Cần có sự ủng hộ của xã hội đôi với lao động sáng tạo của nhà

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy - học theo hướng, phát huy năng lực sáng tạo của sinh viên khi, dạy chương cảm ứng điện từ - điện từ trường học phần điện học vật lí đại cương của các trường cao đẳng công nghiệp (Trang 28)

nghĩ của tôi đã nhầm. Tôi sẽ bắt đầu trở lại”.

6) Biết làm việc một cách khoa học:Nhà tổ chức khoa học lao động trí óc Vedenxki nói: “Ta bị mệt mỏi không chỉ do làm việc nhiều, mà còn do làm việc tồi”. Ông đề nghị các nhà khoa học áp dụng 5 điểm sau đây:

- Bắt tay vào làm việc phải từ từ, làm việc nhẹ nhàng không hấp tấp.

- Phải làm việc theo trình tự, hết giai đoạn này đến giai đoạn khác, làm việc có hệ thống.

- Phải có chế độ luân phiên thích đáng giữa làm việc và nghỉ ngơi.

- Kết hợp lao động chân tay với lao động trí óc.

- Thƣờng xuyên và đều đặn rèn luyện trình độ chuyên môn.

7) Phải có phƣơng tiện làm việc: Ngay cả những nhà thơ, học giỏi cũng phải có những dụng cụ để sử dụng. Galilê đã không thể nhìn theo những Mặt trăng của sao mộc nếu không có kính viễn vọng. Pasteur đã không thể thực hiện đƣợc công trình của mình nếu không có kính hiển vi. Ông bà Curie cũng phải có những dụng cụ để đo lƣờng và thử nghiệm. Nhiều khám phá nổi tiếng đã có thể không bao giờ được thực hiện nếu như các nhà khoa học đã không có những dụng cụ để làm việc.

1.1.7 Cần có sự ủng hộ của xã hội đôi với lao động sáng tạo của nhà khoa học khoa học

Gia đình là một môi trƣờng xã hội trực tiếp có ảnh hƣởng đến tâm lí trong lao động trí óc. Ngoài sự hoà thuận, sự ấm cúng, cần có sự quan tâm động viên, sự tạo điều kiện tốt cho lao động trí óc. Đối với mỗi ngƣời lao động trí óc, trong nhà cần có một góc yên tĩnh để có thể đọc, viết và suy nghĩ dễ dàng.

Rất tiếc trong các trƣờng học hiện nay, xu hƣớng dạy cho thế hệ trẻ biết tƣ duy sáng tạo vẫn chƣa thực sự rõ nét.

1.1.8 Các phương pháp tư duy sáng tạo trong cuộc sống

Một số các phƣơng pháp tƣ duy sáng tạo đã và đang đƣợc triển khai thành các lớp học, các hội nghị chuyên đề ở các hãng nghiên cứu lớn hay ngay cả trong các tổ chức chính quyền nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của từng cá nhân hay tập thể ngƣời . Các phƣơng pháp sử dụng trong ngành này còn đang đƣợc khám phá . Số lƣợng phƣơng pháp đã đƣợc phát minh có đến hàng trăm . Nội dung các phƣơng pháp áp dụng có hiệu quả đang đƣợc sƣ̉ dụng nhiề u là:

Tập kích não, thu thập ngẫu nhiên, nới rộng khái niệm, kích hoạt, lục mạo tƣ duy (six thinking hats): Phƣơng pháp tƣ duy sáng tạo Giản đồ DOIT, đơn vận, giản đồ ý, tƣơng tự hoá, tƣơng tự hoá cƣỡng bức, tƣ duy tổng hợp, đảo lộn vấn đề (reversal), cụ thể hoá và Tổng quát hoá, TRIZ: (Viết tắt từ Nga ngữ Teoriya Resheniya Izobreatatelskikh Zadatch (Теория решения изобретательских задач), Anh ngữ: the Theory of Inventive Problem Solving) tức là Lý thuyết giải quyết sáng tạo cho vấn đề. Nhiều phƣơng pháp trình bày trên đây vẫn còn đƣợc những ngƣời phát minh ra chúng giữ độc quyền trong việc đào tạo và in ấn các tài liệu giáo khoa.

1.2 Quan điểm hiện đại về dạy và học

Khơi dậy tiềm năng sáng tạo của học sinh, sinh viên không phải là một PPDH, mà là một quan điểm chỉ đạo trong dạy học. Nó thể hiện tinh thần dạy học "lấy ngƣời học làm trung tâm", nó chỉ ra đúng cái mục đích phát huy nội lực của mỗi học sinh, sinh viên. Nó cần đƣợc vận dụng trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học.

Khơi dậy tiềm năng sáng tạo của học sinh, sinh viên phản đối lối dạy học áp đặt, phản đối các kiểu dạy học lỗi thời nhƣ đọc chép, giáo điều sách vở... Nó đòi hỏi ngƣời thầy giáo phải tổ chức cho học sinh hoạt động chủ động, tích cực nhiều hơn.

Nhiều nhà nghiên cƣ́u cho rằng các PPDH nêu vấn đề , PP sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại, phƣơng pháp hƣớng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu, có nhiều cơ hội để "Khơi dậy tiềm năng sáng tạo của học sinh"...

Để làm rõ bản chất và cách thƣ́c phát triển tƣ duy sáng tạo của sinh viên trƣớc hêt chúng ta nghiên cƣ́u bản chất của quá trình dạy học .

1.2.1 Bản chất của quá trình dạy học

Quá trình dạy học các tri thức thuộc một nhóm khoa học cụ thể đƣợc hiểu là quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh trong sự tƣơng tác thống nhất, biện chứng của ba thành phần trong hệ dạy học: Giáo viên, học sinh và tƣ liệu hoạt động dạy.

1.2.1.1 Bản chất của hoạt động dạy và hoạt động học

* Bản chất của hoạt động dạy

Trong phạm vi nhà trƣờng, hoạt động dạy là hoạt động của giáo viên định hƣớng tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của ngƣời học, giúp ngƣời học tìm tòi, khám phá tri thức tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của bản thân.

Theo giáo sƣ Phạm Hữu Tòng: Bản chất của hoạt động dạy học là dạy hành động (hành động chiếm lĩnh tri thức và hành động vận dụng tri thức) và do đó, trong dạy học, giáo viên cần tổ chức các tình huống học tập đòi hỏi sự thích ứng của ngƣời học để qua đó ngƣời học chiếm lĩnh đƣợc tri thức, đồng thời phát triển trí tuệ và nhân cách toàn diện của mình.

* Bản chất của hoạt động học

Theo quan điểm dạy học hiện đại: Sự học phải là quá trình hình thành và phát triển của các dạng thức hành động xác định của ngƣời học, đó là sự thích ứng của chủ thể với tình huống học tập thích đáng thông qua sự đồng hoá (hiểu đƣợc, làm đƣợc) và sự điều tiết (có dự biến dổi về nhận thức của bản thân), qua đó ngƣời học phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách của bản thân.

Sự học là một hoạt động có ý thức của ngƣời học bao gồm một hệ thống các thành tố có quan hệ va tác động qua lại: Một bên là động cơ, mục đích, phƣơng tiện, còn bên kia là hoạt động, hành động và thao tác.

Sơ đồ 1.1: Cấu trúc tâm lý của hoạt động [21]

Hoạt động của chủ thể tồn tại tƣơng ứng với động cơ thúc đẩy hoạt động đó. Hoạt động có đối tƣợng cấu thành từ các hoạt động, hoạt động gồm các thao tác. Mặt khác hoạt động bao giờ cũng có mục đích, điều kiện và phƣơng tiện cụ thể.

Mỗi hành động diễn ra theo các pha: định hƣớng, chấp hành và kiểm tra. Cơ sở định hƣớng của hoạt động óc tầm quan trọng đặc biệt đối với chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhƣ vậy, sự học nói chung là là sự thích ứng của ngƣời học đối với những tình huống thích đáng làm nẩy sinh và phát triển ở ngƣời học những dạng thức hoạt động xác định, phát triển ở ngƣời học những năng lực thể chất, tinh thần và nhân cách của cá nhân. Sự học nói riêng, có chất lƣợng một tri thức khoa học mới phải là sự thích ứng của ngƣời học với những tình huống học tập thích đáng. Chính quá trình thích ứng này là hoạt động của ngƣời học xây dựng nên tri thức mới với tính cách là phƣơng tiện tối ƣu giải quyết tình huống mới. Đồng thời đó là quá trình làm phát triển các năng lực nhận thức, thực tiễn và nhân cách của ngƣời học.

Hoạt động Động cơ

Mục đích

Thao tác Điều kiện

Phƣơng tiện Hành động

1.2.1.2 Sự tương tác trong hệ dạy học

Trong sự tƣơng tác trong hệ dạy học, mỗi hoạt động của ngƣời học diễn ra theo các pha: “Định hƣớng - chấp hành - kiểm tra”. Trong đó, sự định hƣớng có vai trò quan trọng với chất lƣợng và hiệu quả của hành động, giáo viên có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ cho sự hình thành cơ sở định hƣớng khái quát hành động của học sinh.

Để đạt chất lƣợng hiệu quả cao trong sự vận hành của hệ tƣơng tác dạy học gồm ngƣời dạy (giáo viên), ngƣời học (học sinh)và tƣ liệu hoạt động dạy học (môi trƣờng) thì giáo viên cần tổ chức, kiểm tra, định hƣớng hành động của ngƣời học theo một chiến lƣợc hợp lý sao cho ngƣời học tự chủ, chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân và đồng thời từng bƣớc phát triển nhân cách cũng nhƣ năng lực trí tuệ.

Có thể miêu tả sự tƣơng tác trong hệ dạy học bằng sơ đồ: Trong đó: (1) Định hƣớng (4) Thích ứng

(2) Liên hệ ngƣợc (5) Cung cấp tƣ liệu tạo tình huống (3) Tổ chức

Trong sự vận hành của hệ tƣơng tác dạy học, hành động của giáo viên với tƣ liệu hoạt động dạy học là khâu tổ chức, cung cấp tƣ liệu, tạo tình huống có vấn đề cho hoạt động của ngƣời học.

Hành động dạy của giáo viên có tác dụng trực tiếp với ngƣời học, đó là sự định hƣớng của giáo viên đối với hành động của ngƣời học với tƣ liệu, là sự định hƣớng của giáo viên với sự tƣơng tác trao đổi tranh luận giữa ngƣời học với nhau và qua đó còn định hƣớng cả sự cung cấp những thông tin liên hệ ngƣợc từ phía ngƣòi học cho giáo viên.

Hành động học của ngƣời học đối với tƣ liệu hoạt động dạy học là sự thích ứng của ngƣời học với tình huống học tập thích hợp nhằm chiếm lĩnh tri thức. Sự tƣơng tác của ngƣời học với tƣ liệu còn đem lại cho giáo viên những thông tin liên hệ ngƣợc cần thiết cho sự chỉ đạo của giáo viên với ngƣời học.

Nhƣ vậy, bản chất quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của ngƣời học dƣới vai trò định hƣớng, tổ chức, điều khiển của giáo viên trong những điều kiện sƣ phạm nhất định nhằm chiếm lĩnh các tri thức, phát triển nhân lực và hình thành nhân cách của bản thân.

1.2.1.3 Bản chất của quá trình dạy học ở đại học

Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động dạy học nói chung với hoạt động nhận thức thế giới khách quan của loài ngƣời và mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của sinh viên, có thể khẳng định rằng:

“Bản chất của quá trình dạy học ở đại học là quá trình nhận thức độc đáo có tính chất nghiên cứu của sinh viên đƣợc tiến hành dƣới vai trò tổ chức và điều khiển của giáo viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ở đại học”.

Nhƣ vậy, ngoài những nét bản chất chung của quá trình dạy học, điểm nổi bật trong quá trình dạy học ở đại học là tính chất nghiên cứu, tính độc đáo trong hoạt động của sinh viên.

Tính chất nghiên cứu của sinh viên trong quá trình học tập ở đại học (quá trình nhận thức) thể hiện ở:

Trong quá trình học tập ở đại học sinh viên phải tự chiếm lĩnh hệ thống các tri thức, kĩ năng, nắm vững cơ sở của nghề nghiệp tƣơng lai ở trình độ đại học và có tiềm năng thích ứng với các hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở khả năng tƣ duy độc lập, sáng tạo phát triển ở mức độ cao. Điều đó có nghĩa là dƣới vai trò chủ đạo của thầy, sinh viên không tiếp thu một cách máy móc những chân lí có sẵn mà họ có khả năng tiếp nhận chân lí đó với óc phê phán, có thể khẳng định, phủ định, hoài nghi khoa học, lật ngƣợc vấn đề, đào sâu vấn đề...

Bên cạnh đó, trong quá trình học tập ở đại học, sinh viên đã bắt đầu tham gia vào hoạt động tìm kiếm chân lí mới, Đó là hoạt động tập dƣợt

nghiên cứu khoa học đƣợc tiến hành ở các mức độ từ thấp đến cao tuỳ theo chƣơng trình của học phần nhƣ: Bài tập nghiên cứu sau mỗi phần học, niên luận, khoá luận, luận văn, đồ án tốt nghệp, Hoạt động nghiên cứu khoa học này giúp sinh viên từng bƣớc tập vận dung những tri thức khoa học, phƣơng pháp luận khoa học, phƣơng pháp nghiên cứu, thông qua đó tự rèn luyện các phẩm chất, tác phong của nhà nghiên cứu nhằm giải quyết khoa học những vấn đề do thực tiễn xã hội, thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra. Tính chất nghiên cứu ở mức độ cao là điểm nổi bật để phân biệt giữa dạy học ở phổ thông và dạy học ở đại học.

Tính độc đáo trong quá trình học tập của sinh viên thể hiện ở sự khác nhau so với quá trình học tập của học sinh và quá trình nhận thức của nhà khoa học. Cụ thể là:

- Với học sinh phổ thông: Trong quá trình học tập, không có nhiệm vụ tìm cái mới cho nhân loại, mà trƣớc hết là hoàn thành nhiệm vụ lĩnh hội cho đƣợc những tri thức mà loài ngƣời đã tích lũy và khái quát hóa trong các khoa học. Nghĩa là các em nhận thức cái mới với bản thân từ kho tàng hiểu biết chung của nhân loại. Các tri thức các em lĩnh hội đƣợc là các tri thức mang tính cơ bản phổ thông cần thiết cho mọi ngƣời trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội sau khi đã gia công về mặt sƣ phạm lần thứ nhất (thể hiện trong sách giáo khoa) và lần thứ hai (qua vai trò tổ chức, điều khiển của thầy trong quá trình lựa chọn nội dung, phƣơng pháp và hình thức dạy học một cách khoa học nhằm thu đƣợc hiệu quả dạy học cao nhất). Do vậy trong thời gian ngắn, học sinh lĩnh hội một cách nhanh nhất, nhiều nhất các tri thức khoa học trong kho tàng tri thức của nhân loại mà không phải trải qua con đƣờng nhận thức quanh co, gập ghềnh nhƣ khi con ngƣời tìm ra nó.

- Với sinh viên: Trong quá trình học tập, họ phải hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu là tiếp thu một cách sáng tạo, có phê phán ở trình độ cao những hiểu

biết và những kĩ năng cơ bản về nghề nghiệp trong tƣơng lai, Do đó, những tri thức mà họ lĩnh hội đƣợc không phải những tri thức phổ thông cơ bản mà là hệ thống các tri thức cơ bản, cơ sở của chuyên ngành và hệ thống những kĩ năng, kĩ xảo tƣơng ứng về một ngành khoa học, văn hóa nhất định.

Bên cạnh nhiệm vụ nhận thức cái mới đối với bản thân, sinh viên cũng bắt đầu thực sự tham gia tìm kiếm cái mới đối với nhân loại một cách vừa sức. Vì thế hoạt động nghiên cứu khoa học đi vào quá trình học tập ở đại học và tồn tại nhƣ một bộ phận hữu cơ của quá trình đó.

Để có thể hoàn thành hai nhiệm vụ trên sinh viên cần phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập của bản thân dƣới tác động chủ đạo của thầy. Không giống nhƣ ở phổ thông; tác dụng chủ đạo của thầy mang tính cụ thể, trực quan thể hiện ở tổ chức, điều khiển học sinh nắm vững các tri thức phổ thông cơ bản có sẵn và bƣớc đầu dần dần tiếp xúc với các hoạt động nghiên cứu ở trình độ thấp với hình thức giản đơn thì ở trƣờng đại học; tác dụng chủ đạo của thầy mang tính định hƣớng, khái quát cao để giúp sinh viên hoàn thành đƣợc nhiệm vụ nhận thức có tính nghiên cứu bản thân.

Do đó, con đƣờng nhận thức của sinh viên về mặt cơ bản là thuận lợi, tuy có những lúc quanh co, trắc trở do hoạt động kiếm tìm chân lí mới gây ra.

- Với nhà khoa học: Nhiệm vụ là tìm ra những tri thức mới, chƣa hề biết với nhân loại trong tự nhiên, xã hội và tƣ duy, làm sâu sắc thêm, phong phú thêm kho tàng tri tức của nhân loại. Vì vậy, con đƣờng nhận thức là dài lâu, khó khăn, đầy chông gai, đôi khi thất bại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhƣ vậy trong quá trình dạy học ở đại học, đòi hỏi giáo viên phải có tính tổ chức, điều khiển hoạt động của sinh viên sao cho vừa đảm bảo yêu cầu chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng một cách sáng tạo, có phê phán theo mục tiêu đào tạo đã định, vừa phải tạo điều kiện để sinh viên tham gia vào hoạt động nghiên cứu một cách vừa sức thông qua giải quyết các nhiệm vụ của bài học.

1.2.2 Dạy học theo hướng phát triển tư duy sáng tạo của sinh viên

1.2.2.1 Mối liên hệ giữa tính tự giác, tích cực, độc lập và tính sáng tạo của sinh viên

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy - học theo hướng, phát huy năng lực sáng tạo của sinh viên khi, dạy chương cảm ứng điện từ - điện từ trường học phần điện học vật lí đại cương của các trường cao đẳng công nghiệp (Trang 28)