Bài học kinh nghiệm từ kiểm toán các khoản dự phòng tại VAE

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán BCTC do công ty cổ phần kiểm toán và định giá việt nam thực hiện (Trang 78 - 83)

- Do tính đặc thù của loại hình kinh doanh là các thiết bị điện tử nên việc kiểm tra giá thị trờng của hàng tồn kho còn nhiều hạn chế, việc xác định mức dự phòng giảm giá sẽ thiếu chính xác;

I.3.Bài học kinh nghiệm từ kiểm toán các khoản dự phòng tại VAE

Phần ba: Bài học kinh nghiệm và phơng hớng hoàn thiện quy trình kiểm toán của Công ty vae

I.3.Bài học kinh nghiệm từ kiểm toán các khoản dự phòng tại VAE

Chơng trình kiểm toán các khoản mục trên Báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán các khoản dự phòng nói riêng đã đợc thực hiện thống nhất theo quy trình kiểm toán chung do VAE xây dựng: từ khâu lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán đến khâu kết thúc kiểm toán. Các thủ tục luôn đợc vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình kiểm toán.

- Giai đoạn chuẩn bị:

Để chuẩn bị cho cuộc kiểm toán, kiểm toán viên bắt đầu với việc tiếp cận khách hàng, sau đó là lập kế hoạch kiểm toán. Nhận thức đợc tầm quan trọng của giai đoạn này có tính chất quyết định cho sự hoạt động của Công ty, VAE luôn chú trọng và làm tốt nó. Việc soạn thảo một Th chào hàng ngắn gọn, súc tích nhng nêu bật đợc những u thế cũng nh tiềm năng của Công ty nên rất thu hút khách hàng.

Khi lập kế hoạch kiểm toán, tín thận trọng nghề nghiệp đòi hỏi kiểm toán viên phải thực hiện đầy đủ các bớc từ thu thập thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng, về cơ sở pháp lí của khách hàng cho tới việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro, trọng yếu. Mô hình đánh giá mức độ trọng yếu của Công ty đợc xây dựng khá chi tiết và hợp lí.

- Giai đoạn thực hiện kiểm toán:

Sau khi lập kế hoạch kiểm toán và phân công công việc cho các kiểm toán viên, công việc kiểm toán đợc triển khai theo chơng trình kiểm toán mà Công ty đã xây dựng cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Riêng các khoản dự phòng không có chơng trình kiểm toán riêng mà đợc tiến hành kiểm toán kết hợp với các phần hành có liên quan trực tiếp đến nó.

Về cơ bản nội dung tiến hành kiểm toán các khoản dự phòng đã bao hàm đầy đủ các thông tin cần kiểm tra. Nhng thực tế phản ánh trên các hồ sơ kiểm toán cho thấy nhiều khi phần kiểm toán các khoản dự phòng cha đợc đánh giá đúng mức và thực hiện đầy đủ theo chơng trình đã lập. Mặt khác, chơng trình kiểm toán cũng cha thiết kế đợc nhiều các biện pháp kiểm tra chi tiết một cách thiết thực và hiệu quả đối với các khoản dự phòng.

- Giai đoạn kết thúc:

Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán nhng vẫn đợc kiểm toán viên tuân thủ chặt chẽ theo quy trình kiểm toán chung. Để hình thành nên ý kiến của mình về các khoản dự phòng trên Báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần rà soát và đánh giá lại các vấn đề phát sinh có ảnh hởng tới kết quả kiểm toán tổng hợp, xác định chênh lệch và đa ra bút toán điều chỉnh, từ đó đa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lí đối với các khoản mục trên Báo cáo kiểm toán. Trong trờng có yêu

cầu của đơn vị khách hàng trong vấn đề t vấn kế toán, Công ty còn có thể phát hành thêm Th quản lí.

Nhìn chung quy trình kiểm toán đối với các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính đã đợc VAE thực hiện theo đúng quy định của các Chuẩn mực Kiểm toán hiện hành.

II.Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và quy trình kiểm toán các khoản dự phòng nói riêng

Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trờng, nhu cầu đối với các thông tin tài chính không ngừng tăng cao. Yêu cầu về thông tin tài chính đối với ngời sử dụng cũng rất đa dạng, nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau. Có cầu ắt có cung, đó là quy luật kinh tế từ lâu của nền kinh tế hàng hóa. Sự ra đời của ngành kiểm toán cũng không nằm ngoài quy luật đó. Kiểm toán ra đời góp thêm một công cụ tích cực cho việc kiểm tra và kiểm soát tình hình tài chính. Kiểm toán đợc coi là một tác nhân làm trong sạch nền tài chính quốc gia.

Nhng để hoạt động có hiệu quả thì cần phải xây dựng một hành lang pháp lí cho nó. Trên thực tế cũng đã có nhiều văn bản pháp lí (Chuẩn mực Kiểm toán) quy định và hớng dẫn việc thực hiện kiểm toán. Nhng các văn bản này còn thiếu đồng bộ, và chế độ kế toán thay đổi đòi hỏi các chơng trình kiểm toán cũng phải thay đổi theo cho phù hợp với tình hình thực tế.

Đồng thời trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế thì quy trình kiểm toán cũng phải hoàn thiện cho phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trờng thế giới.

Các khoản dự phòng là các khoản mục dùng để điều chỉnh và đánh giá giá trị ròng (thực tế) của các khoản mục mà nó lập dự phòng. Đây là khoản mục góp phần đánh giá chính xác tình hình tài chính thực tế của đơn vị. Đánh giá sai các khoản mục này có thể dẫn tới sự đánh giá thiếu chính xác của ngời sử dụng thông tin đối với các thông tin tài chính trên Báo cáo tài chính.

III.Phơng hớng hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng tại VAE

III.1. Hoàn thiện chơng trình kiểm toán chung đối với các khoản dự phòng

Các khoản dự phòng tuy phát sinh không nhiều nhng thực sự đó là những khoản mục mà khách hàng thờng ghi không hợp lí, nó có thể bị ghi cao hơn hay thấp hơn thực tế vì những mục đích riêng của Ban Giám đốc đơn vị khách hàng. Do liên quan đến lợi ích của khách hàng, các đơn vị khách hàng có thể phản ánh quá mức trích lập dự phòng cần thiết để hạch toán tăng chi phí, từ đó làm giảm lợi nhuận của đơn vị. Đó là cách mà đơn vị có thể áp dụng để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp Nhà nớc. Hoặc kế toán cố tình bỏ qua không trích đủ mức dự phòng cần thiết để làm giảm chi phí, làm tăng lợi nhuận thực tế của đơn vị, phản ánh sai tình hình tài chính của đơn vị. Nh vậy các khoản dự phòng là nguyên

do nảy sinh rất nhiều sai phạm và khó có thể kiểm soát đợc chúng, do vậy rủi ro khi kiểm toán các khoản dự phòng thờng cao.

Trên thực tế, VAE đã xây dựng chơng trình kiểm toán các khoản dự phòng kết hợp trong chơng trình kiểm toán các khoản mục mà nó trích lập dự phòng. Ch- ơng trình này đợc đánh giá là khá hiệu quả, tuy nhiên một số kiểm tra chi tiết cha có phơng pháp thực hiện cụ thể nên kết quả thu đợc cha nhiều, có thể cha thực sự chính xác, Công ty cần xây dựng nhiều hơn các phơng pháp kiểm tra chi tiết để tăng độ chính xác của công việc và thực hiện chơng trình kiểm toán đã thiết kế một cách hiệu quả hơn.

III.2. Hoàn thiện công tác tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Bảng câu hỏi của Công ty thờng đợc thiết kế dới dạng câu hỏi đóng (Có/Không). Kết quả thu đợc từ những câu hỏi này thờng không đầy đủ và có thể thiếu chính xác. Vì vậy khi thiết kế các câu hỏi phỏng vấn, kiểm toán viên có thể kết hợp giữa câu hỏi đóng và các câu hỏi mở để thu thập thông tin có độ chính xác cao hơn. Ví dụ:

- Thủ tục phê duyệt trích lập dự phòng đợc tiến hành nh thế nào? - Các căn cứ dùng để trích lập dự phòng đợc lấy từ nguồn nào? - ………..

Qua tìm hiểu thực tế kiểm toán tại hai đơn vị khách hàng (Công ty A và Công ty B) cho thấy việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đợc tiến hành cha đầy đủ nh nội dung chơng trình kiểm toán đã thiết kế. Các nhận định, đánh giá, phân tích không đợc lu lại trên hồ sơ kiểm toán mà chỉ đợc các kiểm toán viên dùng làm căn cứ đánh giá theo kinh nghiệm và nhận định nghề nghiệp. Công ty cần kiểm soát chặt chẽ các công việc của kiểm toán viên và yêu cầu ghi chép vào giấy tờ làm việc, lu trong hồ sơ kiểm toán để tiện xem xét, theo dõi và kiểm tra sau này.

III.3. Việc áp dụng các thủ tục phân tích

Các thủ tục phân tích đợc áp dụng rất nhiều trong quá trình kiểm toán. Việc phân tích chính xác sẽ giúp kiểm toán viên có đợc những nhận xét khái quát về thực tế và dễ dàng đa ra những kết luận phù hợp. Từ kết quả phân tích có thể thấy đợc hớng làm tập trung công việc, tăng hiệu quả kiểm toán.

Các thủ tục phân tích đã đợc Công ty áp dụng trong cả khâu lập kế hoạch và khâu thực hiện công tăc kiểm toán nhng cha đợc ghi chép lại trong hồ sơ kiểm toán. Đề nghị kiểm toán viên cần thực hiện phân tích cụ thể và ghi chép lại để tiện theo dõi, đối chiếu đối với những khách hàng thờng xuyên.

Các kiểm tra chi tiết đã đợc Công ty xây dựng khá đầy đủ song cha khả thi. Công ty cần thiết kế các thủ tục cụ thể để có thể tiến hành kiểm tra đơn giản, dễ làm mà chính xác.

Đặc biệt đối với việc xác định quyền sở hữu của đơn vị khách hàng đối với những tài sản đợc trích lập dự phòng phải có thủ tục gửi th xác nhận sao cho đỡ tốn chi phí mà đạt đợc kết quả cao nhất.

III.5. áp dụng Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 540 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 540 đã quy định rõ nội dung, thủ tục cũng nh các phơng pháp kiểm toán cần sử dụng trong quá trình kiểm toán các ớc tính kế toán, mà các khoản dự phòng cũng là một trong những ớc tính kế toán quan trọng. Cụ thể:

- Xem xét các cơ sở trích lập dự phòng;

- Kiểm tra các tính toán liên quan đến dự phòng; - Lập ớc tính độc lập;

- ……….

Trên đây chỉ là một số ý kiến cha đầy đủ về phơng hớng hoàn thiện của em. Em rất mong đợc sự hớng dẫn của cô giáo Bùi Thị Minh Hải để em có thể phát triển cụ thể và sâu sắc hơn nữa những ý kiến trên.

Kết luận

Chơng trình kiểm toán các khoản dự phòng thờng đợc thực hiện kết hợp với các phần hành kiểm toán khác, nhng không phải vì thế mà nó kém quan trọng và có thể bỏ qua. Phân tích kết quả kiểm toán các khoản dự phòng có thể cho thấy ảnh hởng của khoản mục này tới Báo cáo tài chính nh thế nào. Vì vậy cần thực hiện chơng trình kiểm toán khoản mục này.

Các khoản dự phòng phát sinh ít nhng thờng có rủi ro cao nên trong kiểm toán Báo cáo tài chính cần phải đánh giá chính xác tính trọng yếu và mức rủi ro đối với khoản mục này. Thực tế kiểm toán cho thấy rất ít các đơn vị khách hàng có các khoản dự phòng trên Báo cáo tài chính. Vì vậy chơng trình kiểm toán các khoản dự phòng thờng ít đợc sử dụng nên nó có thể dễ dàng bị bỏ qua hay làm không đúng chơng trình do ít thực hiện.

Trong đề tài này em chỉ xin lấy thực tế từ hai khách hàng của Công ty nhằm rút ra đợc những nét cơ bản nhất của quy trình kiểm toán các khoản dự phòng do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện. Bài viết đã nêu lên những lí luận cơ bản về kiểm toán các khoản dự phòng cũng nh chơng trình kiểm toán cụ thể đối với các khoản dự phòng để có thể so sánh thực tế và lí thuyết.

Bài viết có thể còn nhiều thiếu sót, một lần nữa em rất mong đợc sự chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo.

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán BCTC do công ty cổ phần kiểm toán và định giá việt nam thực hiện (Trang 78 - 83)