Kiến của giáo viên làm công tác hướng nghiệp về xu hướng lựa

Một phần của tài liệu Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường (khảo sát tại tỉnh phú thọ).pdf (Trang 77 - 85)

nghề nghiệp của HS lớp 12 hiện nay:

Là những ngƣời trực tiếp thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục nói chung và công tác giáo dục hƣớng nghiệp nói riêng trong các trƣờng THPT, hơn ai hết giáo

77

viên (đặc biệt là những giáo viên chủ nhiệm lớp) là ngƣời hiểu rõ HS của mình nhất nắm đƣợc năng lực, sở thích, hứng thú và cả xu hƣớng nghề nghiệp của các em nữa. Trong các trƣờng THPT hiện nay, hầu nhƣ là chƣa có giáo viên chuyên trách về hƣớng nghiệp mà tất cả là các giáo viên dạy các môn văn hoá khác kiêm nhiệm. Công tác hƣớng nghiệp cho HS lớp 12 đƣợc giao cho chính những giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện. Chính vì vậy, để xin ý kiến của các giáo viên chủ nhiệm lớp 12. Cụ thể là giáo viên chủ nhiệm của 3 trƣờng: THPT Hạ Hoà: 13 giáo viên, THPT Hùng Vƣơng: 13 giáo viên, THPT Việt Trì: 14 giáo viên. Tổng cộng là 40 giáo viên chủ nhiệm lớp 12. Kết quả điều tra thu đƣợc nhƣ sau:

* ý kiến giáo viên về thực tế và hiệu quả của việc tổ chức giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT hiện nay:

Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (mẫu phiếu A2). Sau khi xử lý thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.12: Thực tế và hiệu quả của việc tổ chức GDHN trong trường THPT theo sự đánh giá của giáo viên

Số

TT Thực tế và hiệu quả của việc tổ chức GDHN ý kiến của gv SL tỉ lệ %

1 Đƣợc quan tâm, tổ chức tốt, hiệu quả cao 9 22,5

2 ít đƣợc quan tâm, hiệu quả thấp 3 7,5

3 Đƣợc quan tâm nhƣng tổ chức chƣa tốt, chƣa có hiệu quả 28 70,0

4 Thực hiện một cách hình thức, cho qua chuyện 0 0,0

5 Không quan tâm, không thực hiện 0 0,0

Bảng số liệu 2.12 cho thấy, không có giáo viên nào đồng ý với ý kiến cho rằng việc GDHN đƣợc thực hiện một cách hình thức, cho qua chuyện và không đƣợc quan tâm, không thực hiện. Có 70% giáo viên cho rằng GDHN đƣợc đã đƣợc quan tâm nhƣng tổ chức chƣa tốt, chƣa có hiệu quả, 22,5% giáo viên đồng ý với ý kiến cho rằng GDHN đã đƣợc quan tâm, tổ chức tốt và hiệu quả cao và chỉ có 7,5% giáo viên cho rằng ít đƣợc quan tâm và hiệu quả thấp.

* Những khó khăn giáo viên gặp phải trong công tác giáo dục hướng nghiệp cho HS lớp 12:

Trong điều kiện hiện nay, không chỉ có HS gặp nhiều khó khăn khi chọn nghề mà chính giáo viên tổ chức các hoạt động hƣớng nghiệp cũng gặp không ít khó

78

khăn trong quá trình thực hiện công việc. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đặt câu hỏi cho giáo viên (câu hỏi số 2 - mẫu phiếu A2). Sau khi xử lý các ý kiến trả lời chúng tôi có đƣợc những kết quả sau:

Có 14/40 giáo viên (35,0%) đây là tỉ lệ cao nhất cho rằng khó khăn nhất mà họ gặp phải là giáo viên hƣớng nghiệp hiện nay hầu hết không phải là giáo viên hƣớng nghiệp chuyên trách nên sự hiểu biết và năng lực tổ chức các hoạt động hƣớng nghiệp còn hạn chế. 10/40 giáo viên (25,0%) giáo viên cho rằng thời lƣợng giành cho chƣơng trình giáo dục hƣớng nghiệp quá ít, cơ sở vật chất và phƣơng tiện giáo dục thiếu thốn. 7/40 giáo viên (17,5%) đồng ý với ý kiến là chƣa tìm ra đƣợc các phƣơng pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp. 5/40 giáo viên (12,5%) đồng ý rằng có sự bất hợp tác của HS trong quá trình thực hiện công tác hƣớng nghiệp. Và chỉ có 4/40 giáo viên (9,0%) cho rằng học sinh chƣa nhận thức đƣợc mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục hƣớng nghiệp đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của các em.

* Những yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 theo ý kiến của giáo viên:

Để nghiên cứu vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 (mẫu phiếu A2). Kết quả thu đƣợc thể hiện trong bảng 2.13.

Bảng 2.13: Những yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 theo ý kiến của giáo viên

Số TT

Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12

ý kiến của gv SL tỉ lệ %

1 Cha mẹ và ngƣời thân trong gia đình HS 10 25,0

2 Bạn bè và những ngƣời quen của HS 0 0,0

3 Hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp của nhà trƣờng 4 10,0

4 Các phƣơng tiện thông tin đại chúng (Internet, sách báo,

truyền hình...) 7 17,5

79

Với sự nhận định của những giáo viên làm công tác hƣớng nghiệp đƣợc biểu hiện qua bảng số liệu trên cho thấy: yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 chính là hứng thú, sở thích của mỗi cá nhân HS 47,5% giáo viên đƣợc hỏi đồng ý với ý kiến này. Yếu tố quan trọng thứ hai là cha mẹ và ngƣời thân trong gia đình HS (có 25,0% giáo viên đồng ý). Yếu tố thứ ba với 17,5% giáo viên tán thành là các phƣơng tiện thông tin đại chúng (Internet, sách báo, truyền hình...). Yếu tố thứ tƣ là hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp của nhà trƣờng với 10,0% giáo viên đồng ý và yếu tố thứ năm là bạn bè và những ngƣời quen của học sinh, và không có giáo viên nào cho đó là yếu tố quan trọng nhất.

* ý kiến của giáo viên về những vấn đề HS lớp 12 quan tâm khi lựa chọn nghề nghiệp:

Để nghiên cứu vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 (mẫu phiếu A2) yêu cầu giáo viên đánh số từ 1 đến 10 biểu thị mức độ quan tâm của HS vào những vấn đề đã cho. Quan tâm nhất xếp số 1,... ít quan tâm nhất xếp thứ 10. Khi xử lý chúng tôi tiến hành cho điểm (thang điểm 10), quan tâm nhất đƣợc 10 điểm,... ít quan tâm nhất đƣợc 1 điểm. Tính điểm trung bình ở mỗi vấn đề rồi xếp theo thứ bậc biểu thị mức độ quan tâm tƣơng ứng với điểm trung bình. Điểm cao nhất xếp bậc 1,... và điểm thấp nhất xếp bậc 10. Chúng tôi đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.14: Những vấn đề HS lớp 12 quan tâm khi lựa chọn nghề nghiệp theo ý kiến của giáo viên

Số TT Những vấn đề HS lớp 12 quan tâm khi chọn nghề nghiệp đánh giá của gv Điểm TB Mức độ quan tâm

1 Nhu cầu, hứng thú của bản thân với nghề 5,6 5

2 Cơ hội có việc làm sau khi ra trƣờng 6,6 2

3 Thu nhập (hoặc lợi nhuận) của nghề 6,9 1

4 Là nghề đƣợc nhiều hay ít ngƣời lựa chọn 5,7 4

5 Sự đánh giá của xã hội đối với nghề 5,1 7

6 Điều kiện để thể hiện năng lực cá nhân 5,3 6

7 Vị thế xã hội của nghề 4,4 10

8 Điều kiện để tiếp tục học tập, nâng cao trình độ 4,5 9

9 Khả năng thăng tiến trong nghề 4,8 8

80

Qua bảng 2.14 có thể thấy ý kiến chung của giáo viên cho rằng trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp thì điều quan trọng nhất mà HS quan tâm đó là vấn đề thu nhập (hoặc lợi nhuận) của nghề định chọn (điểm TB 6,9; xếp thứ 1).

Những vấn đề tiếp theo đƣợc HS lớp 12 quan tâm đến khi chọn nghề là cơ hội việc làm sau khi ra trƣờng (điểm trung bình 6,6; xếp thứ 2), vấn đề sự đồng tình, ủng hộ của gia đình (điểm TB 6,0; xếp thứ 3).

Những vấn đề đƣợc HS quan tâm tiếp theo là: nghề đƣợc nghiều hay ít ngƣời lựa chọn (điểm TB 5,7; xếp thứ 4), nhu cầu hứng thú của bản thân với nghề (điểm TB 5,6; xếp thứ 5), điều kiện thể hiện năng lực cá nhân (5,3 điểm; xếp thứ 6), sự đánh giá của xã hội đối với nghề (5,1 điểm; xếp thứ 7), khả năng thăng tiến trong nghề (4,8 điểm; xếp thứ 8), điều kiện để tiếp tục học tập nâng cao trình độ (4,5 điểm; xếp thứ 9), vị thế XH của nghề (4,4 điểm; xếp thứ 10).

Qua thực trạng này có thể khẳng định việc đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của HS về những vấn đề mà HS lớp 12 quan tâm khi lựa chọn nghề nghiệp là khá tƣơng đồng với nhau.

* Những xu hướng nghề nghiệp của HS lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT theo ý kiến đánh giá của giáo viên:

Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 (mẫu phiếu A2) để khảo sát ý kiến của giáo viên về vấn đề này. Sau khi xử lý chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.15: Xu hướng nghề nghiệp của HS lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT theo ý kiến của giáo viên

Số TT

Xu hướng nghề nghiệp của HS lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT

ý kiến của giáo viên Số lượng tỉ lệ %

1 Thi Đại học, CĐ, nếu không đỗ năm sau tiếp tục thi lại 13 32,5

2 Thi Đại học, CĐ nếu không đỗ mới xem xét việc thi

THCN hay đi học nghề 16 40,0

3 Thi THCN hoặc đi học nghề 7 17,5

4 Làm công nhân hoặc đi xuất khẩu lao động 0 0,0

5 Kinh doanh, buôn bán hoặc làm một việc gì đó để kiếm

tiền giúp đỡ gia đình 4 10,0

Những số liệu trong bảng 2.16 cho thấy, có 13/40 (32,5%) giáo viên cho rằng sau khi tốt nghiệp THPT, HS lớp 12 đều đi thi Đại học, cao đẳng và nếu không đỗ

81

vẫn quyết định thi lại vào năm sau. 16/40 giáo viên (40,0%) đồng ý với ý kiến cho rằng sau khi học xong THPT, học sinh lớp 12 trƣớc hết là phải thi ĐH, CĐ nếu không đỗ các em mới tính đến chuyện thi vào các trƣờng THCN hay đi học nghề. Có 7/40 giáo viên (17,5%) đồng ý rằng sau khi học xong THPT, HS có thi ngay vào các trƣờng THCN hoặc dạy nghề. Có 4/40 giáo viên (10%) đồng ý rằng khi học xong THPT, HS có xu hƣớng kinh doanh, buôn bán hoặc tìm một việc làm gì đó để kiếm tiền giúp đỡ gia đình và không có giáo viên nào cho rằng sau khi học xong, HS đi làm công nhân hoặc đi xuất khẩu lao động.

Nhƣ vậy theo nhận định của các giáo viên làm công tác hƣớng nghiệp, tỉ lệ HS lớp 12 sau khi tốt nghiệp có nguyện vọng thi vào các trƣờng ĐH và CĐ là rất lớn (Nếu cộng 2 tỉ lệ trên lại sẽ là 72,5% số giáo viên đồng ý với quan điểm này). Theo nhận xét của giáo viên thì hầu nhƣ tất cả HS lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT đều muốn “thử sức” một lần thi vào ĐH, CĐ mặc dù có em biết mình không thể đỗ đƣợc. Nhiều em có xu hƣớng kinh doanh, đi bộ đội, làm công nhân, xuất khẩu lao động... tuy nhiên trƣớc tiên vẫn nộp hồ sơ xin thi Đại học.

* Những nghề (nhóm nghề) hiện nay được HS lớp 12 ưu tiên lựa chọn theo đánh giá của giáo viên:

Để khảo sát vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 (mẫu phiếu A2). Cách thức tiến hành và xử lý số liệu tƣơng tự câu hỏi số 4 (mẫu phiếu A2) và bảng số liệu 2.15. Chúng tôi đã thu đƣợc những kết quả nhƣ sau:

82

Bảng 2.16: Những nghề (hay nhóm nghề) được HS lớp 12 ưu tiên lựa chọn theo sự đánh giá của giáo viên

Số

TT Ngành nghề (hoặc nhóm ngành nghề)

Đánh giá của giáo viên Điểm TB Mức độ ưu tiên

1 Dạy học (sƣ phạm) 6,1 5

2 Y, dƣợc 6,4 4

3 Nông, lâm, ngƣ nghiệp 5,6 6

4 Tài chính, ngân hàng, chứng khoán, quản trị kinh doanh 7,2 1

5 Xây dựng, kiến trúc, giao thông 6,7 3

6 Văn hoá, nghệ thuật, giải trí (ca nhạc, điện ảnh, thời

trang...) 5,3 7

7 Công nghệ thông tin, ngoại ngữ, điện tử viễn thông 6,8 2

8 Công tác xã hội 4,7 9

9 Chuyên gia tƣ vấn 4,5 10

10 Công an, quân đội 5,0 8

Theo sự đánh giá của giáo viên thì những nghề đƣợc HS lớp 12 hiện nay ƣu tiên lựa chọn có thứ tự nhƣ sau:

Đứng ở vị trí ƣu tiên đầu tiên là các ngàng tài chính ngân hàng, chứng khoán, quản trị kinh doanh (điểm TB 7,2); thứ hai là các ngành công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, ngoại ngữ (điểm TB 6,8); thứ ba là các ngành xây dựng, kiến trúc, giao thông (điểm TB 6,7); thứ tƣ là các ngành y, dƣợc (điểm TB là 6,4); thứ năm là ngành sƣ phạm (điểm TB là 6,1); thứ sáu là các ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp (điểm TB là 5,6); thứ bảy là các ngành văn hoá nghệ thuật, giải trí (điểm TB là 5,3); thứ tám là các ngành thuộc lực lƣợng vũ trang (điểm TB là 5,0); thứ chín là các ngành về công tác xã hội (điểm TB là 4,7); thứ mƣời là các ngành đào tạo chuyên gia tƣ vấn (điểm TB là 4,5). Có đƣợc những đánh giá trên, theo các giáo viên thì họ đã rất hiểu HS lớp chủ nhiệm của mình về nhu cầu, hứng thú, sở thích của các em. Bên cạnh đó sự thống kê, phân loại khi nhận đƣợc hồ sơ thi vào các

83

trƣờng của bộ phận tuyển sinh nhà trƣờng đã cho những thông tin xác thực nhất về vấn đề này.

Khi so sánh việc đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của HS lớp 12 về những nghề đƣợc HS lớp 12 ƣu tiên lựa chọn (xem bảng) chúng tôi nhận thấy có sự tƣơng đồng tƣơng đối về thứ tự ƣu tiên lựa chọn của HS đối với các nghề.

* ảnh hưởng của sự phát triển KTTT hiện nay đối với HS lớp 12 theo sự nhận định, đánh giá của giáo viên:

Nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8 (mẫu phiếu A2). Kết quả thu đƣợc biểu hiện trong bảng sau:

Bảng 2.17: Sự ảnh hưởng của phát triển KTTT hiện nay đối với HS lớp 12 theo ý kiến đánh giá của giáo viên

Số TT

Các mặt bị ảnh hưởng từ nền KTTT của HS lớp 12

ý kiến của giáo viên

Số lượng Tỉ lệ % Thứ bậc

1 Chất lƣợng học tập 10 25,0 2

2 Mục đích, động cơ học tập 6 15,0 4

3 Đạo đức, lối sống 13 32,5 1

4 Xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp 7 17,5 3

5 Mỗi quan hệ với bạn bè, thầy cô 4 10,0 5

Yêu cầu của chúng tôi đặt ra cho giáo viên là chỉ ra mặt bị ảnh hƣởng nhất từ nền KTTT của HS. Tuy nhiên kết quả thu đƣợc là đều có sự tán thành của giáo viên ở các mặt, sự chênh lệch giữa hai mức độ là không quá lớn. Điều đó chứng tỏ, theo giáo viên thì tất cả các mặt trên đây của HS đề bị ảnh hƣởng của nền KTTT có cả ảnh hƣởng tiêu cực và tích cực và ở những mức độ khác nhau. Cụ thể là: Theo nhận định chung của giáo viên, mặt bị ảnh hƣởng nhiều nhất ở HS lớp 12 là đạo đức, lối sống (32,5%); thứ hai là chất lƣợng học tập (25,0%); thứ ba là xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp (17,5%); thứ tƣ là mục đích, động cơ học tập (15,0%); thứ năm là mối quan hệ với bạn bè và thầy cô (10,0%). Ngoài ra không có ý kiến nào khác.

* Nhằm để làm rõ hơn những vấn đề trên, chúng tôi đã đặt câu hỏi (câu hỏi số 8 - mẫu phiếu A2): một vài suy nghĩ của thầy (cô) về xu hướng nghề nghiệp của

84

Chúng tôi thu đƣợc rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, mặc dù mỗi ngƣời có một cách trả lời nhƣng cũng có khá nhiều sự tƣơng đồng về quan điểm, nhận định xung quanh vấn đề đƣợc nêu ra. Có thể một số ý kiến sau:

- “HS có lý tưởng, ước mơ thi đỗ Đại học, Cao đẳng, ra trường có thu nhập

cao, ổn định. Nhưng chọn trường không phù hợp với năng lực bản thân”.

- “Đa số các em mong muốn có một ngành nghề phù hợp với gia đình, sức

học. Số học sinh thi ĐH, CĐ thường hướng vào các trường kinh tế nhiều hơn, tìm kiếm ở trường có đầu ra dễ xin việc hơn”.

- “Học sinh thường có ước mơ, lý tưởng cao nhưng mâu thuẫn với năng lực

hiện có. HS thường chú trọng đến các trường ĐH, CĐ mà coi nhẹ các trường dạy nghề, THCN. Xu hướng nghề nghiệp của HS tập trung vào các ngành kinh tế, quân đội, điện tử, tin học”.

- “Học sinh chọn nghề không phù hợp với sức học của mình”.

- “HS chưa có sự xác định đúng đắn cho tương lai nên việc lựa chọn nghề

còn mơ hồ - không thực tế”.

- “HS thường lựa chọn nghề nghiệp theo cảm tính, ý kiến của gia đình, bạn bè

mà không hình dung ra công việc cụ thể mình phải làm trong tương lai”.

- “Muốn vào các trường đại học có vị thế trong xã hội, sau này ra trường có

Một phần của tài liệu Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường (khảo sát tại tỉnh phú thọ).pdf (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)