Một ngƣời đƣợc coi là phù hợp với một nghề nào đó khi ở họ có đƣợc những phẩm chất đạo đức, trình độ văn hoá, năng lực chung và năng lực riêng, tri thức, kĩ năng và tình trạng sức khoẻ đáp ứng đƣợc đòi hỏi do nghề nghiệp đặt ra.
Ngƣời ta chỉ cần làm một số biện pháp nhằm đối chiếu những đặc điểm tâm sinh lý của con ngƣời với hệ thống yêu cầu do nghề đặt ra mà kết luận về mức độ phù hợp nghề của ngƣời đó. Sự phù hợp nghề thƣờng thể hiện ở 3 dấu hiệu:
* Bảo đảm tốc độ làm việc, tức là bảo đảm đƣợc yêu cầu về số lƣợng công việc theo định mức lao động. Ngƣời ta có thể đo đếm đƣợc các động tác lao động để kết luận về sự phù hợp nghề.
* Bảo đảm độ chính xác của công việc. Đây là yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm. Ngƣời lao động phải làm ra mặt hàng đúng quy cách, không có số lƣợng phế phẩm quá con số cho phép, không để công cụ lao động bị hƣ hỏng...
* Không bị công việc của nghề nghiệp gây nên những độc hại cho cơ thể của bản thân.
Mức độ hiệu quả hoạt động nghề nghiệp chịu sự chi phối của mức độ sự phù hợp nghề. Thông thƣờng, ngƣời ta chia làm 3 phần mức độ phù hợp đối với một nghề đó là: Phù hợp hoàn toàn, phù hợp có mức độ và không phù hợp. Trên thực tế, ít có ai sinh ra mà phù hợp với nghề này hay nghề khác mà thƣờng chỉ có những cơ sở ban đầu có khả năng phù hợp hay không phù hợp với nghề nghiệp. Bởi vậy khó có sự phù hợp tuyệt đối với nghề (phù hợp hoàn toàn), và để đạt tới mức độ này, bản thân mỗi ngƣời phải có sự rèn luyện để hình thành cho mình những gì mà nghề nghiệp đòi hỏi. [8]
27
Có thể nói, mỗi cá nhân đều tiềm ẩn những năng lực, những sở trƣờng đặc biệt để tạo sự phù hợp nghề. Nếu biết lợi dụng triệt để những cơ sở ấy đặc biệt là những sở trƣờng sẵn có, kiên trì luyện tập kết hợp với sự học hỏi ở những ngƣờ i có kinh nghiệm thì sự phù hợp nghề sẽ nhanh đến với bản thân. Tuy nhiên hoạt động nghề có những đặc điểm riêng của nó, thậm chí những yêu cầu do nó đặt ra ở một số ngƣời này thì rèn luyện có thể tạo ra sự phù hợp nhƣng ở một số ngƣời khác thì cho dù chăm chỉ mấy cũng không thể đáp ứng. Chính đặc điểm này đã ảnh hƣởng tới chất lƣợng chọn nghề của học sinh.
Một khi học sinh chƣa biết mình, chƣa hiểu nghề thì đối với các em nghề nào cũng có thể làm đƣợc nhƣng không phải nghề nào cũng phù hợp. Các nhà tâm lý học đã chứng minh đƣợc mỗi nghề đòi hỏi một trình độ phát triển năng lực chung và những năng lực chuyên biệt cần thiết để thực hiện thành công cho riêng nghề nghiệp đó. Đồng thời mỗi nghề còn có những yêu cầu riêng về trạng thái sức khỏe, tâm lý của con ngƣời.
Có thể nói sự phù hợp nghề trƣớc hết là phụ thuộc vào quá trình nhận thức sâu sắc với nghề mình chọn để biết mình, biết nghề và sau đó là quá trình tự rèn luyện để tạo sự phù hợp nghề là cơ sở để đảm bảo cho hoạt động nghề đạt tới hiệu quả. Song, để làm cho sự phù hợp nghề có sự bền vững về chất lƣợng là cả một quá trình khổ công học hỏi, hoàn thiện những gì đã có thể làm cho những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra trở thành những đòi hỏi của chính bản thân mình.