Tình hình nghiên cứu đồng cỏ trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng suất chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã cảnh hưng, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc (Trang 28 - 32)

2. Mục đích nghiên cứu

1.2. Tình hình nghiên cứu đồng cỏ trên thế giới và ở Việt Nam

Cỏ là loại thức ăn chủ yếu của trâu bò, vì trong cỏ có đầy đủ chất dinh dưỡng, như bột, đường, đạm, khoáng, vitamin mà các loại gia súc nhai lại có khả năng sử dụng và hấp thụ tốt. Mặt khác, các chất dinh dưỡng trong cỏ không những rất cần thiết mà lại có tỉ lệ thích hợp đối với nhu cầu sinh lý của trâu bò. Ví dụ: nếu tỉ lệ đường - đạm thích hợp nhất cho khẩu phần thức ăn của bò sữa là 1:1 thì tỉ lệ đó trong cỏ non thay đổi từ 1:1 đến 1.4 :1 [2]. Cỏ còn là loại cây thức ăn dễ sản xuất, có năng suất cao, tương đối ổn định và là nguồn thức ăn rẻ tiền góp phần làm giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi, chưa kể ưu thế của các giống cỏ lâu năm là thường chỉ cần gieo trồng một lần mà sử dụng được nhiều năm. Ở bãi cỏ tự nhiên với điều kiện thổ nhưỡng tốt thì 1kg cỏ tươi cung cấp được 16g Prôtêin tiêu hoá và 32g lipit, 8 kg loại cỏ này tương đương 1 đơn vị thức ăn [27].

Muốn phát triển chăn nuôi, một trong những vấn đề cơ bản đầu tiên cần phải giải quyết là nguồn thức ăn gia súc. Trong 2 hệ thống nuôi dưỡng: a) dựa vào thức ăn tinh (trên 40% nhu cầu dinh dưỡng được thỏa mãn bằng thức ăn tinh), b) dựa vào thức ăn thô (trên 60% nhu cầu dinh dưỡng được thỏa mãn bằng thức ăn thô) thì hệ thống (b) được đặc biệt chú ý nhất là ở các nước có khả năng phát triển đồng cỏ. ở những nước này việc sử dụng đồng cỏ không chỉ để chăn thả mà còn cung cấp thức ăn xanh và dự trữ cho đàn gia súc nuôi nhốt. Ở Úc, sản phẩm chăn thả tới 50% sản phẩm xuất khẩu, tỉ lệ này còn cao hơn: 90% ở Tân Tây lan [9]. Theo Davies (1960) đồng cỏ tự nhiên cung cấp

gần một nửa gia súc chăn thả, tạo ra một phần ba lượng thịt và một phần sáu sản lượng sữa trên thế giới [11] ...Ước tính thế giới , gia súc sử dụng khoảng 3,4 tỷ ha đất dùng cho chăn thả và dùng cho sản xuất thức ăn gia súc.

Sau cuộc “Cách mạng về thức ăn gia súc” ở Tây âu mà đặc biệt là ở Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển, đồng cỏ ngày càng được chú ý và sử dụng đúng với vai trò của nó.

Ở Pháp (1842) chỉ có 4 triệu ha trồng cỏ và 15 triệu ha ngũ cốc thì hiện nay tỷ số ấy đã thay đổi: 12 triệu ha trồng cỏ và 8 triệu ha ngũ cốc [17].

Ở Anh các diên tích ngũ cốc giảm đi và diện tích trồng cỏ, các loại cây thức ăn gia súc khác tăng lên và được thâm canh một cách đáng kể.

Ở Liên Xô, diện tích trồng cỏ tăng từ 2,1 triệu ha năm 1913 lên 7,3 triệu ha năm 1933 và đến năm 1961 diện tích này đã lên tới 51,9 triệu ha [12].

Không những diện tích trồng cỏ tăng lên, việc nghiên cứu chọn lọc các giống cỏ có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao đã được chú trọng, nhiều loài cỏ như cỏ Voi, cỏ Ghinê, cỏ Bermuda, cỏ Pangola, v.v … đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Lai tạo những giống cỏ mới có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao như Coastcross (Cỏ Bermuda lai), cỏ Ghinê từ một loài đã

tạo ra nhiều giống mới, cỏ Voi cũng vậy, ... đây là thành tựu khoa học đáng kể để góp phần giải quyết thức ăn cho gia súc ngày càng phát triển.

Việc phát triển đồng cỏ không chỉ cung cấp thức ăn tươi xanh mà còn dùng để dự trữ cho gia súc nuôi nhốt. Cùng với việc phát triển của nghề chăn nuôi động vật nhai lại, đòi hỏi người chăn nuôi nhiều nước trên thế giới phải nhập nhiều giống cỏ khác nhau từ các nước khác nhau. Quê hương lâu đời của cỏ Voi là Uganda nhập vào Mĩ năm 1913, Australia năm 1914, Cuba 1917, Braxin 1920….[38]. Cỏ Pangola xuất hiện ở bên bờ song Pangola thuộc Nam phi nhập về Mĩ năm 1935, Cuba 1950, Australia 1954… và các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới. Cây thức ăn xanh bao gồm sản phẩm cây mùa vụ còn lại,

cây cỏ hoà thảo, cây đậu, cây thân thảo hay thân gỗ mà có thể được sử dụng làm thức ăn cho gia súc.

Những cây này cũng có thể được sử dụng vào những mục đích khác như bảo vệ đất, chống xói mòn, làm tăng độ màu mỡ của đất và hạn chế cỏ dại [1].

Theo Meilroy (1972) cần chọn cỏ để làm thức ăn gia súc là khi thu hoạch dưới dạng này hay dạng khác phải đảm bảo các yêu cầu sau [44]:

- Cỏ phải có khả năng tái sinh qua mầm chồi còn lại sau mỗi lần thu hoạch.

- Các tế bào sinh trưởng phải tập trung phần lớn ở các gốc là nơi khi thu hoạch ít bị ảnh hưởng tới.

- Cần sinh trưởng liên tục với khả năng chịu hạn và chịu lạnh cao. - Cần có thân ngầm để tạo điều kiện phát triển cả trên và dưới mặt đất. - Có hệ thống rễ phát triển để cho phép chịu đựng sự thu hoạch và đảm bảo lấy được dinh dưỡng đã được giải phóng hay phân huỷ từ dưới đất.

Tuy nhiên, để chọn làm cỏ chăn thả hay thu cắt cần phải dựa vào các nhân tố sau để xét và quyết định hướng sử dụng cho từng loại cỏ như: độ ngon miệng cao, nhất là cỏ thu cắt phải có giá trị dinh dưỡng cao để đáp ứng nhu cầu gia súc về các mặt; có khả năng cạnh tranh điều kiện sinh tồn và khả năng được trồng kết hợp; có khả năng chịu đựng sự dẫm đạp liên tục của gia súc và cỏ thu cắt phải chịu được sự cắt và nén của máy thu hoạch; cỏ chăn và cỏ cắt đều phải có năng suất cao để đảm bảo nhu cầu gia súc và giảm diện tích gieo trồng. Ở

Việt Nam, diện tích cỏ tự nhiên chưa được đánh giá đầy đủ và khai thác hợp lý

và hiệu quả. Hiện nay nước ta có 5.026.400 ha đồng cỏ tự nhiên trong đó tính cả cỏ mọc ở ven đê, ven sông, bờ ruộng. Nhiều đồng cỏ tự nhiên ở Tây bắc, Tây nguyên đã bị thu hẹp lại do nạn phá rừng, đốt rừng ngay khi chưa được khai thác cho chăn nuôi. Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên ở nước ta còn

rất hạn chế…Từ 1990 với các chương trình nghiên cứu hợp tác quốc tế, hàng trăm giống cây cỏ được nhập từ Úc, Philippin, Thái lan,Trung quốc, Đức... Qua khảo sát đã chọn và phát triển được một số cây cỏ có năng suất chất lượng cao, thích hợp với khí hậu và đất đai Việt nam như Cỏ Ghinê TD58 (Panicum maximum), Ruzi (Brachiaria ruziziensis), cỏ Voi (Pennisetum purpureum) Paspalum atratum thích hợp với sản xuất trong điều kiện thâm canh cho năng suất 16-36 tấn chất khô/ha, cỏ Brachiaria decumbens, cỏ Brachariaria brizantha sản xuất trong điều kiện khô hạn và ít đầu tư cho năng suất 8-20tấn chất khô/ha. Cây Flemingia, Keo dậu (Leucaena leucocephala),và Stylo (Stylosanthes guianesis), Arachis pintoi sử dụng để phủ đất, cải tạo đất và làm nguồn thức thô giầu protein cho loài nhai lại .

Ở nước ta đã hình thành những hệ thống thức ăn chăn nuôi phù hợp với những vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau như:

- Hệ thống cây lúa: Hệ thống cây lúa là hệ thống truyền thống của Việt Nam, sản lượng thóc hàng năm đạt tới 32,5 triệu tấn, cung cấp khoảng 4,5 triệu tấn tấm và cám, 25 triệu tấn chất khô của rơm. Số lượng tấm và cám là lượng thức ăn quan trọng để nuôi 20 triệu con lợn và hàng trăm triệu gia cầm. Riêng rơm thì còn ít được sử dụng cho trâu bò mà chủ yếu dùng làm chất đốt.

- Hệ thống cây ngô: Diện tích trồng ngô của cả nước là 687 ngàn ha, sản lượng 1,75 triệu tấn/năm, 80% ngô dùng vào chăn nuôi. Có những vùng trồng ngô chuyên canh như: Sơn la, Hà giang, diện tích trồng ngô của những vùng này chiếm 12% diện tích ngô toàn quốc, sản lượng ngô chiếm tới 20% sản lượng ngô toàn quốc. Ngô hạt được đưa về đồng bằng để phục vụ chăn nuôi, tuy nhiên thân cây ngô sau khi thu bắp còn ít được sử dụng trong chăn nuôi. Đàn trâu bò của hai tỉnh trên chỉ chiếm 5,4% số lượng trâu bò toàn quốc.

- Hệ thống cây mía: Diện tích trồng mía cả nước là 302,9 ngàn ha,

trâu, bò cũng đã đạt 3,5 triệu tấn đủ nuôi được 1,7 triệu trâu và bò. Nhiều vùng trồng mía chuyên canh cây mía như Thanh hoá (diện tích và sản lượng chiếm gần 1/10 diện tích và sản lượng toàn quốc), Tây ninh (diện tích và sản lượng chiếm khoảng 7% diện tích và sản lượng toàn quốc) , từ đó bước đầu hình thành những hệ thống chăn nuôi mía-bò như Thanh hoá.

Cả nước có khoảng 25 triệu tấn rơm lúa, 2 triệu tấn thân cây ngô già và gần 1,5 triệu tấn dây lạc, dây lang, ngọn lá sắn, lá mía (tính theo chất khô).

Đẩy mạnh chăn nuôi bò sữa, bò thịt, trâu ở những vùng chuyên canh ngô, mía. Hình thành những vùng chăn nuôi trâu bò gắn với hệ thống cây mía, cây ngô như vùng ngô Sơn la, vùng mía Thanh Hoá, Tây Ninh. Mở rộng việc sử dụng rơm sử lý urê để khai thác tốt hơn hệ thống chăn nuôi trâu bò-rơm lúa ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu long; mở rộng việc sử dụng phụ phẩm thuỷ sản chế biến để đẩy mạnh chăn nuôi lợn, gia cầm ở vùng Duyên hải.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng suất chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã cảnh hưng, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)