Nội dung vận đơn trong dịch vụ tiếp vận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Công ty TNHH Tiếp vận Đại Dương (Trang 32 - 38)

III. Các nhân tố có ảnh hởng đến chất lợng dịch của công ty TNHH tiếp vận Đại dơng

3. Nội dung vận đơn trong dịch vụ tiếp vận

-Tên chủ tàu : Đây là nội dung bắt buộc phải có trên vận đơn .

- Tên chủ hàng (Shipper) : Có thể là chủ hàng xuất khẩu hoặc ngời giao nhận. Phải ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, fax. Về nguyên tắc chỉ đợc ghi tên một ngời gửi hàng trên vận đơn.

- Ngời nhận hàng (Consignee) : Ghi tên, địa chỉ, số điện thoại, fax của ngời nhận và trên vận đơn cũng chỉ ghi tên một ngời nhận. Điều này có nghĩa là một bộ vận đơn chỉ đợc lập cho một lô hàng với một ngời gửi và một ngời nhận hàng .

Trong trờng hợp mục Consignne để trắng (tức là vận đơn vô danh hoặc vận đơn để trắng - Blank B /L) thì ai cầm bản gốc vận đơn này đều có quyền nhận hàng tại cảng dỡ hàng. Loài B/L này có thể đợc mua bán trao tay.

Nếu trong mục Consignne có ghi “ To Order “ (tức là vận đơn theo lệnh - Order B/l) thì ngời gửi hàng phải ký hậu sau vận đơn để chuyển nhợng cho ng- ời thứ ba. Ví dụ nếu mặt sau của vận đơn ngời gửi hàng ghi “To the order of Mr A, “ký tên mình và chuyển vận đơn cho A thì A có quyền nhận hàng khi trình vận đơn cho hãng tàu tại cảng đích. Nếu A muốn chuyển nhợng cho B thì A lại ghi ở mặt sau vận đơn “ To the order of Mr . B “, ký tên mình và chuyển vận đơn cho B. Cứ nh vậy, vận đơn sẽ đợc chuyển từ ngời này sang ngời khác. Ký hậu (Endorsement) là một thủ tục rất thông dụng trong vận tải biển quốc tế. Nếu ở mục Consignee ghi “ To order” mà chủ hàng không ký hậu thì chỉ có chủ hàng mới nhận đợc hàng tại cảng đích .

Nếu trong mục Consignee ghi đích danh ngời nhận thì vận đơn không thể chuyển nhợng bằng thủ tục ký hậu. Ngời đợc ghi đích danh mới có quyền nhận hàng.

- Ngời nhận thông báo (Notify Party) : ngời này có thể chính là ngời nhận hàng, có thể là ngời thứ ba do ngời gửi hàng hoặc ngời nhận hàng chỉ

định. Khi tàu cập cảng đích, đại lý hãng tàu sẽ thông báo với ngời này để thực hiện việc giao hàng. Chỉ cần ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, fax của ngời nhận thông báo .

- Số lợng / loại Container (20’DC, 40’DC, 40’HC...), số Container (Container No.), số chì (Seal No.)

- Tên, loại hàng hoá, khối lợng, thể tích, số bao, kiện hàng hoá.

- Điều kiện giao hàng: Một trong 4 điều kiện FCL/FCL-CY/CY, LCL/LCL, FCL/LCL-CY/CFS, LCL/FCL-CFS/CY.

- Cảng bốc hàng, cảng chuyển tải (nếu có), cảng dỡ hàng, tên tàu.

- Giá cớc (Freight Rate), số tiền cớc và phí (Freinght & Charge): Ghi rõ giá trị và đơn vị tính.

- Điều kiện thanh toán: Prepaid (trả trớc) hay Collect (trả sau).

- Ngày tháng phát hành vận đơn: Thờng là ngày xếp hàng lên tàu tại cảng giao hàng và trên vận đơn ghi “on Board”.

- Chữ ký của chủ tàu.

- Mặt sau của vận đơn có in sẵn các điếu khoản của hợp đồng vận tải biển. Các điều khoản này mặc nhiên điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của chủ tàu và chủ hàng.

4. Quan hệ các bên tham gia

Nh trên đã nói, do sự mở rộng của thơng mại quốc tế và sự phát triển của các phơng thức vận tải, ngày nay, ngời giao nhận đóng vai trò rất quan trọng trong thơng mại và vận tải quốc tế. Ngời giao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan hoặc thuê tàu mà còn cung cấp các dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và trao đổi hàng hóa.

- Môi giới hải quan

Khi mới ra đời, vai trò truyền thống của ngời giao nhận chỉ thể hiện ở trong nớc. Các hoạt động của ngời giao nhận chỉ diễn ra trong đất nớc của mình. ở đây, ngời giao nhận tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu bằng

việc hoàn tất các thủ tục hải quan cho hàng hóa vào nớc nhập khẩu với vai trò là một môi giới hải quan (Customs Broker). Đồng thời, ngời giao nhận cũng lo liệu thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu và dành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lu cớc với hãng tàu (trờng hợp chuyên chở bằng đờng biển) với chi phí do ngời xuất khẩu hoặc ngời nhập khẩu chịu tùy thuộc vào điều kiện th- ơng mại đợc chọn trong hợp đồng mua bán. Thông thờng, tập quán xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB thì chức năng của ngời giao nhận đợc gọi là FOB - vận tải giao nhận (FOB - Freight Forwarding).

- Đại lý

Trớc đây, ngời giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của ngời chuyên chở. Anh ta chỉ hoạt động nh một cầu nối giữa ngời chủ hàng và ngời chuyên chở với t cách là đại lý của ngời chủ hàng hoặc của ngời chuyên chở hoặc là một trung gian môi giới. Khi ngời giao nhận đóng vai trò là đại lý, nhiệm vụ chủ yếu của anh ta là do khách hàng qui định. Ngời giao nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc ngời chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau nh nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lu kho... trên cơ sở hợp đồng ủy thác.

- Ngời gom hàng

ở châu âu, ngời giao nhận từ lâu đã đóng vai trò là ngời gom hàng, ban đầu chỉ với vận tải đờng sắt, sau đó mở rộng ra cả đờng biển, đờng hàng không... và vận tải đa phơng thức (đặc biệt là với sự ra đời và phát triển của Container).

Khi đóng vai trò là ngời gom hàng, ngời giao nhận nhân danh mình thực hiện nhiệm vụ gom hàng và cấp vận tải đơn gom hàng của mình (House Bill of Lading) hoặc biên lai nhận hàng (Forwarder /s Certificate of Receipt) cho từng chủ hàng lẻ. Khi đó, ngời gom hàng có thể đóng vai trò là ngời chuyên chở hoặc chỉ là ngời đại lý. Ngày nay, ngời giao nhận là một nguồn quan trọng cung cấp dịch vụ gom hàng và đây cũng là một lĩnh vực mà ngời giao nhận hoạt động rất có hiệu quả.

- Ngời chuyên chở

Trong nhiều trờng hợp, ngời giao nhận đóng vai trò là ngời chuyên chở, tức là ngời giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ một nơi này đến nơi khác. Khi đó, ngời giao nhận không chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi, lỗi lầm của mình mà phải chịu trách nhiệm về hành vi, lỗi lầm của ngời làm công, đại lý của mình hay bất kỳ một ngời nào khác mà anh ta sử dụng dịch vụ để thực hiện hợp đồng. Nếu ngời giao nhận ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở, thì ngời giao nhận đóng vai trò là ngời thầu chuyên chở (Contracting Carrier). Còn nếu anh ta trực tiếp chuyên chở thì anh ta sẽ là ngời chuyên chở trực tiếp (Performing Carrier).

- Ngời kinh doanh vận tải đa phơng thức (MTO - Multimodal Transport Operator).

Trong vận tải đa phơng thức, chỉ có một ngời phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong toàn bộ hành trình - đó là ngời kinh doanh vận tải đa phơng thức (MTO).

Trớc xu thế phát triển mạnh mẽ của phơng pháp vận tải này, ngời giao nhận đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội và đứng ra cung cấp dịch vụ vận tải đa ph- ơng thức. Nghiệp vụ của MTO phụ thuộc vào mức độ gửi hàng của khách hàng và khả năng thực tế của MTO. MTO có thể đảm nhận toàn bộ công việc vận chuyển từ kho đến kho, kể cả việc đóng hàng vào Container, giám định hàng hóa, lo liệu thủ tục hải quan ... nhng cũng có thể chỉ đảm nhận từ trạm gửi hàng lẻ Container (CFS Container Freight Station) đến CFS hoặc từ CFS đến kho của ngời giao nhận và ngợc lại. Tuy nhiên, dù thực hiện nghiệp vụ của MTO ở mức độ nào thì khi đã đóng vai trò của ngời kinh doanh vận tải đa phơng thức, ngời giao nhận đều có nghĩa vụ thực hiện tốt nhất hợp đồng và chịu trách nhiệm đối với hàng hóa.

Tóm lại, ngoài hai vai trò truyền thống là môi giới hải quan và đại lý ra, ngày nay, ngời giao nhận còn đảm nhận thêm nhiều vai trò mới, cung cấp thêm

nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, theo phơng châm "an toàn nhất, tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất", xứng đáng với tên gọi "kiến trúc s của ngành vận tải

4. Giá cớc

Giá cả là một yếu tố tạo nên chất lợng dịch vụ. Giá cớc, yếu tố quan trọng quyết định đến chất lợng dịch vụ tiếp vận hàng hoá. Giá cớc ảnh hởng trực tiếp, ảnh hởng ngay lập tức tới lợi ích của khách hàng vì vậy nó cũng là yếu tố ảnh hởng trực tiếp tới chất lợng dịch vụ tiếp vận hàng hoá. Đây là yếu tố đầu tiên tác động đến quyết định lựa chọn hãng tiếp vận cho hàng hoá của mình.

Hiện nay chính sách giá của công ty đang đợc đánh giá là khá tốt. Với chính sách định giá linh hoạt, không chỉ định giá theo mùa (giá mùa, một năm 2 mùa – giá mùa Đông và giá mùa Hè), với nhiều loại giá nh giá công bố - áp dụng cho mọi khách hàng, giá Tổng Đại lý, giá Đại lý - áp dụng cho các Tổng Đại lý, giá forwarders, giá chiết khấu - áp dụng cho các khánh hàng có khối l- ợng vận chuyển lớn, chính sách giá của công ty còn đợc linh hoạt điều chỉnh theo tình hình thị trờng.

Giá cớc vận chuyển ảnh hởng trực tiếp tới quyết định của khách hàng, khách hàng sẽ mang giá cớc của hãng này với hãng khác để so sánh, do vậy công ty luôn luôn phải tìm các biện pháp nâng cao chất lợng, hạ giá cớc vận chuyển.

*Cấu thành cớc:

Chi phí cố định: khai thác tàu (amortization), sửa chữa, duy tu (repair and maintenance), vật liệu, thiết bị dự trữ (stores), bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Chi phí kinh doanh khai thác: nhiên liệu, bốc dỡ, chi phí cảng kênh đào quốc tế và các dịch vụ khác.

Chi phí sử dụng lao động: tiền lơng sĩ quan và thuyền viên, tiền làm việc ngoài giờ và tiền thởng.

Chi phí hành chính quản lý: phí giao dịch quảng cáo, thuế phí văn phòng và các khoản khác.

Phụ phí : phụ phí nhiên liệu (BAF: bunker adjustment fueal, là khoản tiền tính cho trờng hợp chi phí năng lợng tăng so với dự tính), phụ phí tiền tệ (CAF: currency adjustment fontor, là khoản tiền tính cho khả năng mất giá của đồng tiền kể từ khi ký hợp đồng đến khi thu đợc tiền từ khách hàng).

*Các loại biểu cớc: từ khi vận chuyển container ra đời, điều kiện giao nhận, bốc dỡ, cách vận chuyển thay đổi và để tính cớc, chúng ta có 3 cách tính:

Cớc trọn container cho mỗi mặt hàng riêng biệt (CBR: commodity

box rate): ngời chuyên chở thờng căn cứ vào khả năng sử dụng trung bình của container mà tính toán ấn định mức cớc khoán trọn container cho một mặt hàng riêng biệt: hàng bách hoá, hàng khô, hàng lạnh... Để đơn giản hoá việc tính toán, ngời chuyên chở thờng hay lấy biểu cớc hàng bách hoá làm cơ sở và cộng thêm vào một tỷ lệ phần trăm nào đó để ấn định mức cớc cho các mặt hàng khác. Ví dụ: cớc hàng đông lạnh bằng cớc hàng bách hoá+ 12%. Nh vậy với cớc tính trọn container tức lấy container làm đơn vị tính cớc, ngời thuê tàu có khả năng hạ thấp tiền thuê vận chuyển nêu khéo chất xếp, đóng hàng vào container, tận dụng hợp lý trọng tải và dung tích của container.

Cớc trọn container chung cho mọi loại hàng (FAK: freight all

kinds):ngời chuyên chở căn cứ vào tổng khả năng vận chuyển của chuyến đi dự tính là bao nhiêu để chia đều cho mỗi container thành mức cớc trung bình cho container. Loại cớc này có chỗ hợp lý vì đơn vị chiếm chỗ kèm theo đó chi phí vận tải phải bỏ ra là container bất kể nó chứa hàng gì bên trong. Nó giúp đơn giản hoá việc tính cớc thu của ngời chuyên chở nhng lại gây bất lợi cho chủ hàng có hàng hoá giá trị thấp.

Cớc chở hàng lẻ: đợc tính theo trọng lợng, thể tích hay giá trị của

hàng hoá đó tuỳ theo chọn lựa của ngời chuyên chở cộng với các loại phí dịch vụ hàng lẻ nên nó thờng cao hơn những mức cớc khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Công ty TNHH Tiếp vận Đại Dương (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w