Kiến của cha mẹ đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp

Một phần của tài liệu Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường (khảo sát tại tỉnh phú thọ).pdf (Trang 85)

2.2.3. ý kiến của cha, mẹ đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 hiện nay: hiện nay:

Khi nghiên cứu về xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 dƣới sự ảnh hƣởng của nền kinh tế thị trƣờng, chúng tôi nhận thấy rằng việc lựa chọn nghề

85

nghiệp của HS lớp 12 hiện nay tuy có tính chủ động và độc lập khá cao nhƣng phần lớn vẫn phụ thuộc vào gia đình. Chịu sự định hƣớng nghề nghiệp từ cha mẹ, gia đình. Sự ảnh hƣởng, tác động của gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với động cơ, hành vi lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12. Bên cạnh đó chính cha mẹ, gia đình của HS cũng đang chịu sự ảnh hƣởng rất lớn từ sự phát triển của KTTT hiện nay đến quan điểm, thái độ, hành động, suy nghĩ... nói chung là đến cuộc sống của họ. Do vậy nó cũng ảnh hƣởng đến việc định hƣớng nghề nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ.

Để nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành điều tra 150 cha, mẹ HS lớp 12 (trƣờng THPT Hạ Hoà 50 cha, mẹ, trƣờng THPT Hùng Vƣơng 50 cha mẹ, trƣờng THPT Việt Trì 50 cha, mẹ). Họ là cha mẹ của những HS lớp 12 mà chúng tôi đã tiến hành điều tra các em. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

* Quan điểm và thái độ của cha mẹ đối với việc định hướng nghề nghiệp cho con:

Trong qúa trình lựa chọn nghề nghiệp của HS thì quan điểm, thái độ của cha mẹ có nghĩa quyết định đối với các hành động, trợ giúp, can thiệp vào việc chọn nghề nghiệp của các em. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (mẫu phiếu A3) để điều tra khảo sát trên các cha mẹ HS. Sau khi xử lý chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

- Có 29/150 (19,3%) cha mẹ HS cho rằng đó là điều bắt buộc mà cha mẹ phải làm. - 76/150 (50,6%) chỉ mang tính chất tham mƣu, cố vấn, không ép buộc con cái - 34/150 (22,6%): Phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trƣờng. - 11/150 (7,3%): Vƣợt ngoài khả năng và hiểu biết của cha mẹ nên cho phép con tự quyết định.

- Không có cha mẹ nào lựa chọn phƣơng án: không quan tâm, đó là việc con cái đã lớn phải tự quyết định.

* Hành động của cha mẹ HS trong việc giúp con lựa chọn nghề nghiệp:

Nhằm tìm hiểu xem mỗi bậc cha mẹ thƣờng làm gì khi giúp con cái lựa chọn nghề nghiệp. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 (mẫu phiếu A3). Kết quả khảo sát thu đƣợc nhƣ sau:

86

- Rất quan tâm và đã tham mƣu để giúp con đƣợc nghề phù hợp: 65/150 (43,3%) - Để con tự lựa chọn, tự quyết định tƣơng lai của mình: 26/150 (17,3%) - Từ lâu đã chủ động lựa chọn nghề nghiệp cho con: 17/150 (11,3%)

- Tin tƣởng là nhà trƣờng sẽ giúp con chọn đƣợc nghề phù hợp: 42/150 (28,0%) - ý kiến khác: không có

Nhƣ vậy là có đa số cha mẹ học sinh (43,3%) cho rằng khi con lựa chọn nghề nghiệp thì cha mẹ cũng đã rất quan tâm đồng thời tham mƣu động viên để con chọn đƣợc nghề phù hợp nhất. 28,0% cha mẹ học sinh luôn tin tƣởng vào công tác hƣớng nghiệp của nhà trƣờng sẽ giúp con họ chọn đƣợc nghề phù hợp. Đây là hai ý kiến có tỉ lệ đồng ý cao nhất.

* Những vấn đề cha mẹ HS quan tâm nhất khi định hướng nghề nghiệp cho con:

Trong quá trình giúp con lựa chọn nghề nghiệp, cha mẹ HS cũng phải có sự cân nhắc, dựa trên những cơ sở, những căn cứ cụ thể để đi đến quyết định. Để nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 (mẫu phiếu A3). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

- Sức khoẻ và học lực của con: 32/150 (21,3%) - Sở thích và nguyện vọng của con: 28/150 (18,6%) - Điều kiện kinh tế của gia đình: 19/150 (12,6%)

- Vấn đề việc làm và thu nhập sau khi ra trƣờng: 61/150 (40,6%) - Nhu cầu về nhân lực của xã hội đối với nghề: 10/150 (6,6%)

Kết quả điều tra trên cho thấy vấn đề đƣợc nhiều bậc cha mẹ quan tâm nhất khi giúp con lựa chọn nghề nghiệp là vấn đề việc làm và thu nhập của nghề sau khi ra trƣờng (40,6%). Tiếp theo là vấn đề sức khoẻ và học lực của con (21,3%), còn các vấn đề khác thì có ít sự lựa chọn của cha mẹ học sinh hơn.

* Những mong muốn của cha mẹ sau khi con tốt nghiệp THPT:

Có thể nói rằng không có bậc cha mẹ nào lại không kì vọng vào tƣơng lai của con cái. Sau khi tốt nghiệp THPT các em chuẩn bị bƣớc vào đời cũng là lúc cha mẹ quan tâm, lo lắng nhất mong muốn con chọn đƣợc một nghề phù hợp. Về thực chất thì sự mong muốn này chính là việc định hƣớng nghề nghiệp cho con. Để

87

nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 (mẫu phiếu A3). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Không có cha mẹ nào cho rằng sau khi học xong THPT, con mình phải đi tìm những công việc cần lao động phổ thông để kiếm tiền giúp gia đình.

- 8/150 cha mẹ (5,3%) mong muốn con đi làm công nhân hoặc đi xuất khẩu lao động

- 17/150 cha mẹ (11,3%) mong muốn con đi theo con đƣờng kinh doanh, buôn bán. - 65/150 cha mẹ (43,0%) mong muốn con thi vào các trƣờng Đại học, cao đẳng - 60/150 cha mẹ (40,0%) mong muốn con thi vào ĐH, CĐ, THCN hay đi học nghề là tuỳ vào năng lực của mình

Những số liệu trên đây cho thấy cha mẹ HS đa số vẫn có xu hƣớng muốn con thi vào các trƣờng Đại học, cao đẳng và khuyến khích thi đại học, cao đẳng mặc dù biết năng lực của con là hạn chế. Việc hƣớng cho con làm thợ, làm công nhân hay xuất khẩu lao động vẫn chƣa đƣợc nhiều bậc cha mẹ quan tâm.

* Những kì vọng, mong muốn của cha mẹ đối với con trong tương lai:

Nhƣ chúng tôi đã nói, cha mẹ luôn mong muốn con cái thành đạt trong tƣơng lai, kì vọng vào sự phát triển, thăng tiến trong nghề mà các con đã chọn. Tuy nhiên biểu hiện và mức độ của những mong muốn, kì vọng đó ở mỗi cha mẹ là khác nhau. Để nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 (mẫu phiếu A3). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

- 17/50 (11,3%) cha mẹ mong muốn con mình sẽ giàu có, biết kinh doanh, buôn bán giỏi.

- 60/150 (40,0%) cha mẹ mong muốn con có nghề nghiệp ổn định và thu nhập cao. - 25/150 (16,6%) cha mẹ mong muốn con có địa vị xã hội cao, đƣợc nhiều ngƣời biết đến.

- 43/150 cha mẹ (28,6%) mong muốn con mình có bằng cấp cao từ trình độ đại học trở lên.

- 5/150 cha mẹ (3,3%) mong muốn con mình là một ngƣời lao động bình thƣờng có nghề nghiệp và thu nhập ổn định.

88

Nhƣ vậy là phƣơng án đƣợc nhiều cha mẹ đồng ý nhất chính là việc mong muốn con có nghề nghiệp ổn định và thu nhập cao (40,0%). Tiếp theo vẫn là mong muốn con mình có bằng cấp cao (từ Đại học trở lên (28,6%)). Ngoài ra các phƣơng án khác có tƣơng đối ít cha mẹ HS lựa chọn.

* Những suy nghĩ, ý kiến của cha mẹ về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12:

Để thu thập và nghiên cứu những điều suy nghĩ, những trăn trở của cha mẹ một cách cụ thể, đầy đủ về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của con họ. Chúng tôi sử dụng câu hỏi mở (câu hỏi số 6, mẫu phiếu A3) để cha mẹ có thể thoải mái bộc bạch những suy nghĩ của mình. Kết quả thu đƣợc là rất nhiều ý kiến khác nhau với những suy nghĩ và quan điểm khác nhau:

- “Vấn đề nghề nghiệp trong tương lai của con cái phải chủ yếu do bản thân con còn chúng tôi chỉ góp một phần”.

- “Tôi nghĩ rằng để lựa chọn nghề nghiệp cho con cái mình sau này, trước hết phải biết rõ được năng lực và sở thích của con mình, sau đó mới hướng cho con biết đi ngành nghề đó có phù hợp với bản thân hay không, từ đó để giúp con lựa chọn được một cách đúng nhất”.

- “Tuỳ theo sức khoẻ và khả năng, phù hợp điều kiện kinh tế gia đình”.

- “Theo tôi thì tôi sẽ để cháu tự lựa chọn và quyết định nghề nghiệp cho cháu”, tôi chỉ tham gia góp ý một chút ít còn để cháu tự quyết định xem sở thích của cháu là gì. Như vậy sẽ tốt cho cháu”.

- “Phải căn cứ vào học lực và sở thích của con cái mình, nhưng vẫn phải định hướng cho con”.

- “Nghề nghiệp tương lai của con cái là rất quan trọng, chúng ta có tư vấn cho con nhưng không ép buộc chúng để chúng quyết định nghề yêu thích”.

- “Cần chọn nghề phù hợp với năng lực và sở thích của con và có thu nhập ổn định”. - “Theo tôi, cháu thích ngành nghề nào thì để cho cháu tự lựa chọn và quyết định như vậy cháu sẽ yêu nghề và làm tốt công việc hơn”.

89

- “Có nghề nghiệp ổn định phục vụ xã hội cho phù hợp, sau trưởng thành có chỗ đứng trong xã hội”.

- “Vấn đề nghề nghiệp của con cái là rất quan trọng, đó là vấn đề hàng đầu đối với suy nghĩ của chúng tôi. Tuy nhiên vấn đề việc làm giờ rất khó khăn”.

Qua một số ý kiến của cha mẹ học sinh nhƣ trên chúng tôi nhận thấy rằng hầu nhƣ tất cả cha mẹ đều lo lắng, quan tâm đến việc lựa chọn nghề nghiệp của con cái, có tham mƣu, định hƣớng nghề nghiệp cho con nhƣng vẫn tôn trọng sở thích và nguyện vọng của con cái. Hơn nữa không thể phủ nhận việc chính các bậc cha mẹ cũng đang chịu sự tác động nhiều mặt từ sự phát triển kinh tế - xã hội, từ nền kinh tế thị trƣờng hiện nay. Điều này cũng có những tác động không nhỏ tới việc định hƣớng nghề nghiệp cho con cái họ.

2.3. Kết luận chƣơng 2

Sau khi nghiên cứu thực trạng xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 dƣới sự ảnh hƣởng của nền KTTT, chúng tôi nhận thấy:

- HS lớp 12 đã nhận thức đƣợc mục đích và tầm quan trọng của giáo dục hƣớng nghiệp tuy nhiên lại ít có nhu cầu hoặc không tìm đƣợc sự thoả mãn nhu cầu đƣợc định hƣớng nghề nghiệp trong các hoạt động hƣớng nghiệp của nhà trƣờng. Sự tham gia của HS chủ yếu mang tính hình thức, chống đối.

- Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, HS lớp 12 có xu hƣớng học chọn nghề nghiệp từ khá sớm, đặc biệt là ở giai đoạn đầu bậc THPT. Các em có tính chủ động và độc lập hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp.

- Do nhận thức về nghề nghiệp, việc làm còn đơn giản, phiến diện, hơn nữa do sự ảnh hƣởng từ nền KTTT cho nên HS lớp 12 hiện nay chủ yếu đặt mục tiêu vào việc thi vào đại học, cao đẳng, không muốn đi học THCN hay học nghề, một phần có xu hƣớng kinh doanh, buôn bán. HS cũng chủ yếu lựa chọn các ngành mà các em cho là có thu nhập và lợi nhuận cao lại “nhàn nhã” nhƣ kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, tin học, kế toán, y, dƣợc...

- Xu hƣớng muốn làm việc ở thành phố lớn và ngoài biên chế nhà nƣớc của HS đang tăng lên, đề cao cuộc sống tự lập, tự do và khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ.

90

- HS lớp 12 lựa chọn nghề nghiệp mặc dù có sự định hƣớng của gia đình và hƣớng nghiệp của nhà trƣờng nhƣng chủ yếu dựa vào cảm tính, hứng thú, sở thích cá nhân vốn đang bị ảnh hƣởng nhiều từ cuộc sống hiện đại nhƣng lại ít HS tính đến năng lực của bản thân và tính chất công việc của nghề. Do vậy phần lớn HS lớp 12 chƣa chọn đƣợc nghề phù hợp. Sự tập trung lựa chọn của HS lớp 12 vào một số ngành nghề có nguy cơ làm mất cân đối trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của đất nƣớc.

- Phần lớn cha mẹ HS rất quan tâm định hƣớng nghề nghiệp cho con cái nhƣng lại tôn trọng những quyết định lựa chọn của con vốn đã không đƣợc suy nghĩ một cách kỹ càng. Nguyên nhân này chủ yếu do sự thiếu kết hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong việc định hƣớng nghề nghiệp cho HS.

- Chƣa có giáo viên chuyên trách về hƣớng nghiệp, tất cả là do giáo viên chủ nhiệm lớp 12 kiêm nhiệm, cho nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động hƣớng nghiệp dẫn đến chất lƣợng thấp, hiệu quả không cao. Đa số nhận định của giáo viên về xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS có sự tƣơng đồng với việc tự đánh giá của HS. Ngoài ra giáo viên còn cho rằng nội dung và cách thức tổ chức hƣớng nghiệp hiện nay nhƣ vậy là bất cập, cần có sự thay đổi cho phù hợp.

91

Chƣơng 3

CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GDHN CHO HS LỚP 12 TRƢỜNG THP T TRONG ĐIỀU KIỆN

KTTT HIỆN NAY

3.1. Những cơ sở có tính nguyên tắc để xây dựng các biện pháp

3.1.1. Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính mục đích của giáo dục hướng nghiệp giáo dục hướng nghiệp

Bất cứ một phƣơng pháp, biện pháp tổ chức GDHN nào thì cuối cùng cũng phải nhằm thực hiện cho đƣợc mục đích giáo dục hƣớng nghiệp đề ra. Mục đích của GDHN là nhằm cung cấp cho HS những tri thức cần thiết nhất về nghề nghiệp, hình thành cho các em những kĩ năng cần thiết, cơ bản nhất trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Từ đó giúp đỡ HS chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội đồng thời thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với những năng lực, sở trƣờng và tâm sinh lý cá nhân HS. Đồng thời cũng nhằm mục đích phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả lực lƣợng lao động dự trữ có sẵn của đất nƣớc.

Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp GDHN phải đảm bảo tính mục đích của GDHN có nghĩa là trong quá trình xây dựng các biện pháp luôn phải căn cứ vào mục đích của GDHN. Các biện pháp mới đƣợc xây dựng phải giúp cho việc tổ chức hoạt động GDHN diễn ra có chất lƣợng và hiệu quả hơn và tất cả phải nhằm vào thực hiện mục đích của GDHN.

3.1.2. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phải đảm bảo sự phù hợp với những đặc điểm tâm lý và nhân cách của HS THPT những đặc điểm tâm lý và nhân cách của HS THPT

Tâm lý luôn gắn liền và điều hành mọi hoạt động, hành động của con ngƣời, tâm lý có thể bị biến đổi do sự tác động từ các yếu tố bên ngoài chủ thể. Tuy nhiên không phải tác động nào cũng có thể làm thay đổi tâm lý, mà chỉ những tác động nào đƣợc chủ thể có thể nhận thức, tiếp nhận và có nhu cầu tiếp nhận đƣợc nó thì mới có sự biến đổi về mặt tâm lý.

92

Đời sống tâm lý của HS THPT là khá phức tạp. Về mặt xã hội thì các em không còn là trẻ em nhƣng cũng chƣa phải là ngƣời trƣởng thành thực sự, các cấu trúc tâm lý đang ở giai đoạn phát triển hoàn thiện, tuy nhiên lại chƣa đạt đến sự cân bằng. Chính vì vậy HS lứa tuổi này thích độc lập và tự khẳng định mình nhƣng suy nghĩ và hành động lại chƣa có sự chín chắn, vẫn mang yếu tố “nông nổi” của tuổi trẻ, cho nên dễ mắc những sai lầm khi phải lựa chọn hay quyết định... Bất cứ một sự áp đặt nào từ phía ngƣời lớn đều có thể gây ra những phản kháng, điều mà các em cần là sự chia sẻ, hợp tác và định hƣớng của ngƣời lớn.

HS lớp 12 trƣờng THPT đang đứng trƣớc ngƣỡng cửa của cuộc đời, vì vậy xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp là một trong các đặc điểm tâm lý nổi bật nhất ở các

Một phần của tài liệu Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường (khảo sát tại tỉnh phú thọ).pdf (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)