Tư duy trực quan hình ảnh

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc mông thời kỳ hiện đại (từ 1945 đến nay).pdf (Trang 86 - 87)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.1.Tư duy trực quan hình ảnh

Tư duy trực quan hình ảnh là đặc điểm chung của người miền núi, đúng hơn là đặc điểm chung của người dân tộc thiểu số. Đó là sự tự biểu hiện của khả năng nhận thức và biểu đạt của cá nhân trước một vấn đề trừu tượng đòi hỏi phải diẽn đạt bằng ngôn ngữ với mục đích để người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận. Thơ dân tộc thiểu số nói chung và thơ dân tộc Mông nói riêng, rất giàu hình ảnh. Tư duy hình ảnh tạo nên sự phong phú độc đáo cho hình tượng thơ. Lựa chọn những hình ảnh có khả năng diễn tả chính xác nội dung cần biểu hiện làm cho những câu thơ, bài thơ trở nên sinh động và có tính biểu cảm cao, gây được ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Chẳng hạn, để miêu tả cái nắng nóng gay gắt đến khắc nghiệt của những ngày hè, nhà thơ

Nông Quốc Chấn có những câu thơ đầy hình ảnh: “Mặt trời như bốc lửa/

Nắng vỡ ống bương/Bụi mù trên nương/Ngoài ruộng nhe nanh, chim cu đánh sảng… (Thần nông). Nhà thơ La Quán Miên (dân tộc Thái) có cách nói rất

thằng Mỹ/Ném bom xuống bom to như cái chum/Bản nhà sàn của ta ăn lửa”

(Tiễn dặn người trai bản). Cách tư duy của người miền núi làm cho tất cả mọi sự vật hiện tượng đều có cuộc sống riêng có suy nghĩ và hành động như con

người: “Núi già, núi có râu đầy cằm/Núi có máu, có xương núi sống” (Núi -

Lương Quy Nhân). Trong thơ Mông hiện đại, cách tư duy trực quan hình ảnh cũng thể hiện rất rõ. Diễn tả không khí lao động khẩn trương cho kịp mùa vụ,

Giàng A Của dùng hình ảnh “đưa hết cánh tay ra đồng ruộng”. Khuyên mọi

người có ý thức bảo vệ rừng, Sùng A Trống chỉ ra tác hại của việc tàn phá

rừng đầu nguồn: “Ta đem rừng triệt hại/Có ngày cuộc sống của ta/Như là con

mương ruộng đã vỡ/Còn trơ lại cái rãnh khô”. Hùng Đình Quí ca ngợi cuộc sống hạnh phúc một vợ một chồng, lên án hủ tục lấy vợ lẽ, ông khuyên những

người Mông không nên “tranh đục cũ người dùng”, “cướp dao mẻ người

liếc”. Tư duy trực quan hình ảnh tạo cho thơ Mông có sức khái quát cao hơn,

gần với nếp cảm, nếp nghĩ, với cách diễn đạt trong ngôn ngữ hàng ngày của người Mông.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc mông thời kỳ hiện đại (từ 1945 đến nay).pdf (Trang 86 - 87)