6. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Cuộc sống đơn sơ nhưng phong phú và giàu bản sắc
Trước cách mạng, dân tộc Mông điển hình cho nỗi đau khổ do cuộc sống mất tự do và tập quán du canh du cư cùng với những hủ tục lạc hậu đeo đẳng, trói buộc. Người Mông phải sống cơ cực "như con ma không mẹ cha ăn của thừa", "như con ma mồi côi chăn trâu người". Câu chuyện bi thương về tình cảnh nghiệt ngã của người Mông đói ăn, đói muối được nhà thơ Bàn Tài Đoàn ghi lại bằng những vần thơ đầy cảm thông và đau xót:
"Người Mèo ngày xưa bao đời lại Ở đất Đồng Văn đói khổ nghèo Ngẩng đầu thấy núi cao chót vót Cúi đầu thấy đá chồng chất nhau Bắp vùi xuống đất trong khe đá Nó mọc lên không chịu ra hoa"
(Muối của cụ Hồ - Bàn Tài Đoàn)
Cuộc sống du canh du cư của người Mông luôn thường trực nỗi lo toan như những thử thách lớn lao, khắc nghiệt nhất của số phận. Du canh du cư tưởng trốn được cái nghèo nhưng rốt cuộc "Người trốn đất Mèo cũng khổ/ Người ở đất Mèo thêm nghèo". Không phải họ không nhận ra một hệ quả tất yếu "Giàu di cư thì nghèo/ nghèo di cư thì chết" (tục ngữ Mông) nhưng sự bần cùng vẫn luôn dẫn dắt người Mông đi theo con đường định mệnh.
Cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại đã giải phóng cuộc đời của cả dân tộc. Đồng bào miền núi nói chung và đồng bào dân tộc Mông nói riêng cũng đã
thoát khỏi những cảnh đời tăm tối để bắt tay vào xây dựng một cuộc sống mới, một tương lai mới cho dân tộc mình. Lớp thế hệ nhà thơ Mông đầu tiên được ra đời và lớn lên trong cuộc sống hoà bình, hiểu sâu sắc giá trị của cuộc sống, của hai chữ tự do. Chính vì vậy mà cảm hứng nổi trội nhất trong thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại là cảm hứng về cuộc sống mới do Cách mạng, Đảng và Bác Hồ đem lại. "Chữ Bác Hồ" là món quà lớn lao nhất mà người Mông có được từ chế độ mới, góp phần quan trọng và tích cực để đưa cuộc đời người Mông từ bóng tối ra ánh sáng, từ khổ đau đến với hạnh phúc. Bởi lẽ, chữ viết luôn là nỗi khát khao thường trực của người Mông, là một trong những lí do dẫn đến các cuộc thiên di: "Vì người Mèo ta không có chữ/ Thua kiện người Hán ta mới đi" (Dân ca Mông). Ước mơ có chữ viết luôn được bộc lộ tràn đầy trong các bài ca trước đây của người Mông. Người Mông nhận thức sâu sắc đói nghèo và cùng cực là hệ luỵ tất yếu của nạn mù chữ, thất học: "Người Hán có chữ/ Người Hán ăn không hết tài hết phép/ Người Mông không có chữ/ Quanh năm suốt tháng cơ hàn" (Dân ca Mông). Điều đó lí giải việc ca ngợi chữ Bác Hồ, biết ơn Đảng, Chính phủ là đề tài, là cảm hứng của rất nhiều tác giả người Mông. Người Mông tự hào vì có chữ "dạy cách làm ăn tốt, làm uống hay", "dạy cách làm ăn tốt, làm mặc đúng" và thể hiện tấm lòng tri ân đối với Đảng và Bác Hồ:
Có chữ giúp ghi lại cuộc đời
Học chữ người Mông nhớ công ơn Đảng không nguôi Có chữ giúp ghi lại cuộc sống
Học chữ người Mông nhớ công ơn Bác Hồ mãi mãi.
(Người Mông có chữ)
Lòng biết ơn là tình cảm thường thấy và biểu hiện trong thơ dân tộc Mông thời kỳ hiện đại. Nói thế nào cũng không đủ, nói thế nào cũng không cùng. Dường như, với các tác giả người Mông, khi đặt bút làm thơ, mục tiêu
đầu tiên là thể hiện được tấm lòng của mình, của dân tộc mình, lòng biết ơn đối với Cách mạng đã khai sinh cho người Mông có được một cuộc đời mới.
Hùng Đình Quí có các bài thơ Người Mông có chữ (1968), Ơn Đảng (1969),
Nhớ Bác Hồ (1969), Ánh đuốc trên đỉnh Vần Chải, Việt Bắc ngày nay
(1972); Giàng A Của có bài thơ Có Cụ Hồ về; Vừ Thị Dưa có bài Nhớ đến
Chính phủ; rồi Giàng Páo Ly, Giàng A Páo, Mùa A Sấu, Sùng Nhìa Tú... đều có những bài thơ nói lên lòng biết ơn sâu nặng của dân tộc Mông đối với Đảng, với Chính phủ và Bác Hồ.
Tuy nhiên, không phải cứ có được tự do là có ngay được một cuộc sống no ấm hạnh phúc. Người Mông vẫn phải đối mặt với những thử thách, những khó khăn muôn mặt của cuộc đời; vẫn phải "còng lưng bới đá gieo hạt ngô"; vẫn phải kiên tâm bền bỉ gùi từng "lù cở" đất lên núi đá cao nguyên để bắt đá nảy mầm, bắt núi trổ bông để cải tạo cuộc sống. Cuộc sống dẫu còn đơn sơ, nhưng đã đậm đà niềm vui, báo hiệu một tương lai tốt đẹp. Dân tộc Mông là một dân tộc có tính cộng đồng rất cao. Có lẽ do sống khu biệt trên các đỉnh núi hẻo lánh nên tình cảm cộng đồng được cộng hưởng, được nở rộ như những bông hoa dưới ánh mặt trời. Không khí vui tươi, sôi nổi rộn rã ở miền Bắc trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội đã lan toả đến tận các bản làng heo hút của người Mông. Cuộc sống dần văn minh, xoá bỏ những hủ tục cũ kỹ, lạc hậu là đối tượng miêu tả, biểu hiện của các nhà thơ Mông. Những thửa ruộng bậc thang lúa vàng trĩu hạt; những mái
trường có con em của người Mông theo học, như những “bầy ong tung tăng
đi hút nhị hoa”; Những chính sách của Đảng tựa như những làn điệu dân ca bay bổng, lay động, thấm sâu vào tâm hồn người Mông. Khắp nơi rộn rã không khí đổi mới vui tươi, tràn ngập niềm tin vào cuộc sống. Cảm giác lâng lâng của con người được giải phóng, được tự do thật là kì diệu, để người Mông nhìn thiên nhiên cũng thấy có tâm hồn, có sự đồng điệu, say mê:
Mặt trời nâng hoa mây Bồng bềnh sáng núi đá
Cuồn cuộn toả ngọn rừng tre Như nâng cuộc đời ta đi lên
(Mặt trời hoa mây - Giàng A Páo)
Cái say mê đến độ ngây ngất khi người Mông được nghe những lời bạc, lời vàng từ những cán bộ người Kinh, được nhìn thấy những “ánh vàng, ánh bạc” trong đường lối của Đảng; một niềm tin tuyệt đối, rạng ngời trên mắt, trên môi của cả một dân tộc vốn quen với sự chịu đựng và bất công, lần đầu tiên được làm chủ cuộc đời:
Mặt trời chiếu toả tia nắng Sáng đầy núi cao
Như những sợi chỉ hồng Như ánh sáng của Đảng Làm thành huyện ta Ánh sáng mới nơi nơi
Cho xanh rờn đầy núi đầy đồi
(Ánh mặt trời - Giàng A Lử)
Khi không có sự phân biệt vùng cao - vùng thấp, không có sự phân biệt thiểu số - đa số thì dân tộc Mông cũng say sưa và tự nguyện góp công góp sức để đánh tan giặc Mỹ. Tâm trạng của anh trai Mông được lên đường nhập ngũ, được cầm súng trực tiếp chiến đấu mới hân hoan phấn khởi làm sao. Thậm chí nó át đi cả bản tính thường trực của một dân tộc vốn kiệm lời để mà reo lên, bộc lộ niềm vinh dự lớn lao của mình:
Chàng trai ơi Tên chàng đã rõ
Tên chàng giấy ghi tỏ tường Đi đánh Mỹ ngoài mặt trận
(Chuyện râm ran - Giàng A Lử)
Phải là một dân tộc đã đắm chìm quá lâu trong u tối, khổ cực; phải là những con người đã bị đày đoạ quá lâu trong những đắng cay, bất hạnh mới có được cảm giác vui mừng đến tuyệt đỉnh của hạnh phúc khi cuộc sống không còn lo toan, một cuộc sống đủ đầy, mãn nguyện cả về vật chất lẫn tinh thần:
Người Mèo vùng cao ta Ở bền nơi, làm bền nơi... Trồng chè đầy núi Trồng rừng xanh rờn Thành rừng bát ngát Cuộc đời ta Mọi thứ đều làm ra
(Định canh, định cư - Giàng A Gia)
Cuộc sống của người Mông có sự bình yên, êm đềm, đẹp một cách lãng
mạn. Chất lãng mạn ngấm sâu vào tim vào óc mỗi người để thăng hoa thành những tâm hồn nghệ sĩ. Phải có tâm hồn nghệ sĩ mới thấy được chất men say của những vụ mùa no ấm và sức sáng tạo kì diệu của bàn tay con người:
"Bậc thang vút lên mây Mùa vào thơm lúa chín Hương lúa tràn quê hương"
(Lên cao nguyên - Giàng Xuân Hồ) Để góp phần tạo nên cuộc sống êm đềm và thơ mộng đó, có sự tần tảo và cũng rất duyên dáng của "cô gái người Mông/ Thêu cả bốn mùa vào gấu váy"; có sự cần mẫn và cũng rất nên thơ của con người như gắn bó, hoà quyện với khung cảnh thiên nhiên: "Ngược ngược núi/ lúi húi cô gái Mèo xe gai/ Đeo
nắng chiều về bản"; có cả những suy tư, trăn trở thậm chí lo âu, dằn vặt về cách thức và con đường để vượt qua số phận, để thoát khỏi cái nghèo:
"Em gầu Mông
Mảnh đất quê ta đâu phải nghèo Chỉ vì không biết chữ
Cái miệng muốn ăn Nhưng tay chẳng với tới"
(Phải học - Hùng Đình Quí)
Sự đổi thay đáng ghi nhận nhất trong cuộc sống của người Mông có lẽ là sự đổi thay về số phận của người phụ nữ. Chúng ta đã quá quen thuộc hình ảnh cô Mỵ trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài. Cô Mỵ sống một cuộc đời câm lặng trong đau khổ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa" nhà thống lí Pá Tra. Những cô Mỵ ngày xưa đã được cách mạng đem đến cho một cuộc đời mới, được làm chủ bản thân và tương lai của mình, được học hành để tâm hồn lúc nào cũng phơi phới niềm vui: "Đi trên đường lá óng ánh/ Em gái Mông/ Lòng dạ cười lấp lánh". Kì diệu hơn, cô gái Mông ngày nay đã có thể trở thành cô giáo, đem cái chữ Bác Hồ để soi sáng cho đồng bào mình, dân tộc mình. Hình ảnh cô giáo người Mông đi dạy học là một hình ảnh đẹp đến thi vị về cuộc sống hạnh phúc của người Mông trong xã hội mới:
Đom đóm thắp đuốc dầu Đom đóm thắp đuốc sáng
Sáng soi Vần Chải những mái nhà tranh Đấy là cô giáo Gầu Mông
Tay giỏi tay cầm sách Tay trắng tay cầm đèn Đi dạy học xuống giữa thôn
Cuộc sống của người Mông đang hàng ngày, hàng giờ đổi thay một cách toàn diện. Cổng trời ở Hà Giang cao vút và hiểm trở. Từ khi Chính Phủ mở đường, người Mông đỡ đi biết bao cực nhọc. Thái độ của chàng trai người Mông có cái ngộ nghĩnh đáng yêu, có chất lãng mạn, phóng túng của một tâm hồn nghệ sĩ. Anh trai Mông thách thức cái dốc và con đường:
Xin mời đường mày hãy vểnh tai lắng Ta - người trai Mông đây còn hát Ba mươi ba bài dân ca nữa mới thôi... Xin mời đường mày hãy vểnh tai nghe Ta - người trai Mông này còn ca Ba mươi ba bài dân ca nữa mới chịu...
(Qua dốc Cán Tỷ - Hùng Đình Quí) Con đường Chính phủ mở để nối liền miền núi với miền xuôi cũng là con đường ngắn nhất đến với cuộc sống tự do, no ấm, hạnh phúc của người Mông:
"Ngày xưa qua Mã Pì Lèng
Đường chữ chi chín gấp khúc
Dòng Nho Quế trôi xuôi cười nhìn ta... Ngày nay qua Mã Pì lèng
Không còn đường chữ chi chín khúc dài Cưỡi xe qua con đường dạo hài chơi Dòng Nho Quế nhìn mà thèm... Từ nay đường xe Mã Pì Lèng mở Hạnh phúc đời đời đến
(Qua Mã Pì Lèng - Hùng Đình Quí)
Để có được một cuộc sống hạnh phúc, người Mông luôn phải cảnh giác và đấu tranh quyết liệt với những tệ nạn, những hủ tục lạc hậu, sự xúi giục của bọn người xấu lợi dụng lòng chân thật và niềm tin nhiều khi đến ngây thơ của người Mông để phục vụ cho những mưu đồ đen tối, muốn cho người
Mông lầm đường lạc lối. Sứ mạng vẻ vang và trọng trách lớn lao của những nhà thơ Mông là người định hướng tâm lý, định hướng tương lai cho bước đường đi của dân tộc mình. Người thầy giáo, người cán bộ cách mạng Hùng Đình Quí luôn trăn trở với nhiệm vụ nặng nề của mình là cảnh tỉnh đồng bào Mông, những người bà con thân thiết của ông, tránh xa những cái xấu, cái hại để chung tay xây dựng cuộc sống mới. Những hủ tục lạc hậu còn nặng nề, còn đeo đẳng đe doạ sự bình an và tương lai của dân tộc Mông. Hùng Đình Quí dùng thơ ca- những bài thơ mộc mạc mang âm hưởng và hình thức của dân ca Mông để tuyên truyền, vận động, để giúp người Mông thêm “sáng con mắt, chặt đầu gối” trên những bước đường gian nan. Thơ ông với những lời lẽ nhẹ nhàng, dễ hiểu mà hết sức thấm thía, có lý có tình. Ông chỉ ra những nguyên nhân của cái dốt, cái nghèo là do những hủ tục vợ cả, vợ lẽ và những tác hại khôn lường của thuốc phiện, rượu và cả những lời ngon ngọt tai hại của bọn người xấu. Ông khẳng định:
Một vợ một chồng
Sống đời như nàng tiên hoa đẹp Vợ cả vợ lẽ
Sống đời rối mù như cầy cào nhau
(Vợ lẽ)
Nhà thơ biết cách đi vào phân tích tâm lý, cho những con người “hay ăn, lười làm” phải nghĩ ngợi:
Để xây cuộc đời
Bầu bạn đi đầy đường chật lối Ai đó còn cứ mải mê trên bàn cay
Vậy muốn xây cuộc sống hay để ăn mày?
Tệ nạn thuốc phiện những năm trước đây đã tàn phá ghê gớm những bản làng của người Mông, huỷ hoại cả về thể chất và tinh thần của dân tộc Mông, nhà thơ cảnh tỉnh:
Thoáng trông lỗ tẩu bằng lỗ kim Nhưng lôi châu báu đi hàng nghìn Thoáng nhìn lỗ tẩu bằng lỗ dòi Nhưng lôi châu báu di hàng triệu
(Thuốc phiện hại)
Nhà thơ kêu gọi nhắn nhủ đồng bào mình: “Hỡi những ai/ Có tiền đem gửi tiết kiệm dành/ Còn thời gian cho con cháu đi học/ Con đường làm người”. Đó là thái độ tích cực của một công dân, một người bà con thân tình, người cán bộ có trách nhiệm.
Cuộc sống của người Mông trên núi cao đơn sơ nhưng không đơn điệu, một phần cũng bởi người Mông có đời sống tinh thần phong phú. Âm nhạc chính là một chất men say trong tâm hồn người Mông. Người Mông yêu âm nhạc bằng một tình yêu gần như là bản năng, đầy chất nghệ sĩ. Cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông không thể thiếu những tiếng khèn, tiếng đàn môi, kèn lá - những nhạc cụ quen thuộc và gần gũi của dân tộc Mông. Chàng trai Mông múa khèn tài hoa như những nghệ sĩ đích thực trong các buổi chợ phiên,
những đêm trăng hay trong các lễ hội “Gầu tào”: “Điệu khèn vui xóm núi/
Tiếng đàn môi giục lòng”. Những thiếu nữ Mông thả tâm tình trong tiếng đàn
môi dìu dặt, trong tiếng kèn lá ẩn chứa những tâm sự vui buồn: “Nhớ buổi
tiễn chân ta qua đồi/ Em ngắt lá thổi bài kèn réo rắt”. Âm nhạc Mông không ưa sự quân bình mà ưa đi đến tận cùng của những cung bậc thanh âm, chót vót cao và thăm thẳm sâu. Có lẽ đó cũng chính là cá tính của một dân tộc chứa bao điều bí ẩn trong tâm hồn.
Cuộc sống của người Mông không thiếu sự thơ mộng đến lãng mạn, những chủ nhân của núi đá vùng cao có đời sống tinh thần phong phú, trước hết và trên hết, họ có một tình yêu nồng nàn:
Em là cô gái Mèo hoa Anh là chàng trai Tày trắng Trời có mắt, trời cho ta thấy Đất có lòng, đất cho ta duyên Trời đất xe duyên trên sườn núi
(Tình ca ở Chiu Lầu Thí - Giàng Xuân Hồ) Chính những đỉnh núi - cao nguyên ấy đã sinh ra những nhà thơ dân tộc
Mông để cất lên những tiếng ca ca ngợi quê hương và tình yêu của mình:“Từ
đá/Sinh ra những chàng thi sĩ/Hát ca về đất trời, tình yêu của mình”(Đá ở
Sapa - Mã A Lềnh).
Đời sống văn hoá Mông với sự phong phú, độc đáo và đặc sắc góp phần tạo nên một diện mạo tâm hồn dân tộc Mông. Những buổi chợ phiên miền núi cao ngập tràn những thanh âm sắc màu của những tiếng mời chào, nói cười nghiêng ngả, của hoa văn thổ cẩm đủ bảy sắc cầu vồng, của những bát rượu nồng nàn hương bắp bên những chảo “thắng cố” bốc hơi ngào ngạt. Tất cả tạo nên một không khí náo nức tươi vui mê đắm lòng người. Có thể những nhà