Cây trồng khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng suất chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã cảnh hưng, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc (Trang 54 - 58)

2. Mục đích nghiên cứu

1.8.3.Cây trồng khác

Bao gồm rơm, thân cây ngô già, cây lạc … loại thức ăn này thường có hàm lượng xơ cao (20 – 35 % tính trong chất khô) và tương đối nghèo chất dinh dưỡng.

Rơm (Orysa sativa): Đây là nguồn thức ăn dồi dào nhất cho bò. Ở nước

ta, rơm chiêm được thu hoạch vào tháng 5 – 6, rơm mùa vào tháng 9 -10, rơm lúa xuân vào tháng 3 – 4 và rơm lúa vụ thu vào tháng 7 – 8. Trong đó rơm mùa là phổ biến nhất, vì thời vụ này dễ dàng phơi và dự trữ tốt nhất cho bò. Cả nước ta có khoảng 40 triệu tấn rơm để làm thức ăn cho gia súc. Rơm thường chứa ít chất dinh dưỡng, hàm lượng prôtêin có khoảng 4 -7%, chất béo từ 1 -2%, vitamin và khoáng thường cũng nghèo nhưng xơ cao (từ 30 – 34%) song nó rất cần cho gia súc khi cỏ tươi và cỏ khô ít hoặc không có. Bởi vậy, rơm là nguồn thức ăn cần thiết cho trâu bò vào mùa cây cỏ xanh hiếm (Đông Xuân).

Ngô (Zea mays L): Ngô là cây thức ăn quan trọng ở Việt Nam, dùng

làm lương thực cho người, thức ăn tinh cho gia súc; là cây hằng năm, thân thẳng và đơn độc. Sinh trưởng nhanh có thể thu hoạch trong thời gian ngắn. Ngô thích nghi với điều kiện nhiệt đới nống ẩm, có thể sống ở một số loại đất, nhưng tốt nhất là đất tốt, thoát nước. Năng suất chất xanh của ngô thường thay đổi tùy theo mục đích sử dụng và mật độ gieo trồng. Nếu thu hoạch làm thức ăn xanh sau 40 – 50 ngày cho năng suất 12,6 tấn /ha. Sau 4 – 5 tháng cho 25 – 40 tấn/ ha và nếu đất tốt tới 100 – 200 tấn /ha xanh hay hơn, nhưng ở nhiệt đới nằm trong khoảng 8 – 70 tấn/ha xanh hay 2 – 20 tấn chất khô/ha [33]. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của ngô được trình bày ở bảng dưới bảng 1.5 [57].

Bảng 1.5 : Giá trị dinh dƣỡng của cây Ngô trong các giai đoạn khác nhau

(Viện chăn nuôi - 1995)

Giai đoạn NS khô (kg/ha) VCK (%) Prôtêin (%) Lipid (%) (%) Dẫn xuất không đạm Ngậm sữa 309 21.4 2.5 0.7 4.4 14.4 Chín sáp 295 27.4 2.6 0.8 8.6 13.3 Chín hoàn toàn 260 42.2 3.1 1.1 7.8 28.4

Ngoài những cây thức ăn kể trên, bà con nông dân còn tận dụng các phụ phẩm của nghành trồng trọt như ngọn lá sắn, ngọn lá mía, thân lá lạc, phụ phẩm dứa, khô dầu…Đó đều là những thức ăn xanh có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho chăn nuôi đại gia súc, tuy nhiên hiện nay do diện tích trồng các loại cây trên ở các hộ chăn nuôi còn ít nên lượng thức ăn xanh này sử dụng thêm vào chăn nuôi là không đáng kể.

Có thể nói, đối với vấn đề trồng cỏ, thật không có gì dễ bằng. Để khắc phục tình hình thiếu thức ăn trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là vào thời kỳ hạn hán như hiện nay, việc trồng các giống cỏ cao sản được xem như một giải pháp hữu hiệu, vừa tạo ra nguồn thức ăn cho gia súc, đồng thời bảo vệ tốt điều kiện môi trường, tăng độ phì nhiêu cho đất. Trồng cỏ chăn nuôi gần như không phải đầu tư gì ngoài công lao động. Phân trâu bò dùng bón ngay cho đồng cỏ. Trồng cỏ không đòi hỏi kỹ thuật và chăm bón cao. Các giống cỏ như cỏ voi, ghinê, păngola, cỏ ruzi... thích nghi cao cả trên những vùng đất nghèo. Cỏ giống thường 2 năm thay một lần dùng luôn hom hoặc hạt cỏ đang trồng thay thế. Sau mỗi lứa thu hoạch mới phải chăm bón một lần. Cỏ phát triển mạnh vào mùa mưa, đối với các loại cỏ thân bò có thể phơi khô, các loại cây thân đứng có thể ủ chua làm thức ăn dự trữ quanh năm.

1.9. Các loại thức ăn cho bò sữa

Thức ăn cho bò sữa được chia thành 3 nhóm chính là thức ăn thô, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung: Thức ăn thô, bao gồm một số nhóm: thức ăn xanh

(cỏ tự nhiên, cỏ trồng, ngọn mía, vỏ đọt dứa,...), thức ăn ủ chua (được tạo ra thông qua ủ chua thức ăn xanh), cỏ khô và rơm lúa, thức ăn củ quả (khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải, bầu bí,...), phế phụ phẩm công nghiệp chế biến (bã đậu nành, bã bia, bã sắn, rỉ mật đường,...); thức ăn tinh, gồm các loại hạt ngũ cốc và bột từ hạt ngũ cốc (như ngô, sắn, mì, gạo, cám gạo...), bột và khô dầu đậu tương, lạc...; các loại hạt cây họ đậu và thức ăn tinh hỗn hợp được sản xuất công nghiệp; thức ăn bổ sung (urê và hỗn hợp khoáng - vitamin,...).

Trong các nhóm thức ăn trên có nhiều loại thức ăn giúp bò đạt sản lượng sữa tốt đó là:

- Khoai lang: Có nhiều tinh bột và đường giúp sữa có chất lượng tốt. Khoai lang có hai loại là khoai đỏ và khoai trắng trong đó khoai đỏ có nhiều tinh bột và đường nhưng lại ít chất khoáng và protein hơn so sánh với khoai trắng.

- Khoai tây: Bổ hơn khoai lang do có nhiều protein, vitamin B1, B2, C. Tuy vậy, trong vỏ và mầm khoai tây có chất độc, nên trước khi cho bò ăn cần bỏ mầm và rửa cho sạch vỏ khoai.

- Bí đỏ: Đây là nguồn vitamin A bổ dưỡng đối với bò sữa. Lượng vitamin A trong bí đỏ sẽ càng tăng hơn, khi được ăn chung với khoai lang đỏ và khoai tây.

- Ngô: Ngô giàu đường, lipit, protein. Cho bò ăn ngô rất tốt, vì cơ thể bò hấp thụ được hầu hết những chất này.

- Bo bo: Bo bo giàu protein hơn những loại thực phẩm khác, nhưng tỷ lệ những chất khác thì lại kém hơn. Thân cây bo bo khi còn xanh có thể dùng cho bò ăn.

- Lạc: Do có nhiều protein và chất béo nên ăn lạc có lợi về sữa cho bò. Có thể thay lạc bằng khô dầu lạc.

- Đậu nành: Chỉ dùng bã đậu nành, vì trong đậu nành sống có chất ngăn cản việc hấp thụ sinh tố B của bò.

Khi bò đang trong thời kỳ vắt sữa, để bò có thể cho nhiều sữa nên cho bò ăn theo chế độ như sau:

+ Cho bò ăn thêm các loại khoai và củ như khoai lang, sắn, bí đỏ... + Ăn thêm khô dầu lạc, khô đậu tương, khô dầu dừa.

+ Ăn thêm những thức ăn nhiều nước như bã bia, bã đậu phụ... + Tinh bột cũng cần bổ sung thêm cho bò.

Để bò cho sữa nhiều trong một thời gian dài, ngoài việc cho bò ăn đầy đủ và chất cần thiết nên trộn thêm Premix vitamin và Premix khoáng. Đặc biệt là, nên cho bò uống nước dừa non nạo. Theo kinh nghiệm thực tế, thì cho bò ăn uống đầy đủ, uống thêm nước dừa non nạo có thể cho một chu kỳ sữa dài 12-14 tháng (hơn mức bình thường 4-6 tháng).

Nhu cầu năng lượng, protein, axit amin, chất khoáng (Ca và P) cho bò thịt, lợn, gà, vịt, ngan, gà tây, ngỗng được nghiên cứu nhiều và đã được đưa vào sản xuất. Tuy nhiên những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của bò sữa thì còn ít. Thức ăn bổ sung hiện nay được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi, tuy nhiên chúng ta nhập thức ăn bổ sung từ nước ngoài là chính (hàng năm nhập khoảng trên 100 ngàn tấn gồm axit amin, premix khoáng vitamin và kháng sinh). Tiến bộ KHKT về thức ăn bổ sung của thế giới được kịp thời đưa vào VN như axit amin, enzym, các chất tăng sức đề kháng, các chất hạ thấp pH đường tiêu hoá (acidifier), probiotic và prebiotic. Các thức ăn này góp phần tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, hạn chế tiêu chảy, tăng năng suất chăn nuôi và đặc biệt góp phần giảm bớt việc.Xác định nhu cầu dinh dưỡng của động vật nuôi.

Chương 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng suất chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã cảnh hưng, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc (Trang 54 - 58)