Lựa chọn nghề nghiệp và những tính chất của nó

Một phần của tài liệu Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường (khảo sát tại tỉnh phú thọ).pdf (Trang 28 - 30)

Việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh là một quá trình lâu dài và phức tạp, nó đƣợc biểu hiện ở các mức độ khác nhau ngay trong những lớp đầu của trƣờng THCS, đƣợc tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần ở những lớp sau nhất là ở cuối cấp THPT, trong các trƣờng, lớp dạy nghề và đƣợc tạm coi là kết thúc khi họ đã có những khả năng lao động nghề nghiệp độc lập.

Với tƣ cách là một quá trình hoạt động, lựa chọn nghề nghiệp bao gồm những tính chất cơ bản sau:

28

* Tính chủ thể của quá trình lựa chọn:

Quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh diễn ra với sự chi phối của những mối quan hệ xã hội phức tạp (giữa học sinh với gia đình; học sinh với tập thể lớp, trƣờng, đoàn đội; học sinh với cộng đồng...). Những mối quan hệ này tác động tới nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú, sở thích nghề nghiệp của học sinh. Tuy nhiên để đi tới một quyết định lựa chọn nghề thì hầu hết đó là quyết định do chính chủ thể đƣa ra và khẳng định. Tỷ lệ ảnh hƣởng của những tác động khách quan tới sự lựa chọn trên mỗi cá nhân là nhiều ít khác nhau, song quyết định cuối cùng của quá trình lựa chọn nghề bao giờ cũng thuộc về một con ngƣời cụ thể.

* Tính khách thể của quá trình lựa chọn nghề:

Khi nói đến quá trình lựa chọn nghề là nói tới sự kết hợp giữa nhu cầu, nguyện vọng cá nhân với yêu cầu do nghề nghiệp và xã hội đòi hỏi. Không phải bất cứ nguyện vọng nghề nghiệp nào của chủ thể lựa chọn cũng đƣợc xã hội chấp nhận. Trong xã hội mỗi cá nhân có một vị trí xác định, với vị trí đó, cá nhân vừa đƣợc hƣởng những quyền lợi đồng thời cũng cần có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội.

Mối quan hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm trong lựa chọn nghề đƣợc biểu hiện trong qua mối quan hệ giữa nguyện vọng cá nhân (tôi muốn) với đòi hỏi về số lƣợng và chất lƣợng mà nhu cầu nguồn nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực nghề nghiệp đòi hỏi (tôi cần phải). Khi đó chủ thể của sự lựa chọn trở thành đối tƣợng của sự lựa chọn. Phần chính yếu phụ thuộc vào những gì có đƣợc nhờ vào hoạt động của chủ thể lựa chọn (tôi có thể).

* Tính mục đích của quá trình lựa chọn nghề:

Lựa chọn nghề là một hoạt động có đối tƣợng. Đối tƣợng ở đây chính là những nghề mà học sinh sẽ chọn. Nghề đƣợc chọn trở thành mục đích hoạt động của học sinh. Để đạt tới mục đích, học sinh cần phải hiểu rõ đối tƣợng (nghề). Sự hiểu biết này càng cặn kẽ sâu sắc, đầy đủ bao nhiêu thì khả năng chiếm lĩnh nghề nghiệp càng nhanh chóng trở thành hiện thực bấy nhiêu. Một khi đã hiểu rõ nghề nghiệp, học sinh sẽ dần thiết lập đƣợc kế hoạch cụ thể, có những biện pháp,

29

phƣơng pháp thích hợp trong học tập, rèn luyện để chiếm lĩnh đƣợc nghề lựa chọn ở những mức độ khác nhau. Việc xác định mục đích cho sự lựa chọn nghề của học sinh là rất đa dạng và phức tạp. Muốn xác định đƣợc nghề sẽ chọn phù hợp với mình, ngoài việc hiểu biết về nghề đó, học sinh phải tự hiểu mình. Chỉ có trên cơ sở này, bản thân học sinh mới đáp ứng với những yêu cầu của nghề nghiệp.

* Tính cấu trúc của quá trình lựa chọn nghề:

Trong quá trình tồn tại và phát triển, giai đoạn lựa chọn nghề đƣợc coi là một bộ phận, một mắt xích trong cấu trúc đời sống của con ngƣời. Khi xác định cho mình một hƣớng đi, một vị trí hoạt động trong đời sống xã hội chính là lúc con ngƣời ta lựa chọn nghề. Quá trình lựa chọn nghề không phải là chốc lát, không phải diễn ra chỉ một lần mà nó nảy sinh trong các mối quan hệ phức tạp: “Tôi và nghề nghiệp”, “tôi và chức vụ”, “tôi và gia đình”, “tôi và lƣơng bổng”... Điều đó có nghĩa là lựa chọn nghề đƣợc đặt trong một hệ thống các mối quan hệ giữa chủ thể (ngƣời lựa chọn) và những điều kiện khách quan có mối quan hệ trực tiếp đối với nghề nghiệp.

Nếu nhƣ việc xem xét và lựa chọn nghề nghiệp của học sinh tách khỏi các dạng lựa chọn (các mối quan hệ) trong đặc trƣng của cuộc sống con ngƣời thì sẽ dẫn tới sự hạn chế kết quả thực tế của các biện pháp hƣớng nghiệp, giới hạn khả năng điều khiển quá trình tái sản xuất nguồn nhân lực cho đất nƣớc. [21]

Một phần của tài liệu Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường (khảo sát tại tỉnh phú thọ).pdf (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)