Mối quan hệ giữa học tập tự họcvà nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy - học theo hướng, phát huy năng lực sáng tạo của sinh viên khi, dạy chương cảm ứng điện từ - điện từ trường học phần điện học vật lí đại cương của các trường cao đẳng công nghiệp (Trang 51 - 53)

Học là cố chiếm lĩnh lấy những kiến thức và kĩ năng mà loài ngƣời đã biết. Nghiên cứu khoa học có bản chất là một hoạt động tìm tòi sáng tạo, phát minh nên nhất thiết phải có hai dấu hiệu cơ bản là mới mẻ và có tính chứng minh. Nghiên cứu khoa học có mục đích phát minh, sáng chế những kiến thức, những kĩ năng, những phƣơng pháp, những công cụ mà trƣớc đó loài ngƣời chƣa hề biết đến. Tuy vậy, nếu đi sâu vào thực tiễn của hai loại lao động này thì thấy giữa chúng có mối quan hệ với nhau:

Tự học chuẩn bị cho nghiên cứu khoa học.

Trong học bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. Dù cho hàng ngày cắp sách tới trƣờng nghe thầy giảng thì trong khi nghe giảng óc đã làm việc rồi, nhiều hay ít là tuỳ vào mỗi ngƣời; đến khi về học bài cũng là tự học, có điều là ở đây sự xa thầy chỉ xảy ra trong những thời gian ngắn, ngoài giờ lên lớp. Còn tự học nhƣ đã nói đến trong mục này là “lao động trí óc” để chiếm lĩnh kiến thức trong điều kiện thầy xa trò

thời gian dài hàng tháng, thậm chí hàng năm, chỉ có thể liên hệ với thầy thông qua thƣ từ hoặc gián tiếp qua các phƣơng tiện thông tin liên lạc khác. Nhƣng khi đã nói đến tự học dù là trong những thời gian ngắn thì tƣ duy độc lập sớm muộn gì rồi cũng nảy sinh tuy nhiên càng tự học trong những khoảng thời gian dài càng thuận lợi cho ai lƣời suy nghĩ thì hiếm có tƣ duy độc lập. Có thể dùng hình ảnh một ngƣời đi đƣờng để so sánh. Nếu anh ta đi đâu cũng có ngƣời hƣớng dẫn thậm chí có xe đƣa anh ta đến nơi cần đến, thì anh ta đạt dễ dàng mục đích đi đến những nới đó, nhƣng chẳng học đƣợc gì về cách đi đƣờng càng không có sáng tạo gì. Nhƣng nếu có những lúc anh ta đi một mình dù là trên một đoạn đƣờng mà trƣớc đó đã có lúc anh ta đƣợc ngƣời khác hƣớng dẫn đi, thì sự tự đi một mình đó có thể bắt đầu bằng những sự lúng túng buộc anh ta phải xử lí bằng cách quan sát, nhận xét, so sánh, định hƣớng; cứ thế sự lệ thuộc vào hƣớng dẫn trƣớc đây giảm dần đi và sự suy nghĩ độc lập sẽ tăng lên. Quãng đƣờng mà anh ta tự đi càng dài thì càng có điều kiện cho anh ta suy nghĩ độc lập để thoát khỏi những lúng túng và qua giai đoạn này rồi thì sẽ suy nghĩ độc lập để khám phá để sáng tạo. Ví dụ, đến một ngã tƣ trƣớc đây anh ta đƣợc hƣớng dẫn là rẽ sang trái; nhƣng bây giờ anh ta có thể có những nhận xét riêng những câu hỏi thăm đƣờng để rẽ vào một đƣờng tắt hi vọng sẽ đến đích sớm hơn. Trong tự học cũng vậy tự học bƣớc đầu thƣờng có nhiều lúng túng nhƣng chính những lúng túng đó lại là động lực thúc đẩy ngƣời học tƣ duy để thoát khỏi lúng túng, nhờ vậy mà thành thạo lên và đã thành thạo lên thì hay đặt những dấu hỏi, phát hiện vấn đề và từ đó đi đến có đề tài nghiên cứu. Ôi những lúng túng ban đầu đáng ngại thật nhƣng cũng đáng quý thật đối với những ai vƣợt đƣợc lên trên những cái ngại đó.

Hơn nữa chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, kỉ nguyên của khoa học kĩ thuật, thông tin và công nghệ sinh học, phải tạo cho mình một sự thích ứng, một khả năng nhạy bén để có thể nắm bắt ứng dụng những dữ liệu thông tin

vào cuộc sống. Để trở thành một con ngƣời phù hợp với thời đại làm chủ tri thức, không có con đƣờng nào khác là phát huy nội lực bản thân để vƣơn lên. Đặc biết là giới trẻ theo tiêu chuẩn giáo dục của thanh niên thế giới thì bƣớc vào thế kỉ XXI phải đạt đƣợc mƣời kĩ năng ứng dụng học vấn vào đời sống trong đó có kĩ năng tự học, tự nâng cao trình độ trong mọi tình huống.

Nhƣ vậy tự học là hoạt động - nơi có điều kiện cơ hội để ngƣời học tham gia nghiên cứu, tìm tòi để lĩnh hội tri thức hình thành những kĩ năng nghề nghiệp một cách có sáng tạo.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy - học theo hướng, phát huy năng lực sáng tạo của sinh viên khi, dạy chương cảm ứng điện từ - điện từ trường học phần điện học vật lí đại cương của các trường cao đẳng công nghiệp (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)