Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò thịt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng suất chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã cảnh hưng, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc (Trang 105 - 107)

2. Mục đích nghiên cứu

4.9.2.Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò thịt

Gia đình ông Sáu (Hiệp hoà, Bắc giang): Nuôi bò thịt từ khoảng tháng 11.2006 nuôi theo phương thức bán chăn thả, lúc đầu là 24 con toàn là bò cái sinh sản với giá khoảng 4 triệu đồng/con, tổng vốn lúc đầu khoảng 96 triệu đồng; Đến cuối 2008 đẻ 8 con, bán bò con với giá 4 triệu đồng (đẻ con nào bán con đó); Đến tháng 1.2009 ông bán hết cả đàn bò thịt tổng tiền là 176 triệu đồng (trong đó có cả 8 con bê đã bán).

Như vậy với thời gian nuôi là 26 tháng, chưa trừ chi phí ông lãi khoảng 80 triệu - mỗi tháng ông thu khoảng 3.000.000đ, một năm thu 36 triệu đồng.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết khẩu phần ăn hàng ngày của đàn bò thịt nhà ông như sau:

Bảng 4.10. Khẩu phần ăn bình quân/ngày/con (kg)

Loại thức ăn Cỏ tự nhiên Cỏ trồng Cám gạo

Khối lượng (kg) 7- 8 5 – 6 2

Gia đình ông Sáu chỉ tận dụng nguồn thức ăn rất đơn giản, chủ yếu tận dụng cỏ tự nhiên có sẵn, trồng khoảng 0,25 ha cỏ Voi. Với năng suất khoảng 200

tấn/ha/năm thì cỏ trồng của gia đình ông chỉ đủ cho 1 con/ngày là 6kg cỏ tươi, cỏ tư nhiên năng suất thấp nên cũng chỉ đủ cung cấp 7-8 kg/con/ngày. Mua cám mỗi ngày cần 48 kg (mỗi kg là 4000đ).Trong 26 tháng ông Sáu phải dùng 37.440kg cám, tổng chi là 149.760.000đ, nó lớn hơn rất nhiều số tiền bán bò. Ở mô hình này ông đã phải bù 69.760.000đ chưa tính công chăn nuôi của gia đình. Nguyên nhân thất bại là do không có sự chuẩn bị đầy đủ về khâu thức ăn, không đầu tư thâm canh đúng mức nên thu nhập của cả đàn bò còn bị hạn chế nhiều.

So sánh 2 mô hình trên ta thấy: Mô hình của gia đình ông Quý (Cảnh Hưng) nuôi bò sữa về khâu thức ăn đã có sự chuẩn bị khá tốt, chủ động trồng cỏ đạt yêu cầu 80% của cả năm, còn lại 20% là thức ăn bổ sung từ phụ phẩm nông nghiệp, cỏ tự nhiên. Ông Quý có đầu tư ban đầu tốt, có hiểu biết về chăn nuôi bò sữa, thực thi theo đúng mô hình kinh doanh nên hiệu quả thu được từ mô hình khá cao, hiệu quả thu được từ 1ha đất nông nghiệp cũng thuộc loại cao (0,8 ha thu được 50 triệu/ năm).

Mô hình chăn nuôi bà thịt của gia đình ông Sáu (Hiệp Hoà) vẫn theo kiểu tư duy cũ. Kiểu làm ăn này vẫn gặp ở nhiều nơi đó là chăn nuôi theo lối chăn thả tự nhiên, tận dụng thảm cỏ tự nhiên mà không tính toán, không quy hoạch, có trồng một ít cỏ gọi là có sự chuẩn bị, có cho ăn thêm cám nhưng không có sự tính toán vì thế hiệu quả chăn nuôi rất kém, phải bù lỗ tới 70 triệu đồng, tổn thất này là do thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm trong chăn nuôi bò.

Từ kết quả của mô hình ông Quý chúng ta thấy nếu có kiến thức, có kinh nghiệm và có sự tính toán đầy đủ thì nên dành một phần đất trồng nghô, trồng lúa hat trồng mầu hiệu quả thấp sang trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi. Nếu trồng cỏ thâm canh chăn nuôi thì với trâu bò sinh sản cần 3 sào/con/năm, nếu mỗi năm đẻ được 1 con thì có thể thu được từ 3,0-3,5 triệu đồng tuỳ theo bê đẻ ra là bê đực hay bê cái. Nếu nuôi trâu bò thịt thì với tăng trọng 80- 90kg/năm cũng thu được khoảng 2,5-3,0 triệu đồng. Như vậy có thể thu được

1.000.000 đồng/sào/năm. Nếu nuôi bò sữa cần 4 sào cỏ/con, với chu kỳ 1 năm trung bình 3,5 tấn sữa, giá sữa bình quân 7.000 đ/kg thì có doanh thu gần 6 triệu đồng/năm/sào rõ ràng lãi suất rất cao.

Trồng cỏ chăn nuôi gần như không phải đầu tư gì ngoài công lao động. Phân trâu bò dùng bón ngay cho đồng cỏ. Trồng cỏ không đòi hỏi kỹ thuật và chăm bón cao. Các giống cỏ như cỏ Voi, Ghinê, Păngola, cỏ Ruzi... thích nghi cao cả trên những vùng đất nghèo. Cỏ giống thường 2 năm thay một lần dùng luôn hom hoặc hạt cỏ đang trồng thay thế. Sau mỗi lứa thu hoạch mới phải chăm bón một lần. Cỏ phát triển mạnh vào mùa mưa, đối với các loại cỏ thân bò có thể phơi khô, các loại cây thân đứng có thể ủ chua làm thức ăn dự trữ quanh năm.

Tóm lại, muốn phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ thì điều kiện tiên quyết là phải phát triển mạnh đồng cỏ. Cần có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong nhận thức của người chăn nuôi và chỉ đạo của các cấp ngành nông nghiệp. Các vùng trung du, đồi gò cần bỏ hẳn trồng sắn, trồng rừng kém hiệu quả sang trồng cỏ; các vùng đồng bằng cần chuyển đổi, dồn điền, đổi thửa…để trồng cỏ; có chính sách khuyến khích thích đáng đẩy mạnh đồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng suất chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã cảnh hưng, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc (Trang 105 - 107)