Đặc điểm công tác kiểm toán tại công ty

Một phần của tài liệu Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)” (Trang 34 - 40)

Kế toán trưởng

2.1.3. Đặc điểm công tác kiểm toán tại công ty

2.1.3.1. Các dịch vụ cung cấp

Dịch vụ mà công ty cung cấp bao gồm:Dịch vụ kiểm toán; Dịch vụ Kế toán; Dịch vụ Tư vấn; Dịch vụ xác định giá trị Doanh nghiệp và Tư vấn cổ phần hóa; Dịch vụ Đào tạo và Hỗ trợ tuyển dụng

2.1.3.2. Khách hàng của Công ty

Trải qua 16 năm hoạt động, AASC đã có hàng nghìn khách hàng hoạt động trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế gồm: Các doanh nghiệp Nhà nước; Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Công ty TNHH Ohara Plastic Việt Nam, Công ty Vinaconex, Công ty TOYOTA-TC Hà Nội…); Dự án (Các dự án tài trợ bởi các tổ chức quốc tế như WB,ADB…đó là Dự án Giao thông đường bộ Việt Nam, chương trình Dân số kế hoạch…); Các công trình xây dựng cơ bản (nhà máy thủy điện Hòa Bình, Công trình dây tải điện 500KW Bắc Nam, công trình xây dựng nhà máy thủy điện Trị An,…và nhiều công trình của chính phủ, Bộ quốc phòng, bộ công an…); Các đơn vị hành chính sự nghiệp như: Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cu Ba, Bệnh viện Sanh pôn…

2.1.3.3. Quy trình kiểm toán tại Công ty

a. Khảo sát và đánh giá khách hàng

Quy trình kiểm toán bắt đầu khi Công ty Kiểm toán AASC thu nhận một khách hàng. Đối với khách hàng truyền thống khi kết thúc cuộc kiểm toán năm trước, AASC thường bày tỏ nguyện vọng được tiếp tục kiểm toán vào năm sau. Do vậy AASC chỉ cần thu thập thêm một số thay đổi trong năm tài chính nếu có. Sau đó tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng.

Đối với khách hàng mới trước tiên cần thu thập thông tin sơ bộ về khách hàng (lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý, thực tế hoạt động,…) để đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng. Sau đó các trưởng phòng lựa chọn KTV phù hợp thực hiện công việc kiểm toán và thời gian thực hiện cuộc kiểm toán.

b. Kí hợp đồng cung cấp dịch vụ

Sau khi chấp nhận khách hàng cũng như xác định mục đích của khách hàng công ty sẽ ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với khách hàng. Trong hợp đồng công ty sẽ thoả thuận rõ quyền và nghĩa vụ của các bên.

c. Lập Kế hoạch kiểm toán và công tác kiểm toán

Trong giai đoạn này các KTV phải thực hiện các công việc là:

- Đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị: thu thập hiểu biết và mô tả chi tiết hệ thống KSNB trên GLV của mình, từ đó đánh giá xem hệ thống này có hoạt động và hoạt động có kết quả không. Đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để lập KHKT cho từng khoản mục

- Thực hiện thử nghiệm kiểm soát; - Lập bảng đánh giá hệ thống KSNB; - Xây dựng KHKT:

Lập KHKT chiến lược: Các bước công việc gồm: + Tình hình kinh doanh của khách hàng;

+ Xác định đến những vận động liên quan đến BCTC cũng như chế độ kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán, yêu cầu về lập BCTC và quyền hạn của công ty;

BCTC của đơn vị;

+ Đánh giá hệ thống KSNB;

+ Xác định mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán; + Xác định các nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia;

+ Dự kiến nhóm trưởng và thời gian tiến hành;

+ Giám đốc công ty duyệt và thông báo kế hoạch cho nhóm kiểm toán;

Căn cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt trưởng nhóm kiểm toán lập KHKT tổng quát và chương trình kiểm toán.

Lập Kế hoạch kiểm toán tổng thể:

+ Thông tin về hoạt động của khách hàng và những thay đổi trong năm kiểm toán; + Các điều khoản của hợp đồng cần nhấn mạnh: yêu cầu về thời gian, tiến độ thực hiện, BCKT, thư quản lý, phí kiểm toán;

+ Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của khách hàng;

+ Đánh giá rủi ro: đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng ở mức độ cao, thấp, trung bình và tóm tắt đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB của khách hàng;

+ Xác định mức trọng yếu: các chỉ tiêu được sử dụng để xác định mức trọng yếu là lợi nhuận trước thuế doanh thu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tổng tài sản của năm kiểm toán và của năm trước khi kiểm toán,…

+ Phương pháp kiểm toán đối với khoản mục; + Yêu cầu về nhân sự;

+ Các vận dụng khác (nếu có); + Tổng hợp KHKT tổng thể

Kết thúc giai đoạn lập KHKT tổng thể KTV sẽ phân loại chung về khách hàng: là khách hàng rất quan trọng, quan trọng hay bình thường.

Thiết kế công tác kiểm toán: công tác kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán do AASC thực hiện đều được thiết kế thành 3 phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm thực hiện số dư. Trong đó mỗi phần lại được chia nhỏ thành các khoản mục trên BCTC.

• Thực hiện thử nghiệm kiểm soát.

• Thực hiện thử nghiệm TTPT.

• Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết:

 Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết.

 Đánh gía kết quả kiểm tra chi tiết.

 Sử lý chênh lệch.

e. Hoàn tất công việc kiểm toán và phát hành BCKT và các thư quản lý.

Hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán, các KTV thực hiện các bước công việc cuối cùng và đưa ra ý kiến kiểm toán. Giai đoạn này gồm các bước công việc:

+ KTV soát xét lại hồ sơ kiểm toán trước khi rời Công ty khách hàng; + Tổng hợp toàn bộ công việc đã thực hiện;

+ Kiểm soát chất lượng kiểm toán qua ba cấp, lập bản dự thảo; + KTV gửi bản thảo đến khách hàng, họp thông báo kết quả kiểm toán; + Phát hành BCKT và Thư quản lý nếu khách hàng có yêu cầu.

Biểu 2.5 Sơ đồ quy trình kiểm toán tại AASC

2.1.3.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán

Để nâng cao chất lượng kiểm toán AASC đã thiết lập một quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán chặt chẽ. Tại AASC, công việc kiểm soát chất lượng kiểm toán

Khảo sát đánh giá khách hàng

Thỏa thuận cung cấp dịch vụ

Lập KHKT

Thực hiện KHKT

được soát xét theo ba cấp như sau:

Khi tiến hàng một cuộc kiểm toán, lãnh đạo phòng sẽ phân nhóm kiểm toán thực hiện cùng trưởng nhóm. Trưởng nhóm có trách nhiệm trực tiếp giám sát các công việc mà KTV thực hiện. Trưởng nhóm căn cứ vào năng lực, thế mạnh của từng KTV sẽ tiến hành phân công công việc cụ thể cho từng người . Trong và sau khi quá trình thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm phải giám sát rất chặt chẽ tiến độ thực hiện công việc, các thủ tục kiểm toán mà KTV áp dụng, cách ghi chép GLV của KTV đặc biệt là việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, trưởng nhóm tham gia thảo luận với các KTV khi có các vấn đề còn nghi vấn. Kết thúc quá trình kiểm toán, trưởng nhóm có trách nhiệm soát xét các tổng hợp công việc của KTV để đảm bảo tính chính xác của kết luận kiểm toán, sau đó chuyển Hồ sơ kiểm toán lên Lãnh đạo phòng. Lãnh đạo phòng có nhiệm vụ soát xét lại Hồ sơ kiểm toán trước khi trình lên Ban Giám đốc. Ban Giám đốc là người soát xét cuối cùng và quyết định việc phát hành BCKT.

Mẫu giấy soát xét xem phụ lục 2.1: MẪU GIẤY SOÁT XÉT

2.1.3.5. Tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán

Hệ thống hồ sơ kiểm toán tại Công ty Kiểm toán AASC tuân theo chuẩn mục kiểm toán Việt Nam (số 230) phân ra làm hai loại cơ bản là Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơ kiểm toán năm.

Hồ sơ kiểm toán chung bao gồm các thông tin:Các thông tin chung; Các tài liệu về pháp luật; Các tài liệu về thuế; Các tài liệu về nhân sự; Các tài liệu về Hợp đồng; Các thủ tục

Hồ sơ kiểm toán năm chứa đựng những thông tin về khách hàng liên quan tới cuộc kiểm toán của năm hiện tại. Gồm hai phần:

• Các vấn đề kiểm toán được đánh ký hiệu tham chiếu bằng số La Mã xem phụ lục 2.2

• Cácphần hành được đánh ký hiệu tham chiếu bằng chữ cái in hoa xem phụ lục 2.3

ơ

Quy định của AASC về giấy làm việc gồm một số nội dung sau:

Ban Giám đốc Lãnh đạo phòng Trưởng nhóm KTV

Quy tắc đánh tham chiếu

o Các trang tổng hợp, trang kết luận kiểm toán và trang chương trình kiểm toán được đánh tham chiếu: Ký hiệu của khoản mục – S – từ 1 đến… Ví dụ: CS1

o Các trang giấy làm việc được đánh tham chiếu: Ký hiệu tham chiếu của khoản mục từ 1 đến hết. Ví dụ: C1

o Các số liệu được chi tiết đến các trang sau sẽ được đánh tham chiếu đến trang chi tiết ở phía dưới bên phải.

o Các số liệu được tổng hợp trên các trang phía trước sẽ được đánh tham chiếu đến trang tổng hợp phía trên bên trái.

Các ký hiệu phổ biến

 Ag: khớp với số liệu trên BCĐKT, BCKQKD năm kiểm toán

 Ly: khớp với số liệu trên BCTC năm trước  : đã đối chiếu với chứng từ gốc hợp lệ  : kiểm tra cộng dồn đúng

 : kiểm tra cộng ngang đúng

Các ký hiệu này nên viết bằng màu mực khác với màu mực viết để tiện cho việc theo dõi.

Cách sắp xếp các trang giấy làm việc

 Xếp vào đúng khu vực đã được bố trí trong Hồ sơ kiểm toán

 Xếp theo đúng trình tự và số tham chiếu của từng trang giấy làm việc: - Trang tổng hợp.

- Trang kết luận kiểm toán. - Chương trình kiểm toán. - Các trang giấy làm việc cụ thể

Thực trạng áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán

Một phần của tài liệu Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)” (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w