II. Tình hình hoạt động của Chi Nhánh Tây Hà Nội trong những năm gần đây 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam Chi Nhánh
36 [[] Chi nhán hở đây được hiểu là Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn chi nhánh Tây Hà Nộ
2.5. Quy trình nghiệpvụ bảo lãnh tại ngân hàng.
Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh được thực hiện theo Quyết định 398/QĐ-HĐQT-TD ngày 02 tháng 5 năm 2007 của NHNo&PTNT Việt Nam theo đó thì quy trình bảp lãnh được tóm tắt bằng sơ đồ sau :
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh. Thẩm định Trình Trình Giám đốc chi nhánh Nơi phát hành bảo lãnh Ký hợp đồng bảo lãnh Đồng ý nếu thuộc thẩm quyền
Từ chối phát hành bảo lãnh
Không đủ
Không đồng ý điều kiện
Sơ đồ 2. Sơ đồ nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.
Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ bảo lãnh: Doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã có yêu cầu bảo lãnh phải làm hồ sơ bảo lãnh theo mẫu của ngân hàng. Hồ sơ bảo lãnh tín dụng bao gồm : hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản bảo lãnh ( gồm : giấy đề nghị bảo lãnh, các giấy tờ có liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh), hồ sơ đảm bảo cho khoản bảo lãnh.
Bước 2. Thẩm định hồ sơ bảo lãnh : Cán bộ tín dụng phải kiểm tra hồ sơ và mục đích xin bảo lãnh, phân tích thẩm định khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh được đề nghị bảo lãnh cùng biện pháp bảo đảm cho khoản bảo lãnh. Sau đó lập báo cáo thẩm định bảo lãnh đề nghị Trưởng phòng tín dụng phê duyệt. Trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tính đầy đủ và hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách hàng, tính trung thực và chính xác của báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng trình, ghi rõ ý kiển của mình về việc đồng ý hay không đồng ý với đề xuất của cán bộ tín dụng để trình Giám đốc. Trường hợp cần thiết thì có thể trực tiếp thẩm định lại đề nghị bảo lãnh.
Bước 3. Trình Giám đốc xem xét hồ sơ và báo cáo thẩm định của phòng tín dụng để quyết định duyệt, duyệt có điều kiện hay từ chối bảo lãnh. Nếu là trường hợp vượt phạm vi phán quyết thì lập tờ trình, ghi rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý bảo lãnh và chuyển toàn bộ hồ sơ lên cấp trên trực tiếp xem xét giải quyết.
Nếu đồng ý bảo lãnh thì Giám đốc quyết định nội dung và ký cam kết bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng đảm bảo, hợp đồng tín dụng trong phạm vi phán quyết.
Bước 4. Ký hợp đồng bảo lãnh : Hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng độc lập với hợp đồng thương mại giữa khách hàng và ngân hàng thể hiện ràng buộc tài chính giữa ngân hàng và bên thứ ba. Nội dung chính của hợp đồng được lập theo đúng quy định của pháp luật bao gồm:
- Tên, địa chỉ của ngân hàng bảo lãnh và khách hàng. - Số tiền bảo lãnh của ngân hàng.
- Thời hạn bảo lãnh của ngân hàng.
- Các điều khoản vi phạm hợp đồng thương mại dẫn đến nghĩa vụ phải chi trả của ngân hàng.
- Các tài liệu cần thiết mà bên thứ ba cần có để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh.
Bước 5. Phát hành bảo lãnh ngân hàng : Ngân hàng có thể phát hành bảo lãnh dưới các hình thức như: thư bảo lãnh, mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhận nợ. Lựa chọn hình thức nào tùy thuộc vào bên thụ hưởng. Để hạn chế rủi ro bên thụ hưởng có thể yêu cầu đích danh ngân hàng bảo lãnh và hình thức bảo lãnh.