Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, giàu nhạc điệu

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc mông thời kỳ hiện đại (từ 1945 đến nay).pdf (Trang 77 - 78)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, giàu nhạc điệu

Ngôn ngữ thơ Mông hiện đại rất giàu tính biểu cảm, giàu cảm xúc và nhạc điệu. Đây cũng chính là đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca nói chung. Tuy nhiên, thơ Mông đặc sắc ở chỗ tính biểu cảm và nhạc điệu của thơ phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ của người Mông, bởi nó xuất phát từ việc phản ánh đời sống tình cảm của mỗi cá nhân trong cộng đồng Mông mà những nhà thơ là người đại diện. Họ có tâm thế của người trong cuộc nên hiểu rõ cách nghĩ, cách cảm của đồng bào.

Người dân tộc thiểu số nói chung ưa nói những lời có vần, một phần do văn học truyền miệng ngự trị quá lâu trong đời sống tinh thần của họ, vì chữ viết xuất hiện muộn. Cách nói vần vè có ưu thế là dễ nhớ, dễ thuộc, đặc biệt là những thành ngữ tục ngữ được vận dụng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Dân tộc Mông cũng vậy, từ thơ ca dân gian đến thơ hiện đại không có sự cách biệt quá lớn về mặt hình thức và cả cách tư duy, biểu hiện. Bởi vậy, thơ hiện đại Mông cho dù có được sáng tác ghi lại bằng chữ Mông hay bằng chữ quốc ngữ, con đường đi đến trái tim, khối óc của đồng bào Mông vẫn chủ yếu là con đường truyền khẩu. Cách nói vần vè là cơ hội thuận lợi để các nhà thơ Mông bày tỏ tình cảm của mình phù hợp với việc diễn tả nội dung của các bài thơ mang cảm hứng chung là ngợi ca. Từ cảnh cảnh đẹp của thiên nhiên rực

nâng hoa mây/Bồng bềnh sáng núi đá”, đến cảnh đẹp của đời sống người

Mông đầm ấm, tươi vui trong vụ mùa thu hoạch “Bậc thang vút lên mây/Mùa

vào thơm lúa chín/Hương lúa tràn quê hương”, và tình cảm yêu mến đến tự

hào về môi trường sống đặc trưng của dân tộc mình: “Người Mèo ta trên

núi/Rừng trập trùng mây bay mây lượn” (Giàng A Páo).

Cách nói vần vè làm cho thơ hiện đại Mông mang một đặc điểm chung là giàu nhạc điệu. Những nhà thơ là những nhạc sĩ tài hoa trong việc phối kết các âm thanh của ngôn từ để tạo ra một bản nhạc riêng của các bài thơ. Âm điệu chung của thơ Mông là âm điệu gần gũi với dân ca và chịu ảnh hưởng nặng nề của dân ca Mông. Điều đó lí giải tại sao các bài thơ của các tác giả Mông lại có thể hát lên trong các sinh hoạt tập thể, các lễ hội mà không cần phải phổ nhạc. Sự phối hợp tài tình các âm vực cao thấp trong ngôn ngữ thơ

tạo cho thơ Mông một sự cân đối, hài hoà: “Nắng trời con chim con sâu

lượn/Trời nắng con chim con bướm đỗ”. Sự cân đối trong hình thức các câu thơ không chỉ ở số lượng câu chữ mà ở cả sự cân đối về thanh điệu. Ở đó các thanh bằng, thanh trắc được kết hợp với nhau một cách nhịp nhàng, uyển chuyển. Cách kết hợp như vậy tạo ra vần điệu cho thơ Mông như là một nét đặc trưng, khó lẫn với thơ ca của các dân tộc khác. Ta gặp rất nhiều trong các

bài thơ của các tác giả Mông lối diễn đạt như vậy: “Cái ao ruộng hai đầu

bằng/Cái ruộng ao hai đầu lặng” (Hùng Đình Quí), “Hoa chàm nở chênh chênh dốc sườn đồi/Hoa chàm nở chênh chênh cao sườn núi” (Giàng A Páo); “Người mẹ giỏi tay nuôi/Người cha khéo tay đặt” (Sùng A Thào); “Cha trao cho tôi tuổi tác/Mẹ ban phát linh hồn/Cha đắp bồi trí tuệ/Mẹ cho trọn điều

khôn” (Mã A Lềnh) …

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc mông thời kỳ hiện đại (từ 1945 đến nay).pdf (Trang 77 - 78)