Quá trình tiến hành khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường (khảo sát tại tỉnh phú thọ).pdf (Trang 103)

Bước 1: Chuẩn bị khảo nghiệm:

- Xác định các mục tiêu khảo nghiệm

- Biên soạn phiếu điều tra (Mẫu phiếu A4 phần phụ lục)

Bước 2: Tiến hành khảo nghiệm:

- Phát phiếu điều tra cho giáo viên và tiến hành trƣng cầu ý kiến giáo viên theo phiếu điều tra.

- Thu phiếu điều tra và có thể trò chuyện, trao đổi với giáo viên xung quanh vấn đề cần trƣng cầu ý kiến.

Bước 3: Xử lý và phân tích kết quả điều tra: 3.3.4. Kết quả khảo nghiệm:

Sau quá trình khảo nghiệm sƣ phạm trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia, chúng tôi đƣợc kết quả nhƣ sau:

* Đánh giá của chuyên gia về tầm quan trọng của việc nghiên cứu xây dựng các biện pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp nhằm điều chỉnh xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 dưới ảnh hưởng của nền KTTT:

- 37/40 chuyên gia (tỉ lệ 92,5%) cho rằng việc nghiên cứu và xây dựng các biện pháp là rất quan trọng, rất cần thiết.

- 3/40 chuyên gia (tỉ lệ 7,5%) cho rằng đó là việc quan trọng, cần thiết trong hoạt động hƣớng nghiệp

103

- Không có chuyên gia nào đồng ý với ý kiến cho rằng đó là điều không quan trọng, không cần thiết.

* Đánh giá của chuyên gia về sự phù hợp của những cơ sở có tính nguyên tắc trong việc nghiên cứu xây dựng các biện pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho HS lớp 12:

Kết quả điều tra đƣợc chúng tôi xử lý và tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 4.1: Đánh giá của chuyên gia về sự phù hợp của những cơ sở có tính nguyên tắc trong việc nghiên cứu xây dựng các biện pháp

Số TT

Cơ sở có tính nguyên tắc trong việc nghiên cứu, xây dựng các biện pháp

Mức độ phù hợp Rất phù hợp (%) Phù hợp (%) Không phù hợp (%)

1 Đảm bảo tính mục đích của hƣớng nghiệp 100 0 0

2 Đảm bảo sự phù hợp với những đăc điểm tâm lý

của HS THPT 100 0 0

3 Đảm bảo sự phân hoá, cá biệt hoá HS trong hoạt

động hƣớng nghiệp 90 10 0

4 Đảm bao tính hệ thống trong hoạt động hƣớng

nghiệp 95 5 0

5 Quán triệt theo quan điểm tiếp cận hoạt động và

nhân cách 100 0 0

6 Đảm bảo tính khả thi 100 0 0

Các chuyên gia đều đánh giá cao sự phù hợp của những cơ sở có tính nguyên tắc trong việc nghiên cứu xây dựng các biện pháp. Điều đó nghĩa là các biện pháp đƣợc xây dựng trên cơ sở có sự định hƣớng bởi những căn cứ vững chắc cả về mặt lý luận và thực tiễn.

* Đánh giá của chuyên gia về mức độ phù hợp của các biện pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho HS lớp 12:

104

Bảng 4.2: Đánh giá của chuyên gia về sự phù hợp của các biện pháp

Số TT Các biện pháp Mức độ phù hợp Rất phù hợp (%) Phù hợp (%) Không phù hợp (%)

1 Xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về

những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể 92,5 7,5 0

2 Tổ chức buổi toạ đàm ở lớp với chủ đề về

nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp 100 0 0

3 Tổ chức cho HS đi tham quan tại các cơ sở SX 95 5 0

4 Tổ chức hội nghị để trao đổi với cha mẹ HS

về nghề nghiệp tƣơng lai của con em họ 100 0 0

5 Lập hồ sơ hƣớng nghiệp chi tiết cho mỗi HS 87,5 12,5 0

Qua bảng số liệu có thể thấy các chuyên gia đánh giá rất cao về sự phù hợp cơ sở về lí luận và thực tiễn của các biện pháp. Có những biện pháp đƣợc 100% chuyên gia đánh giá rất phù hợp, nhƣ biện pháp tổ chức toạ đàm ở lớp với chủ đề về hƣớng nghiệp, biện pháp tổ chức hội nghị trao đổi với cha mẹ HS, về nghề nghiệp tƣơng lai con em họ. Các biện pháp xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể có 92,5% đánh giá rất phù hợp, 7,5% đánh giá phù hợp, biện pháp tổ chức cho HS đi tham quan tại các cơ sở sản xuất có 95% đánh giá rất phù hợp, 5% đánh giá phù hợp. Biện pháp lập hồ sơ hƣớng nghiệp cho HS có 87,5% đánh giá rất phù hợp và 12,5% đánh giá phù hợp.

* Đánh giá của chuyên gia về mức độ hợp lý của các bước tiến hành của những biện pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho HS lớp 12:

Bảng 4.3: Đánh giá của chuyên gia về mức độ hợp lý của các bước tiến hành những biện pháp Số TT Các biện pháp Mức độ hợp lý Rất hợp lý (%) Hợp lý (%) Không hợp lý (%)

1 Xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể 100 0 0 2 Tổ chức buổi toạ đàm ở lớp với chủ đề về nghề

nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp 97,5 2,5 0

3 Tổ chức cho HS đi tham quan t ại các cơ sở sản xuất 87,5 12,5 0

4 Tổ chức hội nghị để trao đổi với cha mẹ HS về

105

Đa số các chuyên gia đều đánh giá rất cao về tính hợp lý của các bƣớc tiến hành biện pháp của tất cả các biện pháp. Có những biện pháp có các bƣớc tiến hành đƣợc 100% đánh giá là rất hợp lý đó là các biện pháp: Xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể và biện pháp tổ chức hội nghị để trao đổi với cha mẹ HS về nghề nghiệp tƣơng lai của con em họ. Các biện pháp còn lại cũng đƣợc các chuyên gia đánh giá cao, đa số đều đồng ý ở mức độ rất hợp lý.

* Đánh giá của chuyên gia về mức độ khả thi của các biện pháp:

Bảng 4.4: Đánh giá của chuyên gia về mức độ khả thi của các biện pháp

Số TT Các biện pháp Mức độ khả thi Dễ thực hiện (%) Khó thực hiện (%) Không thực hiện được(%)

1 Xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về

những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể 100 0 0

2 Tổ chức buổi toạ đàm ở lớp với chủ đề về nghề

nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp 100 0 0

3 Tổ chức cho HS đi tham quan t ại các cơ sở sản

xuất 100 0 0

4 Tổ chức hội nghị để trao đổi với cha mẹ HS về

nghề nghiệp tƣơng lai c ủa con em họ 100 0 0

5 Lập hồ sơ hƣớng nghiệp chi tiết cho mỗi HS 92,5 7,5 0

Qua bảng 4.4 có thể thấy tính khả thi của các biện pháp đƣợc các chuyên gia đánh giá rất cao, có 4 biện pháp đƣợc 100% chuyên gia đánh giá là dễ thực hiện. Chỉ có biện pháp lập hồ sơ hƣớng nghiệp cho HS thì có 7,5% chuyên gia cho rằng khó thực hiện. Qua trao đổi chúng tôi đƣợc biết rằng, đây là một biện pháp rất hay, rất phù hợp nhƣng chƣa có ai làm, hơn nữa nó là một quá trình lâu dài chứa đựng nhiều vấn đề cho nên giáo viên ngại làm. Nếu thực hiện thì giáo viên phải có thêm rất nhiều việc phải làm mà phụ cấp cũng không đƣợc tăng thêm. Đây là những lý do dễ nhận thấy tuy nhiên có thể dễ dàng khắc phục nếu các nhà trƣờng quyết tâm thực hiện và thực sự vì tƣơng lai của HS.

106

3.4. Kết luận chƣơng 3

Dựa trên những cơ sở về lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng đƣợc 5 biện pháp và các bƣớc thực hiện những biện pháp đó. Các biện pháp đƣợc xây dựng với mục đích có thể đƣợc vận dụng dễ dàng trong công tác hƣớng nghiệp ở các trƣờng THPT hiện nay, nhằm hình thành những xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp hoặc điều chỉnh xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp của HS lớp 12 do sự ảnh hƣởng của nền KTTT. Các biện pháp đề xuất là những định hƣớng giúp cho giáo viên phụ trách công tác hƣớng nghiệp có thể linh hoạt vận dụng tuỳ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, đối tƣợng khác nhau nhằm thực hiện tốt mục đích nhiệm vụ của giáo dục hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay.

Các biện pháp cũng đã đƣợc thử nghiệm trên cơ sở lấy ý kiến của các chuyên gia là các giáo viên có kinh nghiệm đang trực tiếp phụ trách công tác hƣớng nghiệp trong các THPT. Các chuyên gia đã đánh giá rất cao về sự phù hợp cũng nhƣ tính khả thi của các biện pháp.

107

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS là một hiện tƣợng tâm lý rất phức tạp, nó đƣợc hình thành trong một quá trình khá lâu dài nên có sự ổn định và tƣơng đối bền vững. Là một hiện tƣợng xã hội cho nên nó chịu sự tác động của các hiện tƣợng xã hội khác nhƣ kinh tế, giáo dục, dƣ luận xã hội...Sự phát triển mạnh mẽ của nền KTTT ở nƣớc ta hiện nay có ảnh hƣởng rất lớn đến xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS cả về mặt tích cực và tiêu cực, cũng có nghĩa là ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nhân lực trong tƣơng lai của đất nƣớc. Chính vì vậy, đây cũng là một vấn đề lớn của GDHN đang đƣợc quan tâm nghiên cứu.

1.2. Sự tác động của nền KTTT đến xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 là một qui luật tất yếu. Tuy vậy, sự tác động này sẽ nghiêng theo chiều hƣớng tích cực nếu HS biết chủ động trƣớc các tác động ấy, chủ động tiếp nhận các tác động trên cơ sở chủ động tìm ra sự phù hợp của bản thân với các tác động đó. Có nghĩa là HS nhận thức đƣợc các tác động. Ngƣợc lại, sự tác động của KTTT sẽ nghiêng theo chiều hƣớng tiêu cực nếu HS không nhận thức đƣợc các tác động, không nhận thức đƣợc sự phù hợp của bản thân, tức là HS thụ động trƣớc các tác động của KTTT. Bởi vì bản thân KTTT không có mặt trái mà chính cách tiếp nhận của con ngƣời mới tạo ra những mặt trái đó.

1.3. Qua khảo sát và nghiên cứu thực trạng về xu hƣớng nghề nghiệp của HS lớp 12 dƣới sự ảnh hƣởng của nền KTTT chúng tôi nhận thấy: Đa số HS chịu sự ảnh hƣởng một cách thụ động, không nhận thức đƣợc sự phù hợp của bản thân với nghề. HS lớp 12 chủ yếu có xu hƣớng, nguyện vọng thi vào các trƣờng Đại học, Cao đẳng và lựa chọn những ngành nghề đang đƣợc xã hội quan tâm, đánh giá cao, những nghề có thu nhập cao và dễ tìm việc làm, những nghề đƣợc cho là “nhàn” và “dễ kiếm tiền”. Bên cạnh đó, việc chọn nghề của các em chủ yếu xuất phát từ sở thích cá nhân mà ít có sự định hƣớng từ nhà trƣờng, sự tác động của cha mẹ là đáng kể nhƣng chính họ cũng bị ảnh hƣởng nhiều từ nền KTTT cùng với lối tƣ duy lạc hậu về nghề nghiệp và việc làm, chỉ mong muốn con thi vào Đại học, hơn nữa

108

là sự kỳ vọng của cha mẹ vào con cái nhƣng lại vƣợt quá khả năng của chúng. Vì vậy, cha mẹ HS cũng chƣa đủ khả năng để có thể định hƣớng nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp cho con cái.

HS lớp 12 trƣờng THPT hiện nay đang có xu hƣớng muốn đƣợc học tập và làm việc ở các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế – XH ngoài biên chế nhà nƣớc, đề cao cuộc sống tự lập và khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học. Đây là một hiện tƣợng xã hội xuất hiện tất yếu trong nền KTTT và sự phát triển của công nghiệp. Tuy nhiên nó cũng là một trong các nguyên nhân cơ bản của sự mất cân bằng nguồn lực lao động trong XH nếu thiếu sự can thiệp, điều tiết vĩ mô kịp thời của Nhà nƣớc và các ngành chức năng.

Thiếu nghiêm trọng đội ngũ cán bộ, giáo viên chuyên trách làm công tác hƣớng nghiệp, vì vậy không thể tạo ra đƣợc một môi trƣờng hoạt động hƣớng nghiệp mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong nhà trƣờng THPT hiện nay.

1.4. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi đã tiến hành xây dựng đƣợc một số biện pháp cụ thể nhằm hình thành xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp tích cực, phù hợp của HS lớp 12 dƣới sự ảnh hƣởng của nền KTTT hiện nay. Qua thử nghiệm trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia, các biện pháp đã đƣợc các chuyên gia đánh giá cao về sự hợp lí cũng nhƣ tính khả thi. Nhƣ vậy nếu đƣợc áp dụng vào thực tiễn với việc đảm bảo đầy đủ các yêu cầu và các bƣớc tiến hành của biện pháp thì sẽ đem lại hiệu quả cao, giúp HS lớp 12 lựa chọn đƣợc nghề nghiệp phù hợp, góp phần nâng cao chất lƣợng GDHN trong các trƣờng THPT hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với nhà trường THPT:

2.1.1. Ban giám hiệu nhà trƣờng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra đánh giá và động viên, khuyến khích việc tổ chức thực hiện GDHN trong trƣờng của giáo viên và HS. Chính vì vậy, ban giám hiệu phải có sự quan tâm đúng mức đối với GDHN nhƣ là đối với các mặt giáo dục khác, phải coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học, là một chỉ tiêu quan trọng của công tác thi đua, khen thƣởng không chỉ đối với giáo viên mà cả với HS.

109

Tổ chức, liên hệ với các trung tâm kĩ thuật tổng hợp và hƣớng nghiệp để đƣa giáo viên đi tập huấn định kì về công tác hƣớng nghiệp. Theo dõi và chỉ đạo sát sao việc tổ chức, thực hiện GDHN thƣờng xuyên theo qui đ ịnh của Bộ Giáo dục và đào tạo đối với mỗi giáo viên đã đƣợc giao nhiệm vụ, quan tâm đầu tƣ trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác hƣớng nghiệp, tăng cƣờng việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá tại các cơ sở sản xuất cho HS, tăng thêm sự ƣu đãi vật chất cho giáo viên phụ trách công tác hƣớng nghiệp...

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc lập hồ sơ hƣớng nghiệp cho mỗi HS ngay từ khi các em bắt đầu vào học lớp 10, lập những kế hoạch cụ thể về việc phối kết hợp giáo dục hƣớng nghiệp cho HS giữa nhà trƣờng, gia đình và các tổ chức xã hội, các cơ sở sản xuất. Nhà trƣờng phải đảm bảo để HS có thể dễ dàng tiếp cận và tìm kiếm những thông tin cập nhật về các lĩnh vực nghề nghiệp trong XH cũng nhƣ về mỗi nghề cụ thể.

2.1.2. Trong nhà trƣờng THPT, GDHN cho HS là trách nhiệm của tất cả các giáo viên chứ không phải của riêng giáo viên phụ trách hƣớng nghiệp, mỗi giáo viên đều phải có ý thức định hƣớng nghề nghiệp cho HS thông qua chính môn học, bài học mà mình phụ trách. Đổi mới nhận thức và tƣ duy về GDHN, đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động hƣớng nghiệp theo hƣớng đa dạng hoá và tích cực hoá hoạt động của HS, nhằm hình thành nhu cầu đƣợc hƣớng nghiệp ở mỗi HS, thu hút HS tham gia một cách tự giác. Giáo viên phụ trách hƣớng nghiệp phải kết hợp với giáo viên các bộ môn để xây dựng các bản họa đồ nghề nghiệp chi tiết cho HS tham khảo trong quá trình chọn nghề.

2.2. Đối với gia đình HS:

Gia đình có ảnh hƣởng rất lớn đến việc lựa chọn nghề nghiệp của HS, cha mẹ và ngƣời thân trong gia đình trƣớc hết cần phải có một quan niệm, một cách nhìn đúng đắn, phù hợp về nghề nghiệp và việc làm trong xã hội hiện đại. Phải có sự hiểu biết về nhu cầu, hứng thú, sở thích, năng lực... của con em mình, đồng thời cũng cần phải có những hiểu biết nhất định về các ngành nghề trong xã hội, những đặc trƣng và yêu cầu của mỗi nghề, nhu cầu của xã hội đối với mỗi nghề...Trên cơ sở đó để tham mƣu, định hƣớng cho con em mình lựa chọn đƣợc nghề nghiệp phù hợp.

110

DANH MỤC

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Trần Đình Chiến (2008), Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến xu hướng

Một phần của tài liệu Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường (khảo sát tại tỉnh phú thọ).pdf (Trang 103)