6. Cấu trúc luận văn
3.3.1. Cấu trúc, nhịp điệu chịu ảnh hưởng của thơ ca truyền
3.3. Cấu trúc, nhịp điệu trong thơ Mông thời kỳ hiện đại
3.3.1. Cấu trúc, nhịp điệu chịu ảnh hưởng của thơ ca truyền thống dân tộc Mông tộc Mông
Kết cấu của bài thơ là một trong những phương tiện để biểu đạt nội dung. Kết cấu của bài thơ còn phần nào bộc lộ những đặc điểm về tâm lí, cách tư duy, biểu đạt của từng tác giả. Thơ Mông hiện đại mang những đặc trưng riêng mà theo chúng tôi có thể phân chia thành hai xu hướng kết cấu của các bài thơ: Xu hướng kết cấu truyền thống và xu hướng kết cấu hiện đại.
Kết cấu theo lối truyền thống là một trong những đặc trưng nổi bật của thơ Mông hiện đại. Đó vừa là một ưu thế đồng thời vừa là một hạn chế nhất định của thơ Mông. Sử dụng các hình thức kết cấu của thơ ca truyền thống tạo cho thơ Mông có đặc điểm riêng biệt, dễ nhận ra, giàu bản sắc. Tuy nhiên, sử dụng quá
nhiều hình thức kết cấu đó sẽ làm cho các bài thơ trở nên đơn điệu, dễ nhàm chán, không bắt kịp được với lối tư duy hiện đại, là một sự kìm hãm trong việc chuyển tải nội dung phản ánh cũng như ý đồ nghệ thuật của các tác giả.
Thơ Mông hiện đại chịu ảnh hưởng rất lớn của dân ca Mông về mặt hình thức kết cấu. Lối kết cấu đối ngẫu, lặp lại nhiều lần những từ ngữ, hình ảnh, cấu trúc câu thơ kết hợp với sự phối âm các thanh điệu bằng trắc làm cho thơ Mông hiện đại có những giai điệu rất gần với dân ca Mông:
Em gầu Mông
Nếu em nhớ dài, anh nhớ lâu Thì cho dù hang ra hoa, đá ra quả
Cũng chẳng ai tách rời được hai ta đâu! Nếu em nhớ đầy, anh nhớ đủ
Thì cho dù đá ra quả, hang ra hoa Cũng chẳng ai tách rời hai ta được!
(Đợi chờ - Hùng đình Quí)
Thậm chí, có những bài thơ Mông đọc lên chúng ta có cảm giác đã thấy rõ những giai điệu để có thể cất ngay lên tiếng hát:
Trên vòm trời mây quang Dưới vòm trời trăng sáng Con chim hoạ mi nhảy nhót
Con chim khướu đậu cành lan hót vang
Qua hội xuân này kẻo mình đi nhà mình, ta trở về nhà ta thôi Đôi ta không còn tựa lưng nhau thổi đàn môi
(Hội xuân - Mã A Lềnh)
Thơ Mông giàu nhạc điệu, một phần là do âm hưởng của dân ca Mông quá sâu đậm chi phối từ cảm xúc đến kết cấu, từ hình ảnh đến nhịp điệu của từng câu thơ:
Em là cô gái Mèo hoa Anh là chàng trai Tày trắng Trời có mắt trời cho ta thấy Đất có lòng, đất cho ta duyên Trời đất se duyên bên sườn núi
(Tình ca ở Chu Lầu Thí - Giàng Xuân Hồ) Tuy nhiên, ảnh hưởng quá nhiều từ hình thức kết cấu của dân ca làm cho