo lãnh 236 382 482 530

( Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm 2006 – 2009 của Chi Nhánh)

Nhờ có được một số lượng không nhỏ khách hàng truyền thống, kết quả hoạt động bảo lãnh ở Ngân hàng trong 4 năm qua tương đối cao. Năm 2006 Ngân hàng thực hiện được 236 món bảo lãnh với tổng giá trị 124.378 triệu đồng, Đến năm 2007, doanh số bảo lãnh là 215.021 triệu đồng, tăng gấp 1,78 lần so năm 2006. Đặc biệt sang đến năm 2008 do có rất nhiều đơn vị mở L/C thanh toán qua Ngân hàng, cộng với việc chi nhánh bảo lãnh cho một số công trình lớn,vì vậy doanh số bảo lãnh tăng rất nhanh, đạt 620.021 triệu đồng, tăng gấp 2,88 lần so với cùng kỳ năm trước. Sang tới năm 2009 doanh số bảo lãnh vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm lại; đạt 682.023 triệu đồng, tăng gấp 1,1 lần so với năm 2008.

Ngân hàng ngày càng có uy tín và thu hút được nhiều khách hàng với những món bảo lãnh lớn. Ngân hàng đạt được như vậy là nhờ có sự cố gắng nỗ lực của mọi bộ phận trong chi nhánh nhằm đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh, hợp lý đến mức tối đa mức phí bảo lãnh, giữ gìn tốt mối quan hệ với khách hàng cũ cũng như khai thác được nhu cầu bảo lãnh của các khách hàng mới tại Ngân hàng bảo lãnh được phân chia và quản lý theo 2 loại hình: bảo lãnh trong nước và bảo lãnh mở L/C kết cấu từ trong của 2 loại bảo lãnh này cụ thể như sau:

Bảng 6. Bảng cơ cấu bảo lãnh tại chi nhánh.

Đơn vị tính : Triệu đồng, %

Năm Tổng doanh số Bảo lãnh trong

nước Bảo lãnh mở tín dụng Số món Số tiền Số món Số tiền Tỷ trọng Số món Số tiền Tỷ trọng 2006 236 124.378 150 677.86 54,5% 56 56.592 45,5% 2007 382 215.021 300 168.16 78,2% 82 46.875 21,8% 2008 482 620.021 301 496.02 85% 181 124 15% 2009 530 682.023 310 545.62 80% 220 136.11 20%

( Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm 2006 – 2009 của Chi Nhánh)

Mặc dù năm 2006 số lượng các món bảo lãnh tương đối cao 236 món trong đó có150 món bảo lãnh trong nước. Năm 2007 số lượng các món bảo lãnh tăng 146 món so với năm 2006. Trong đó số món bảo lãnh trong nước tăng 150 món năm 2007 gấp 2 lần), tuy nhiên số món bảo lãnh mở L/C lại giảm đi 4 món. Đồng thời giá rị mỗi món cũng giảm đi sang đến năm 2008 thì số lượng món bảo lãnh cả trong nước và L/ C đều tăng lên một cách đáng kể, bảo lãnh trong nước là 301 món và bảo lãnh mở L/ C là 181 món. Mặc dù là doanh số bảo lãnh tăng do có thêm nhiều đơn vị mở L/C thanh toán qua Ngân hàng, nhưng số dư bảo lãnh lại giảm so với cùng kỳ năm trước do chi nhánh đã tiến hành phân tích tình hình tài chính của khách hàng kỹ hơn từ đó chọn lọc khách hàng tốt, còn những đơn vị khách hàng có tình hình tài chính không lành mạnh, sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Thì đều không được Ngân hàng bảo lãnh. Tiếp tục mục tiêu đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh, trong năm 2009 doanh số về bảo lãnh tiếp tục tăng lên, số món bảo lãnh cũng tăng lên đến 530 món, trong đó có 310 món là bảo lãnh trong nước và 220 món L/C. Trong năm này các món mở L/C có thời hạn bảo lãnh dài hơn.

2.6.2.Đánh giá kết quả đạt được trong thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh. 2.6.2.1. Những thành tựu đạt được.

Sở dĩ NHNo & PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội đã đạt được những kết quả trên là do:

- Việc thực hiện bảo lãnh được tiến hành nhanh chóng, chính xác, kịp thời tạo điều kiện cho khách hàng trúng thầu thi công nhiều công trình lớn. Bên cạnh công tác ổn định tổ chức mọi hoạt động kinh doanh vào nề nếp, chi nhánh thường xuyên thực hiện công tác chấn chỉnh các mặt hoạt động chuyên môn, đặc biệt tăng cường thẩm định, kiểm tra giám sát chặt chẽ bảo đảm an toàn nâng cấp chất lượng tín dụng, thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước và của ngành nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

- Cơ cấu bảo lãnh phát triển vững chắc theo hướng đa dạng hoá nghiệp vụ. Bên cạnh đó thì Ngân hàng luôn luôn thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết của mình trong bảo lãnh. Vì vậy đã tạo được niềm tin vững chắc đối với khách hàng trong và ngoài nước, củng cố uy tín trong hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao vị thế của Ngân hàng trên thị trường cạnh tranh.

- Ngân hàng luôn quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và ban lãnh đạo NHNo & PTNT Việt Nam vận dụng một cách chính xác, các qui định về bảo lãnh của NHNo &PTNT Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời Ngân hàng luôn biết cách khai thác và vận dụng phù hợp các qui định đó trên địa bàn hoạt động của mình, luôn có chính sách để củng cố quan hệ khách hàng truyền thống.

2.6.2.2. Những mặt còn hạn chế trong thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.

Bên cạnh những thành tựu, thì hoạt động bảo lãnh tại NHNo & PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội vẫn còn những hạn chế cần phải được khắc phục, để có hiệu quả cao hơn. Cụ thể là :

- Hoạt động bảo lãnh trong nước vẫn chưa thể đáp ứng được tối đa nhu cầu của các doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã trong nền kinh tế.

- Sự mất cân đối trong các loại hình bảo lãnh, các hình thức bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tiền ứng trước phát triển khá mạnh so với các hình thức bảo lãnh khác như: bảo lãnh thanh toán....mà những hình thức bảo lãnh này có thể đặt ngân hàng vào tình trạng rủi ro nhiều hơn do giá trị hợp đồng lớn và hợp đồng này thường kéo dài. Các hình thức như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh chất lượng sản phẩm... mặc dù đã được ngân hàng chú ý phát triển nhưng vẫn còn chưa nhiều, doanh số còn chưa cao.

- Còn nhiều vướng mắc liên quan đến tài sản đảm bảo trong khi xác định hạn mức bảo lãnh cho khách hàng. Điều này xuất phát từ sự không thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật và trong quá trình thực hiện của cơ quan công chứng, cơ quan đăng ký tài sản đảm bảo.

- Hiện nay, ngân hàng chưa có chuẩn mực để xác định hạn mức mà việc xác định hạn mức chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng. Điều này cho thấy sự yếu kém trong việc lượng hóa các chỉ tiêu quan trọng, đánh giá nhu cầu và khả năng của khách hàng.

- Việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối ứng còn nhiều lúng túng. Đặc biệt là soạn thảo thư bảo lãnh cũng như thỏa thuận cách giải quyết tranh chấp liên quan đến bảo lãnh đối ứng.

- Công tác thẩm định, kiểm tra, quản lý tài sản nợ vẫn còn thiếu sót. Theo thống kê của ban kiểm toán nội bộ thì chất lượng của công tác thẩm định đạt 85% so với thực tế.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vấn đề còn tồn đọng trong nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh là do :

- Có rất nhiều các văn bản do NHNN và các NHNo & PTNT Việt Nam quy định về nghiệp vụ bảo lãnh nhưng mà vẫn không đầy đủ, đồng bộ và hay thay đổi làm cho quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nếu mà ngân hàng thực hiện đúng quy trình và quy định đó thì hầu hết các doanh nghiệp đều không có đủ điều kiện để được hưởng dịch vụ bảo lãnh, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó, thì các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản, các thủ tục giải quyết các tranh chấp, phát mại tài sản... chưa đầy đủ, còn nhiều vướng mắc gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thực hiện bảo lãnh cũng như thu lại các khoản bồi hoàn nếu rủi ro xảy ra.

- Hoạt động trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng, đặc biệt là ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài và ngân hàng ngoại thương là những ngân hàng có nhiều điều kiện thuận lợi và kinh nghiệm cũng như uy tín cao trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Vì vậy ngân hàng luôn phải đối đầu và mất đi phần nào thị phần hoạt động bảo lãnh trên thị trường và làm hạn chế sự tăng trưởng phát triển nghiệp vụ này của ngân hàng. Do đó đã hạn chế các đối tượng khách hàng này sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 41 - 46)