2. Mục đích nghiên cứu
1.5. Vấn đề thoái hoá đồng cỏ do chăn thả
Hiện nay, chăn nuôi bò ở nước ta đang trên đà phát triển mạnh. Giải quyết thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng là những yếu tố có tính quyết định đến
năng suất, chất lượng và hiệu quả của chăn nuôi bò. Trong thực tế hiện nay đồng cỏ luôn luôn bị thay đổi do tác động thường xuyên của con người, vì đồng cỏ đã và đang là đối tượng hoạt động kinh tế nông nghiệp của loài người. Làm sáng tỏ nguồn gốc của đồng cỏ và những quy luật biến đổi của nó do tác động của loài người, là điều kiện cần thiết làm cơ sở cho những biện pháp sử dụng hợp lý đồng cỏ.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề thoái hoá của đồng cỏ do chăn thả cũng như thảo nguyên của các vùng khác nhau.
Vyxochki G.N (1908-1909, 1915) và Pachoxki I.K (1917-1921) là những người đầu tiên đã nêu những đặc điểm rõ rệt nhất của ảnh hưởng chăn thả đến thảm thực vật và đất đồng cỏ bị khô hạn. Chăn thả có ảnh hưởng trực tiếp đến đất, mới chăn thả đất chặt dí lại và khi chăn thả nhiều, đất bị nát vụn ra. Hai ông đã xác định 4 giai đoạn thoái hoá của thực bì thảo nguyên dưới tác động của chăn thả. Pachoxki (1917) nghiên cứu đới nam của thảo nguyên
Stipa longifolia, ông phân chia một số giai đoạn thoái hoá khác nhau. Nó bao
gồm cả giai đoạn chăn thả hay không chăn thả được. G.I.Popov (1931) khi nghiên cứu thảm thực vật trong đới phụ thảo nguyên Stipa, thuộc thảo nguyên nam Varonhet cho thấy các giai đoạn thoái hoá của thảm thực vật do chăn thả. Trong thí nghiệm của Rômaxep P.I (1934) làm ở đồng cỏ trồng thuộc viện nghiên cứu thức ăn gia súc, khi ném gậy từ cách mặt đất 1m xuống đồng cỏ, gậy ngập sâu 32,2mm và ném xuống bãi chăn thả gậy ngập sâu 24,7mm. Trong thí nghiệm của Lyupxcaya A.F (1935) làm ở bãi đất ven sông thấy các số liệu tương ứng là 39,0 và 33,6mm và làm ở đồng cỏ ven sông thấy tương ứng là 28,8mm và 23,9mm. Ông kết luận rằng khi chăn thả trong năm sinh trưởng đầu tiên, trung bình có đến 5% cỏ hàng năm bị bật rễ. Gia súc không làm bật rễ cỏ lâu năm đã thành thục và cũng không làm hại những bộ phận dưới mặt đất của những cỏ này [40].
V.V. Alekhin (1934) nghiên cứu ở vùng Kursk thuộc đới phụ (phía Bắc) của thảo nguyên đồng cỏ đã xác định được các giai đoạn thoái hoá do chăn thả ở đây như sau: “Khi chăn thả nặng nề thì Stipa sẽ mất đi và thành
phần hệ thực vật trở nên nghèo nàn hơn, đồng thời rất nhiều loài có số lượng cá thể không nhiều, thường đơn độc, rồi cũng mất dần đi, bắt đầu trội hẳn lên là Bromus. Sau nữa còn lại chủ yếu là cây thuộc thảo và trên thảo nguyên phát triển mạnh ở tầng trên là cây Bromus riparius, tầng thấp là Festuca đồng thời
trong vùng đó biểu hiện hai tầng rất rõ ràng; Bromus - Festuca ; cuối cùng chỉ còn lại Festuca, những sự chèn ép sau này của thảm Cỏ qua hàng loạt những trạng thái nhỏ nhặt sẽ dẫn đến giai đoạn phân bố rộng rãi của bào tử thực vật trên thảo nguyên” [7]. Cũng trong thời kỳ này,Gordiagin, Taliep, Keller đã nói rất nhiều về khả năng hình thành của thảm thực vật thảo nguyên đồng cỏ trên đất rừng bị chặt hạ hay đất trống.
Scaetta (1938) cũng đã nhận xét ở vùng núi cao thuộc Côngô và Uganđa là sự giẫm đạp vừa phải của một đàn gia súc (dù trên những đồng cỏ họ Hoà thảo thân cao từ 3-5m) đã làm cho những đồng cỏ thân cao được thay thế bằng những đồng cỏ thân thấp, những cỏ thân thấp này thường từ vùng núi lan xuống và thành thích hợp với súc vật và có giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều so với những loài mọc trên đá ở vùng nhiệt đới .Trái lại, nếu gặm cỏ và giẫm đạp quá nặng nề thì đất sẽ bị xói mòn do nước chảy xiết. Như Scaetta đã nhận xét, nhất là ở vùng núi, một thảm cỏ xanh tốt có thể biến thành một bãi khô cằn. Những khóm cây ngày càng thưa nên đất bị bào mòn và thành rãnh. “Hầu như bao giờ hiện tượng này cũng đi theo sự phá rừng dữ dội, không những làm cản trở mọi cải tiến đối với nghề chăn nuôi, mà còn gây nên nạn đói và chết chóc cho những vùng trước đây phồn thịnh”. Như vậy phải thay thế sự chăn thả tự do bằng sự chăn thả có kỷ luật. Koechlin J (1962) khi nghiên cứu về đồng cỏ và vấn đề thức ăn gia súc ở cộng hoà Trung Phi đã
nhận xét : Hiện tượng thoái hoá đồng cỏ là do chăn thả gia súc diễn ra trên những diện tích lớn làm sản xuất bị giảm sút nghiêm trọng. Hơn nữa sự thoái hoá của thực vật đồng cỏ thường làm cho hiện tượng xói mòn sâu sắc hơn.
Jacques Felix H (1961) nói về đặc điểm của đồng cỏ rẻo cao ở Tây Phi: Những đồng cỏ này có giá trị không những chỉ do phẩm chất cỏ mà vì khí hậu ở đó trong lành, ít dịch bệnh. Những đồng cỏ này là những nơi phải được coi trọng, phải được giữ gìn cẩn thận và cải tạo vì diện tích chỉ có hạn. Thực tế chúng tôi thấy những đồng cỏ này bị hai nguyên nhân làm thoái hoá : xói mòn do bị chăn thả quá đáng ở những sườn núi; cháy rừng làm cho hệ thực vật chỉ còn một vài loài chịu lửa, những loài này là thức ăn gia súc xấu và không bảo vệ được đất [40].
B.D.Andreev (1958) khi nghiên cứu các giai đoạn hình thành và thoái hoá của thực bì thảo nguyên ở nam Nga đã chia thành 8 giai đoạn: Giai đoạn đầu là sự chặt hạ và cuối cùng là sự hình thành thảm bào tử thực vật. A.V.Abramtruk, P.L Gortriakopski (1980) khi đánh giá mức độ thoái hoá của các quần xã cỏ do tác động của con người ông đã đề ra bảng thang bậc riêng gồm có 3 mức, sự khác nhau giữa các mức là phụ thuộc vào mức độ thoái hoá do con người tạo ra (1 - ít; 2 - trung bình; 3 - nhiều).
Sự biến đổi các thảm thực vật (đồng cỏ) dưới tác động của yếu tố do con người tạo ra ở vùng nhiệt đới đã từ lâu trở thành vấn đề nóng bỏng cho nền kinh tế và cho chăn nuôi ở xứ nhiệt đới. Nhưng những nghiên cứu về vấn đề này cho đến nay vẫn còn rất ít: Cooper I.P, Taiton N.M và Pleming G (1968), Dương Hữu Thời (1981), Hoàng Chung (1981, 1983)...
Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam là loại hình đồng cỏ thứ sinh. Đặc biệt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới đồng thời đồng cỏ ở đây phân bố chủ yếu ở vùng núi, các sườn đồi có độ dốc khá lớn (15 - 400), nên vấn đề thoái hoá của đồng cỏ do chăn thả là một trong những vấn đề nan giải hiện nay của các nhà
nghiên cứu đồng cỏ Bắc Việt Nam. Những nghiên cứu về sự thoái hoá của đồng cỏ do chăn thả ở Việt Nam hiện nay đã được Dương Hữu Thời (1981) đề cập trong cuốn “ Đồng cỏ Bắc Việt Nam” khi phân tích thành phần loài và các điều kiện sinh thái của đồng cỏ đã đề cập đến 2 nguyên nhân của sự thoái hoá đồng cỏ Bắc Việt Nam là do cường độ chăn thả và điều kiện khí hậu.
Hoàng Chung (1981, 1983, 2003) sau hơn 10 năm nghiên cứu tại đồng cỏ ở vùng Thôm Luông (Ngân Sơn) đã phân tích ảnh hưởng của sự chăn thả không có kế hoạch lên sự thay đổi thành phần loài, cấu trúc và năng suất của thảm cỏ và đã đưa ra kết luận về quá trình thoái hoá đồng cỏ Bắc Việt Nam như sau: “Những thay đổi đầu tiên của lớp phủ thực vật đã dẫn đến sự hình thành các quần xã cỏ ở đây, những thảm cỏ này dưới sự tác động thường xuyên nhưng không thật nặng nề của con người như chăn thả, đốt nương rẫy, sẽ dẫn tới hình thành loại hình đồng cỏ khô, á thảo nguyên và đồng cỏ. Khi chăn thả nặng nề hơn sẽ dẫn đến sự thay đổi phức tạp của thành phần loài ở từng quần xã, đó là sự thay đổi các loài đang mọc bằng những loài từ ngoài đi vào, loài bản địa bị thay thế bởi loài phổ biến rộng rãi, đồng thời đơn giản hoá cấu trúc quần xã, giảm bớt khoảng không phân bố của lớp phủ thực vật, giảm năng suất của nó”. Trên cơ sở đó đã chia quá trình thoái hoá đồng cỏ do sử dụng thành 5 giai đoạn: Bắt đầu từ trạng thái đồng cỏ đến giai đoạn hình thành savan cây bụi [7]. Trương Tấn Khanh (2003) với công trình đánh giá hiện trạng đồng cỏ tự nhiên huyện M’drak- Daklak, Hoàng Chung, Trần Thị Hương Lam (2006) với công trình điều tra, đánh giá tập đoàn cây thức ăn gia súc hiện có của xã Hà Hiệu - Bắc Kạn. Các tác giả đều xác định các đồng cỏ tự nhiên hiện có đang bị chăn thả nặng nề dẫn tới thoái hoá ở mức độ nghiêm trọng ...
1.6. Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn xanh
Thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn cho bò sữa thay đổi rất lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn thu hoạch, thời gian và
quá trình bảo quản, công nghệ chế biến, phụ thuộc vào giống cây trồng, điều kiện khí hậu, kỹ thuật canh tác... Chất lượng của các giống cỏ được đánh giá bằng thành phần hoá học có trong giống cỏ đó. Đây là một chỉ tiêu hết sức quan trọng không thể thiếu khi nghiên cứu, đánh giá một giống cây thức ăn, trên cơ sở đó giúp các nhà chăn nuôi tính toán khẩu phần ăn cho gia súc một cách hợp lý, để chúng sinh trưởng và phát triển tốt.
* Độ ăn được:
Những loài trong đồng cỏ Bắc Việt Nam có giá trị chăn thả khá tốt, theo thành phần loài thì trên 95% là thuộc nhóm hoà thảo, trong đồng cỏ tồn tại một số loài cây bụi và cây thuộc thảo khác, phần lớn những loài này cũng được gia súc ăn. Tuy nhiên, giá trị chăn thả của đồng cỏ cũng thay đổi theo thời gian và theo từng kiểu thảm, điều này có quan hệ mật thiết với đặc điểm sinh thái, với các giai đoạn sinh trưởng, với thành phần thực vật, với chiều cao thảm cỏ và thành phần hoá học của nó cùng các hình thức tác động của con người vào thảm cỏ. Ở một số loài giá trị chăn thả hầu như không thay đổi trong suốt cả thời kì sinh dưỡng như: Ischaemum indicum, Paspalum scrobiculatum, Paspalum conjugatum và một số loài một năm. Một số loài khác thì giá trị chăn thả giảm dần theo thời gian, ở những loài này tuổi càng tăng thì tỉ lệ phần thân tăng và phần trăm chất xơ trong thân và lá tăng lên. Lá nhiều loài trở nên cứng và sắc như cỏ Tranh, Chè vè, ...
Thành phần họ Đậu trong đồng cỏ Bắc Việt Nam rất ít, một số loài trong đó giá trị chăn thả kém, lá cứng, có nhiều lông cứng như: Desmodium triquetum, một số loài khác thì năng suất lại rất thấp – sinh khối tập trung chủ
yếu ở phần thân như: Desmodium microphyllum. Trong thành phần cỏ của
một số quần xã có nhiều cây họ Cói, những loài này lá cứng và sắc như
Thành phần hoá học của thực vật:
Thành phần hóa học quyết định trực tiếp đến nguồn dinh dưỡng có trong hòa thảo. Theo tài liệu của Viện chăn nuôi quốc gia, 1995[35], đối với cây cỏ ngoài tự nhiên thì hàm lượng dinh dưỡng rất khác nhau như:
Đối với cây rong, bèo,…rau ở dưới nước thì hàm lượng chất khô thường thấp, chiếm tư 1-6% VCK, ví dụ bèo ong 9,6% VCK, 0,9% prôtin thô; 0,2% lipit thô; 1,6 % xơ thô; 6,4 dẫn xuất không đạm, 1,8 % khoáng tổng số.
Đối với cây trên cạn hàm lượng dinh dưỡng cũng khác nhau như: Cỏ bạc hà (cỏ vừng) có 11,9% VCK, 1,8% protein thô; 0,5% lipit thô; 2,7% xơ thô; 5,1% dẫn xuất không đạm; 1,8% khoáng tổng số. Cỏ thài lài 10% CVK; 1,7% protein thô; 0,9 lipit thô; 10% xơ thô;13,7 dẫn xuất không đạm 1,6 khoáng tổng số. Trong khi đó một số cỏ khác từ 18-24% VCK như cỏ Mộc Châu mọc tự nhiên có 23,88% VCK; 2,54% protein thô; 0,51% lipit thô; 8,67% xơ thô; 10,13 dẫn xuất không đạm 2,03 khoámg tổng số [2] Tùy theo từng thời vụ và thu cắt theo từng thời điểm hợp lí thì tỉ lệ nước 82%; 0,95% protein tiêu hóa; 0,67% lipit tiêu hóa và 3,4% xơ tiêu hóa. Một số cỏ có hàm lượng VCK cao(trên 30%) như cỏ sâu róm 30,2% VCK và tỉ lệ các chất khác là 2,3% protein thô; 1,6% lipit thô; 9,7 % xơ thô; 14,7% dẫn xuất không đạm 1,9% khoáng tổng số.
Đối với các cây cỏ trồng:
Trong các cây cỏ hòa thảo trồng thì tỉ lệ chất khô và các thành phần dinh dưỡng khác trong cỏ cũng dao đông khá lớn. Theo tài liệu của viện chăn nuôi quốc gia thì [37] chúng có thể biến động về vật chất khô từ 11 đến dưới 35% và phụ thuộc vào giống, loài và tuổi thu cắt. Có những loại cỏ như chè khổng lồ có hàm lượng chất khô là 13,68% và các thành phần dinh dưỡng khác như protein thô là 2,08%; 0,6% lipit thô; 1,72% xơ thô; 6,07% dẫn xuất không đạm; 3,21% khoáng tổng số. Cỏ voi có tỉ lệ VCK là 11,8% và các
thành phần dinh dưỡng khác như sau: protein thô 2,2%; 0,4% lipit thô;3,2% xơ thô; 4,3% dẫn xuất không đạm; 1,7% khoáng tổng số.
Theo Đoàn Ân, Võ Văn Trị, 1976 [2], cỏ Voi tuổi càng nhỏ thì hàm lượng Protein càng cao, tuổi càng lớn thì tỉ lệ chất xơ càng cao (tỉ lệ nghịch với hàm lượng protein và nước) cục thể là 2 tuần tuổi tỉ lệ nước là 89,56%; 2,67% xơ thô; protein cỏ khô là 18,42%, khi cỏ 4 tuần nước là 87,4%; 3,7% xơ; 11,49% protein trong cỏ khô. Thành phần hoá học có trong các giống cỏ tập trung chủ yếu vào 4 chỉ tiêu đó là: vật chất khô (VCK), Protein, đường, chất béo và xơ. Hoàng Chung và cộng sự (2004) đã tiến hành nghiên cứu và theo dõi một số chỉ tiêu về thành phần hoá học của một số loài chính trong đồng cỏ Bắc Việt Nam. Kết quả được thể hiện ở bảng 1.4 [7].
Những giống cây thức ăn tốt là giống cho năng suất vật chất khô, Protein, đường cao, tỉ lệ xơ trong thức ăn thấp, tỉ lệ lá/thân cao, trong đó chỉ tiêu Protein được chú ý nhiều hơn cả.
Bảng 1.4: Thành phần hoá học và giá trị dinh dƣỡng của một số loài cỏ chính TT Tên khoa học Tên
Việt Nam % nƣớc % Đạm TS % Prôtêin % đạm amin % lipit % chất xơ ĐVTA
1 Ischaemum indicum Cỏ lông 76.7 1.954 7.86 1.379 1 8.8 0.19 2 Arundinella nepalensis Cỏ xương 77.4 1.976 9.94 1.744 0.3 7.9 0.18 3 Cymbopogon caesius Cỏ sả 70.4 2.306 9.61 1.686 1.9 9.3 0.25 4 Imperata cylindrica Cỏ Tranh 74 1.945 9.747 1.71 1.1 8.8 0.25 5 Setaria viridis Cỏ sâu róm 67.5 2.1 1.6 10.3 0.27 6 Chrysopogon aciculatus Cỏ may 64.4 3.1 0.6 8.3 0.3 7 Digitaria longiflora Cỏ chỉ 73.6 3.4 0.5 7.4 0.21 8 Digitaria decumbens Pangôla 2.295 8.88 1.558
9 Paspalum urvillei Mộc châu 2.6 10.48 1.839 0.1 10 Fimbristylis annua Họ cói 0.979 4.288 0.747
Trong thực tế khi chăn thả bình thường giá trị thức ăn cao nhất trong thời gian đầu khi cỏ mọc nhanh ra nhiều lá mới, giá trị thức ăn giảm khi cỏ bắt đầu đâm bông và tiếp tục giảm khi cỏ càng già. Khi chăn thả liên tục theo những khoảng thời gian liên tiếp gần nhau, giá trị dinh dưỡng của cỏ có thể ở mức tương đối cao nhưng như vậy năng suất bị giảm nhiều.
1.7. Một số đặc điểm sinh thái và sinh vật học của hoà thảo
Cỏ hoà thảo chỉ có một họ duy nhất là họ hoà thảo (Poaceae) và có 28 họ phụ, 563 chi, 6802 loài [43]. Cỏ hoà thảo thường chiếm phần lớn trong đồng cỏ 95 - 98% và trong khẩu phần ăn của gia súc nhai lại chiếm 70 - 80%.
1.7.1. Đặc tính sinh thái
Thuộc vào đặc điểm sinh thái học là các mối quan hệ riêng biệt của thực vật với từng yếu tố sinh thái, cũng như ảnh hưởng của thực vật trên nơi sống.
Cỏ hòa thảo có vị trí quan trọng trong thảm cỏ do cỏ hoà thảo có khả