Một số kiến nghị đối với Công ty TNHH dịch vụ Tư vấnTtài chính, Kế toán và Kiểm toán

Một phần của tài liệu Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)” (Trang 86 - 94)

- Bước ba: Phân tích kết quả và đưa ra nhận xét

TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

3.3.1 Một số kiến nghị đối với Công ty TNHH dịch vụ Tư vấnTtài chính, Kế toán và Kiểm toán

dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán

3.3.1 Một số kiến nghị đối với Công ty TNHH dịch vụ Tư vấnTtài chính, Kế toán và Kiểm toán và Kiểm toán

Sau khi nghiên cứu tìm hiểu từ lý luận đến thực tiễn quy trình và phương pháp vận dụng TTPT tại công ty AASC, từ những phân tích ưu nhược điểm của quá trình vận dụng TTPT em xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện việc thực hiện thủ tục này như sau:

3.3.1.1 Giai đoạn lập KHKT:

- KTV cần thu thập một cách đầy đủ, chi tiết các thông tin về môi trường kinh doanh cũng như các đối thủ cạnh tranh, lập biểu thông tin và đánh giá phân tích các thông tin đó (thu thập thông qua thông tin của ngành kinh doanh của khách hàng, qua phương tiện thông tin đại chúng và qua các bộ phận khác của khách hàng). Lập biểu thông tin bao gồm:

+ Tổng cầu đối với sản phẩm được sản xuất

+ Tình trạng cạnh tranh: có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, quy mô của chúng ra sao, sức mạnh của chúng như thế nào, liệu môi truờng cạnh tranh có quyết liệt, mức khó khăn như thế nào của doanh nghiệp trên thị trường, tình trạng sản phẩm của khách hàng trên thị trường, mức thỏa dụng của người tiêu dùng đối với sản phẩm của khách hàng…

+ Yêu cầu về thời gian

+ Yêu cầu về phương tiện vận tải + Yêu cầu về tiền vốn

Từ những thông tin trên KTV đưa ra những đánh giá về vị trí của khách hàng trong môi trường kinh doanh và những thuận lợi khó khăn, những rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải

- Ngoài việc phân tích các tỷ suất: tỷ suất thanh toán, tỷ suất khả năng sinh lợi, cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn KTV nên tiến hành phân tích các tỷ suất sau:

 Tỷ suất thanh toán: Ngoài tỷ suất thanh toán nhanh và thanh toán hiện hành KTV nên tiến hành phân tích tỷ suất thanh toán tức thời vì tỷ suất thanh toán tức thời cho KTV đánh giá được tính hợp lý của việc sử dụng vốn bằng tiền trong thanh toán. Điều đó không chỉ giúp KTV kiểm tra được khoản mục tiền mà còn đánh giá được tình trạng tài chính của khách hàng

Tỷ suất thanh

toán tức thời =

Vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn

 Các tỷ suất giúp KTV nhìn nhận rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp Hệ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản ngắn hạn = Tổng số nợ ngắn hạn Tổng tài sản ngắn hạn Hệ số thu hồi nợ =

Doanh thu thuần (giá vốn – bán hàng trả chậm) Tổng số các khoản nợ phải thu

Thời gian thu hồi nợ

bình quân (ngày) =

Thời gian của kỳ phân tích (ngày) Hệ số thu hồi nợ

Hệ số quay vòng hàng

tồn kho =

Doanh thu thuần (giá vốn hàng bán) Trị giá hàng bán tồn kho bình quân

Thời gian HTK bình quân

(ngày) =

Thời gian bình quân kỳ phân tích (ngày) Hệ số quay vòng HTK

Hệ số thanh toán lãi vay =

Lãi thuần từ hoạt động SXKD (trước thuế) + chi phí lãi vay Lãi vay phải trả

 Tỷ suất sinh lời: KTV nên tiến hành phân tích thêm tỷ xuất ROS nhằm mục đích có sự đánh giá toàn diện về khả năng sinh lời từ các nguồn lực của đơn vị

Tỷ suất sinh lời trên doanh

thu (ROS) =

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Doanh thu thuần

Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản suất

theo mặt hàng

Sản lượng thực tế trong giưới hạn kế hoạch

= X 100 Sản lượng kế hoạch

Dùng chỉ tiêu này để so sánh tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất mặt hàng giữa các thời kỳ và so sánh giữ các doanh nghiệp có cùng một đặc điểm sản xuất.

Hệ số sai hỏng theo giá

trị

Giá trị thiệt hại do sản phẩm hỏng =

Giá thành sản xuất của toàn bộ sản phẩm

Tuy công ty đã xây dựng việc thực hiện TTPT thành quy trình chuẩn, nhưng trong quá trình kiểm toán thực tế các KTV của AASC mới chỉ sử dụng phân tích hợp lý và phân tích xu hướng. Trong giai đoạn này TTPT chỉ thực hiện giữa số liệu của năm nay so với năm trước. việc phân tích này không giúp KTV hiểu được bản chất và tính hợp lý của các nghiệp vụ phát sinh.

Mặt khác, phân tích dọc thường chỉ áp dụng theo chuỗi thời gian mà không phân tích thông qua các đơn vị trong một ngành do đó nhiều khi KTV không thể đánh giá đúng thực trạng hoạt động của KH. Do vậy, đối với mỗi khách hàng, dù lớn hay nhỏ, tình hình kinh doanh phức tạp hay đơn giản, KTV cũng nên sử dụng triệt để các tỷ suất tài chính trong phân tích. Đồng thời, do mỗi lĩnh vực có những đặc điểm riêng nên công ty cũng cần xây dựng cho mình một hệ thống các tỷ xuất tài chính phù hợp với từng ngành,lĩnh vực kinh doanh, KTV có cơ sở và tạo nên một sự thống nhất trong công việc.

Biểu3.1 : Phân tích số liệu của đơn vị so với toàn ngành Chỉ

tiêu

Năm trước Năm nay

Đơn

vị ngành Chênh lệch Tỷ lệ

Đơn

vị ngành Chênh lệch Tỷ lệ (1) (2) (3) (4)=(2)-(3) (5)=(4)-(3) (6) (7) (8)=(6)-(7) (9)=(8)-(7)

- KTV nên tiến hành phân tích các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Phân tích Bảng lưu chuyển tiền tệ cho phép KTV trả lời được những vấn đề quan trọng liên quan đến tiền như:

 Liệu doanh nghiệp có đủ tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn cho nhà cung cấp và những chủ nợ khác mà không phải đi vay không?

 Doanh nghiệp có thể quản lí được các TK phải thu, bảng kiểm kê, ...  Doanh nghiệp có những khoản đầu tư hiệu quả cao không?

 Doanh nghiệp có thể tự tạo ra được dòng tiền tệ để tài trợ cho các khoản đầu tư cần thiết mà không phụ thuộc vào vốn từ bên ngoài không?

 Doanh nghiệp có đang thay đổi cơ cấu nợ không? Về cơ bản, bảng lưu chuyển tiền tệ giải thích sự vận động tiền tệ từ cân bằng tiền đầu kì đến mức cân bằng cuối kì (tiền tệ bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền như đầu tư ngắn hạn, các khoản đầu tư có độ thanh khoản cao, thông thường là các khoản đầu tư đáo hạn dưới ba tháng.

Mối liên hệ giữa dòng tiền và các hoạt động SXKD:

 Các TK phải thu và lưu chuyển tiền tệ: Sự thay đổi của các TK phải thu có thể là yếu tố quyết định đến dòng lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động SXKD của công ty. Theo phương pháp gián tiếp, doanh thu bán hàng tích luỹ thường gồm các khoản doanh thu không phát sinh tiền, nó tạo nên sự thay đổi trong cân bằng của các TK phải thu. Khi doanh thu được ghi nhận, TK phải thu tăng và khi tiền thu về, TK phải thu giảm. Chúng ta có thể đưa ra nguyên tắc sau: Khi có một sự giảm trong TK phải thu, lượng tiền thu từ khách hàng

luôn lớn hơn doanh thu tích luỹ, do vậy, số giảm phải được tính vào dòng tiền từ hoạt động SXKD. Khi có một sự tăng của TK phải thu, lượng tiền thu từ khách hàng luôn nhỏ hơn doanh thu tích luỹ, do vậy, số tăng phải ghi giảm trừ vào dòng tiền từ hoạt động SXKD.

 HTK và lưu chuyển tiền tệ: Sự thay đổi của HTK cũng là một yếu tố chính ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động SXKD của công ty. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh chi phí mua hàng trong thời kì, trong khi đó SFC phản ánh số tiền trả cho người cung cấp trong cùng kì. Chi phí này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn lượng tiền trả. Do hầu hết hàng hoá mua theo phương pháp mua chịu, để cân bằng chi phí mua hàng với số tiền trả cho nhà cung cấp đòi hỏi việc xem xét những thay đôỉ trong cả TK hàng hoá và TK phải trả. Cách đơn giản nhất để ghi nhận ảnh hưởng của những thay đổi HTK là khi mua hàng (lượng HTK tăng cuối cùng dẫn đến giảm lượng tiền và khi bán hàng dẫn đến giảm HTK và tăng lượng tiền. Tương tự, khi vay của nhà cung cấp dẫn đến tăng lượng tiền phải trả, tăng tiền và khi trả, giảm khoản phải trả, giảm tiền. Một sự tăng hoặc khoản phải trả phải được ghi giảm hoặc ghi thêm vào dòng lưu chuyển tiền tệ.

 Chi phí trả trước và dòng lưu chuyển tiền tệ: Theo phương pháp kế toán ghi tích luỹ, tổng số chi phí phải trả có thể khác với dòng tiền liên quan đến chi phí trả trước. Một số chi phí được thanh toán trước khi nó được ghi nhận (VD: tiền thuê trả trước). Khi thực hiện thanh toán, cân bằng TK chi phí trả trước tăng, khi chi phí được ghi nhận, chi phí trả trước giảm. Khi có một sự giảm trong TK chi phí trả trước hoặc TK tài sản SXKD, số tiền chi phí trả trước luôn nhỏ hơn chi phí trả đúng hạn, do đó, khoản giảm phải được ghi thêm vào dòng tiền từ hoạt động SXKD. Ngược lại, nó phải ghi trừ.

Chú ý: một sự tăng trong TK hàng hoá không dự tính trước có thể là một nguyên nhân khác làm kết quả kinh doanh vượt quá tốc độ dòng tiền từ hoạt động SXKD. Sự gia tăng hàng hoá có thể là một dấu hiệu cho thấy lượng tăng doanh thu theo kế hoạch không được thực hiện.

 Mối liên hệ giữa dòng tiền và các tài sản hiện tại khác và các tài sản khác: Các tài sản hiện tại khác luôn gồm những khoản hoạt động như lãi suất phải thu. Những tài sản khác (không phải tài sản hiện tại) có thể hoặc không thể gồm những khoản hoạt động như những khoản phải thu dài hạn của khách hàng. Tương tự với các khoản phải thu, khi các TK này phản ánh một sự tăng ròng, số tiền thu được luôn nhỏ hơn doanh thu tích luỹ, khoản giảm được ghi trừ vào dòng tiền từ hoạt động SXKD. Ngược lại, khoản thiếu hụt phải ghi thêm. Với những tài sản gồm những tài sản không hoạt động như trang thiết bị thanh lí, sự thay đổi của nó không được coi thuộc khoản dòng tiền từ hoạt động SXKD mà nó ảnh hưởng đến dòng tiền từ hoạt động đầu tư.

 Mối quan hệ giữa dòng tiền và các TK phải trả: Khi việc mua hàng được ghi nhận, khoản phải trả tăng và khi trả tiền, khoản phải trả giảm. Khoản phải trả bằng lượng tiền công ty vay từ nhà cung cấp qua việc mua hàng. Khi có sự tăng trong TK phải trả, số tiền trả cho nhà cung cấp luôn nhỏ hơn giá trị số hàng mua trên TK; do đó khoản tăng phải được cộng vào dòng tiền từ hoạt động SXKD, và ngược lại.

 Mối liên hệ giữa chi phí tích luỹ và dòng tiền: Đối với một số chi phí được trả sau khi chúng được ghi nhận (như chi phí tiền lương tích luỹ), khi chi phí được ghi nhận, cân bằng trong chi phí trách nhiệm pháp lý tích luỹ tăng, khi thanh toán, các chi phí này giảm. Khi có sự tăng ròng trong khoản chi phí phải trả trong kì, số tiền trả cho chi phí luôn nhỏ hơn chi phí được ghi nhận; do đó, khoản tăng phải được ghi thêm vào dòng tiền từ hoạt động SXKD. Ngược lại, khoản giảm được ghi trừ. So sánh thu nhập ròng với dòng tiền từ hoạt động SXKD để đánh giá sự phù hợp giữa thu nhập ròng và dòng tiền từ hoạt động SXKD.

Chất lượng tỉ lệ thu nhập = (Dòng tiền từ hoạt động SXKD / Thu nhập ròng)

Chỉ số này cho biết tỉ lệ thu nhập phát sinh từ tiền sau đó được sử dụng cho các hoạt động đầu tư mới hoặc trả nợ tài chính. Khi tỉ lệ này khác 1, cần phải tìm ra

những nguồn gây ra sự khác nhau đó, liệu tỉ lệ này có thay đổi theo thời gian và nguyên nhân của sự thay đổi, những sự biến động của các khoản phải thu, hàng hoá và các khoản phải trả là bình thường không và có lời giải thích hợp lí cho những thay đổi này không.

Việc phát triển lâu dài của doanh nghiệp thường được tài trợ từ ba nguồn chính: tiền từ hoạt động SXKD của chính doanh nghiệp, từ phát hành cổ phiếu và từ vay mượn dài hạn. Các nguồn lực tài chính được sử dụng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến độ rủi ro và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Bảng lưu chuyển tiền tệ cho thấy ban quản lí đã lựa chọn phương cách nào để tài trợ sự phát triển của doanh nghiệp. Các thông tin trên có thể giúp đánh giá cấu trúc vốn và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

3.3.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

- KTV nên tiến hành so sánh số liệu thực tế và số liệu kế hoạch của đơn vị và đưa ra bảng thông tin sau:

Biểu 3.2 So sánh số liêu thực tế với số liệu kế hoạch Số liệu

thực tế

Số kế hoạch

Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối

Nguyên nhân chênh lệch

Ghi chú sai phạm

KTV cần tiến hành thu thập các số liệu qua các tháng, qua nhiều năm để từ đó có cái nhìn tông quát về sự biến động trong năm và trong một thời kỳ kinh doanh (ví dụ 5 năm). Bên cạnh đó KTV nên lập biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa 2 chỉ tiêu ví dụ giữa doanh thu bán hàng và chi phí bán hàng, giữa tổng mức tiền lương và số công nhân bình quân năm, giữa HTK và chi phí lưu kho… qua các tháng và qua các năm nhằm xem xét tính hợp lý của các biến động. Mẫu biều đồ có thể như sau:

Biểu 3.3 Biểu đồ biến động giữa doanh thu và chi phí bán hàng trong năm

Biểu 3.4 Đồ thị sự biến động của Chi phí sản xuất chung và Chi phí nhân công trực tiếpvà chi phí nguyên vật liệu qua các năm

- Mức độ trọng yếu: Trong khi tiến hành TTPT, chỉ có chênh lệch có giá trị cao hơn mức độ trọng yếu mới phải kiểm tra, như trong nhiều trường hợp, những chênh lệch nhỏ hơn mức độ trọng yếu lại cho thấy khả năng tồn tại các sai phạm mang tính dây chuyền mà tổng ảnh hưởng của nó là trọng yếu. Việc không cần nhắc đến BCTC có thể dẫn đến sai phạm nhỏ mà tổng của nó có thể ảnh hưởng trọng yếu cho từng chu

Doanh thu Chi phí

bán hàng hàng Tháng 1 12 Doanh thu Chi phí bán hàng

trình cụ thể dựa vào kinh nghiệm và óc xét đoán nghề nghiệp của mình.

- Về phương pháp chọn mẫu: Sau khi xác định rằng chênh lệch giữa ước tính KTV và số liệu ghi trên sổ sách của khách hàng là trọng yếu, KTV sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết để tìm ra sai phạm có thể có. Trong quá trình thức hiện kiểm tra chi tiết, KTV dựa trên phần mềm chọn mẫu dựa trên Tiêu chuẩn đánh giá kiểm toán MUS để đánh giá mức độ sai phạm trọng yếu cho toàn bộ các khoản mục trên BCTC. Song nhiều khi tổng thể lại bao gồm nhiều nghiệp vụ nhỏ hơn mức độ trọng yếu được đánh giá, khi đó phần mềm chọn mẫu tỏ ra không hiệu quả. Khi đó, thông thông thường KTV sẽ chọn mẫu theo kinh nghiệm, phần lớn trong số này đều là các khoản có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng khoảng 70% trong tổng thể và những khoản khác có giá trị trung bình chiếm phần lớn trong tổng thể lại không được kiểm tra. Như vậy, vấn đề đặt ra là có thể trong số còn lại không được kiểm toán (30%) có tồn tại sai phạm vào mức trọng yếu cần xem xét mà không được KTV xem xét.

Do vậy để việc chọn mẫu hiệu quả hơn, KTV có thể áp dụng nhiều tiêu chuẩn chọn mẫu hơn chứ không nên chú trọng quá nhiều vào giá trị của các phần tử trong tổng thể.

Để đánh giá cỡ mẫu hiệu quả hơn KTV nên xem xét thêm các nhân tố:

• Tổng sai sót mà KTV sẵn sàng chấp nhận. Tổng mức sai sót càng thấp thì cỡ mẫu càng lớn cần được chọn.

• Lượng sai sót mà KTV chấp nhận tìm thấy trong tổng thể càng lớn, cỡ mẫu cần đạt được để đưa ta mức đánh giá hợp lý về lượng sai sót thực tế trong

Một phần của tài liệu Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)” (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w