* Bản chất của hoạt động dạy
Trong phạm vi nhà trƣờng, hoạt động dạy là hoạt động của giáo viên định hƣớng tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của ngƣời học, giúp ngƣời học tìm tòi, khám phá tri thức tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của bản thân.
Theo giáo sƣ Phạm Hữu Tòng: Bản chất của hoạt động dạy học là dạy hành động (hành động chiếm lĩnh tri thức và hành động vận dụng tri thức) và do đó, trong dạy học, giáo viên cần tổ chức các tình huống học tập đòi hỏi sự thích ứng của ngƣời học để qua đó ngƣời học chiếm lĩnh đƣợc tri thức, đồng thời phát triển trí tuệ và nhân cách toàn diện của mình.
* Bản chất của hoạt động học
Theo quan điểm dạy học hiện đại: Sự học phải là quá trình hình thành và phát triển của các dạng thức hành động xác định của ngƣời học, đó là sự thích ứng của chủ thể với tình huống học tập thích đáng thông qua sự đồng hoá (hiểu đƣợc, làm đƣợc) và sự điều tiết (có dự biến dổi về nhận thức của bản thân), qua đó ngƣời học phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách của bản thân.
Sự học là một hoạt động có ý thức của ngƣời học bao gồm một hệ thống các thành tố có quan hệ va tác động qua lại: Một bên là động cơ, mục đích, phƣơng tiện, còn bên kia là hoạt động, hành động và thao tác.
Sơ đồ 1.1: Cấu trúc tâm lý của hoạt động [21]
Hoạt động của chủ thể tồn tại tƣơng ứng với động cơ thúc đẩy hoạt động đó. Hoạt động có đối tƣợng cấu thành từ các hoạt động, hoạt động gồm các thao tác. Mặt khác hoạt động bao giờ cũng có mục đích, điều kiện và phƣơng tiện cụ thể.
Mỗi hành động diễn ra theo các pha: định hƣớng, chấp hành và kiểm tra. Cơ sở định hƣớng của hoạt động óc tầm quan trọng đặc biệt đối với chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động.
Nhƣ vậy, sự học nói chung là là sự thích ứng của ngƣời học đối với những tình huống thích đáng làm nẩy sinh và phát triển ở ngƣời học những dạng thức hoạt động xác định, phát triển ở ngƣời học những năng lực thể chất, tinh thần và nhân cách của cá nhân. Sự học nói riêng, có chất lƣợng một tri thức khoa học mới phải là sự thích ứng của ngƣời học với những tình huống học tập thích đáng. Chính quá trình thích ứng này là hoạt động của ngƣời học xây dựng nên tri thức mới với tính cách là phƣơng tiện tối ƣu giải quyết tình huống mới. Đồng thời đó là quá trình làm phát triển các năng lực nhận thức, thực tiễn và nhân cách của ngƣời học.
Hoạt động Động cơ
Mục đích
Thao tác Điều kiện
Phƣơng tiện Hành động
1.2.1.2 Sự tương tác trong hệ dạy học
Trong sự tƣơng tác trong hệ dạy học, mỗi hoạt động của ngƣời học diễn ra theo các pha: “Định hƣớng - chấp hành - kiểm tra”. Trong đó, sự định hƣớng có vai trò quan trọng với chất lƣợng và hiệu quả của hành động, giáo viên có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ cho sự hình thành cơ sở định hƣớng khái quát hành động của học sinh.
Để đạt chất lƣợng hiệu quả cao trong sự vận hành của hệ tƣơng tác dạy học gồm ngƣời dạy (giáo viên), ngƣời học (học sinh)và tƣ liệu hoạt động dạy học (môi trƣờng) thì giáo viên cần tổ chức, kiểm tra, định hƣớng hành động của ngƣời học theo một chiến lƣợc hợp lý sao cho ngƣời học tự chủ, chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân và đồng thời từng bƣớc phát triển nhân cách cũng nhƣ năng lực trí tuệ.
Có thể miêu tả sự tƣơng tác trong hệ dạy học bằng sơ đồ: Trong đó: (1) Định hƣớng (4) Thích ứng
(2) Liên hệ ngƣợc (5) Cung cấp tƣ liệu tạo tình huống (3) Tổ chức
Trong sự vận hành của hệ tƣơng tác dạy học, hành động của giáo viên với tƣ liệu hoạt động dạy học là khâu tổ chức, cung cấp tƣ liệu, tạo tình huống có vấn đề cho hoạt động của ngƣời học.
Hành động dạy của giáo viên có tác dụng trực tiếp với ngƣời học, đó là sự định hƣớng của giáo viên đối với hành động của ngƣời học với tƣ liệu, là sự định hƣớng của giáo viên với sự tƣơng tác trao đổi tranh luận giữa ngƣời học với nhau và qua đó còn định hƣớng cả sự cung cấp những thông tin liên hệ ngƣợc từ phía ngƣòi học cho giáo viên.
Hành động học của ngƣời học đối với tƣ liệu hoạt động dạy học là sự thích ứng của ngƣời học với tình huống học tập thích hợp nhằm chiếm lĩnh tri thức. Sự tƣơng tác của ngƣời học với tƣ liệu còn đem lại cho giáo viên những thông tin liên hệ ngƣợc cần thiết cho sự chỉ đạo của giáo viên với ngƣời học.
Nhƣ vậy, bản chất quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của ngƣời học dƣới vai trò định hƣớng, tổ chức, điều khiển của giáo viên trong những điều kiện sƣ phạm nhất định nhằm chiếm lĩnh các tri thức, phát triển nhân lực và hình thành nhân cách của bản thân.
1.2.1.3 Bản chất của quá trình dạy học ở đại học
Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động dạy học nói chung với hoạt động nhận thức thế giới khách quan của loài ngƣời và mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của sinh viên, có thể khẳng định rằng:
“Bản chất của quá trình dạy học ở đại học là quá trình nhận thức độc đáo có tính chất nghiên cứu của sinh viên đƣợc tiến hành dƣới vai trò tổ chức và điều khiển của giáo viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ở đại học”.
Nhƣ vậy, ngoài những nét bản chất chung của quá trình dạy học, điểm nổi bật trong quá trình dạy học ở đại học là tính chất nghiên cứu, tính độc đáo trong hoạt động của sinh viên.
Tính chất nghiên cứu của sinh viên trong quá trình học tập ở đại học (quá trình nhận thức) thể hiện ở:
Trong quá trình học tập ở đại học sinh viên phải tự chiếm lĩnh hệ thống các tri thức, kĩ năng, nắm vững cơ sở của nghề nghiệp tƣơng lai ở trình độ đại học và có tiềm năng thích ứng với các hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở khả năng tƣ duy độc lập, sáng tạo phát triển ở mức độ cao. Điều đó có nghĩa là dƣới vai trò chủ đạo của thầy, sinh viên không tiếp thu một cách máy móc những chân lí có sẵn mà họ có khả năng tiếp nhận chân lí đó với óc phê phán, có thể khẳng định, phủ định, hoài nghi khoa học, lật ngƣợc vấn đề, đào sâu vấn đề...
Bên cạnh đó, trong quá trình học tập ở đại học, sinh viên đã bắt đầu tham gia vào hoạt động tìm kiếm chân lí mới, Đó là hoạt động tập dƣợt
nghiên cứu khoa học đƣợc tiến hành ở các mức độ từ thấp đến cao tuỳ theo chƣơng trình của học phần nhƣ: Bài tập nghiên cứu sau mỗi phần học, niên luận, khoá luận, luận văn, đồ án tốt nghệp, Hoạt động nghiên cứu khoa học này giúp sinh viên từng bƣớc tập vận dung những tri thức khoa học, phƣơng pháp luận khoa học, phƣơng pháp nghiên cứu, thông qua đó tự rèn luyện các phẩm chất, tác phong của nhà nghiên cứu nhằm giải quyết khoa học những vấn đề do thực tiễn xã hội, thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra. Tính chất nghiên cứu ở mức độ cao là điểm nổi bật để phân biệt giữa dạy học ở phổ thông và dạy học ở đại học.
Tính độc đáo trong quá trình học tập của sinh viên thể hiện ở sự khác nhau so với quá trình học tập của học sinh và quá trình nhận thức của nhà khoa học. Cụ thể là:
- Với học sinh phổ thông: Trong quá trình học tập, không có nhiệm vụ tìm cái mới cho nhân loại, mà trƣớc hết là hoàn thành nhiệm vụ lĩnh hội cho đƣợc những tri thức mà loài ngƣời đã tích lũy và khái quát hóa trong các khoa học. Nghĩa là các em nhận thức cái mới với bản thân từ kho tàng hiểu biết chung của nhân loại. Các tri thức các em lĩnh hội đƣợc là các tri thức mang tính cơ bản phổ thông cần thiết cho mọi ngƣời trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội sau khi đã gia công về mặt sƣ phạm lần thứ nhất (thể hiện trong sách giáo khoa) và lần thứ hai (qua vai trò tổ chức, điều khiển của thầy trong quá trình lựa chọn nội dung, phƣơng pháp và hình thức dạy học một cách khoa học nhằm thu đƣợc hiệu quả dạy học cao nhất). Do vậy trong thời gian ngắn, học sinh lĩnh hội một cách nhanh nhất, nhiều nhất các tri thức khoa học trong kho tàng tri thức của nhân loại mà không phải trải qua con đƣờng nhận thức quanh co, gập ghềnh nhƣ khi con ngƣời tìm ra nó.
- Với sinh viên: Trong quá trình học tập, họ phải hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu là tiếp thu một cách sáng tạo, có phê phán ở trình độ cao những hiểu
biết và những kĩ năng cơ bản về nghề nghiệp trong tƣơng lai, Do đó, những tri thức mà họ lĩnh hội đƣợc không phải những tri thức phổ thông cơ bản mà là hệ thống các tri thức cơ bản, cơ sở của chuyên ngành và hệ thống những kĩ năng, kĩ xảo tƣơng ứng về một ngành khoa học, văn hóa nhất định.
Bên cạnh nhiệm vụ nhận thức cái mới đối với bản thân, sinh viên cũng bắt đầu thực sự tham gia tìm kiếm cái mới đối với nhân loại một cách vừa sức. Vì thế hoạt động nghiên cứu khoa học đi vào quá trình học tập ở đại học và tồn tại nhƣ một bộ phận hữu cơ của quá trình đó.
Để có thể hoàn thành hai nhiệm vụ trên sinh viên cần phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập của bản thân dƣới tác động chủ đạo của thầy. Không giống nhƣ ở phổ thông; tác dụng chủ đạo của thầy mang tính cụ thể, trực quan thể hiện ở tổ chức, điều khiển học sinh nắm vững các tri thức phổ thông cơ bản có sẵn và bƣớc đầu dần dần tiếp xúc với các hoạt động nghiên cứu ở trình độ thấp với hình thức giản đơn thì ở trƣờng đại học; tác dụng chủ đạo của thầy mang tính định hƣớng, khái quát cao để giúp sinh viên hoàn thành đƣợc nhiệm vụ nhận thức có tính nghiên cứu bản thân.
Do đó, con đƣờng nhận thức của sinh viên về mặt cơ bản là thuận lợi, tuy có những lúc quanh co, trắc trở do hoạt động kiếm tìm chân lí mới gây ra.
- Với nhà khoa học: Nhiệm vụ là tìm ra những tri thức mới, chƣa hề biết với nhân loại trong tự nhiên, xã hội và tƣ duy, làm sâu sắc thêm, phong phú thêm kho tàng tri tức của nhân loại. Vì vậy, con đƣờng nhận thức là dài lâu, khó khăn, đầy chông gai, đôi khi thất bại.
Nhƣ vậy trong quá trình dạy học ở đại học, đòi hỏi giáo viên phải có tính tổ chức, điều khiển hoạt động của sinh viên sao cho vừa đảm bảo yêu cầu chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng một cách sáng tạo, có phê phán theo mục tiêu đào tạo đã định, vừa phải tạo điều kiện để sinh viên tham gia vào hoạt động nghiên cứu một cách vừa sức thông qua giải quyết các nhiệm vụ của bài học.
1.2.2 Dạy học theo hướng phát triển tư duy sáng tạo của sinh viên
1.2.2.1 Mối liên hệ giữa tính tự giác, tích cực, độc lập và tính sáng tạo của sinh viên sinh viên
Với bản chất là hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu, trong quá trình học tập đòi hỏi sinh viên phải phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên.
Tính tự giác nhận thức thể hiện ở chỗ ngƣời học có ý thức đầy đủ mục đích, nhiệm vụ học tập và qua đó nỗ lực nắm vững các tri thức. Trong quá trình dạy học ở đại học, tính tự giác của sinh viên thể hiện qua: Sinh viên hiểu rõ và nắm vững nhiệm vụ học tập dựa trên cơ sở ý thức dƣợc nghề nghiệp tƣơng lai; ý thức đƣợc vị trí, vai trò tƣơng lai của mình trong xã hội với tƣ cách là một cán bộ khoa học; có ý thức đi sâu vào tìm hiểu và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn nghề nghiệp tƣơng lai. Tính tự giác là cơ sở, tiền đề để hình thành tính tích cực.
Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí nhằm giải quyết những vấn đề học tập, nhận thức, Trong quá trình học tập, ngƣời sinh viên phải phát huy cao độ các chức năng tâm lí, đặc biệt là các chức năng tƣ duy có liên quan đến nghề nghiệp tƣơng lai của mình. Tính tích cực chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi yếu tố tình cảm, ý chí và hứng thú nghề nghiệp, Tính tích cực của học sinh, sinh viên có mặt tự phát và mặt tự giác:
Mặt tự phát: Là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể hiện ở tính tò mò, hiếu kì, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà trẻ đều có ở những mức độ khác nhau. Cần coi trọng những yếu tố tự phát này, nuôi dƣỡng, phát triển chúng trong dạy học.
Mặt tự giác: Là trạng thái tâm lí có mục đích và đối tƣợng rõ rệt, do đó có hoạt động để chiếm lĩnh đối tƣợng đó. Tính tích cực tự giác thể hiện ở óc quan sát, tình phê phán trong tƣ duy, trí tò mò khoa học.
Tính tích cực nhận thức phát sinh không chỉ từ nhu cầu nhận thức mà còn từ nhu cầu sinh học, nhu cầu đạo đức thẩm mỹ, nhu cầu giao lƣu văn hóa... Hạt nhân cơ bản của tính tích cực nhận thức là hoạt động tƣ duy của cá nhân đƣợc tạo nên do sự thúc đẩy của hệ thống nhu cầu đa dạng.
Tính tích cực nhận thức và tính tích cực học tập có liên quan chặt chẽ với nhau nhƣng không phải là một. Có một số trƣờng hợp, tính tích cực học tập thể hiện ở hành động bên ngoài, mà không phải là tính tích cực trong tƣ duy.
Tính tích cực nhận thức phát triển đến mức độ cao sẽ làm hình thành tính tƣ̣ lƣ̣c nhận thức .
Tính tƣ̣ lƣ̣c (tự chủ) nhận thức theo nghĩa rộng là sự sẵn sàng về mặt tâm lí đối với sự học , theo nghĩa hẹp , tính tƣ̣ lƣ̣c nhận thức là năng lực , phẩm chất, nhu cầu học tập và khả năng tự tổ chức học tập, cho phép ngƣời học phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề, tự kiểm tra, đánh giá hoạt động của mình, tạo cơ sở cho việc tự học. Trong quá tình học tập, dƣới vai trò định hƣớng của giáo viên, sinh viên có thể tự lực phát hiện vấn đề bài học và tự mình đề ra giải pháp cho vấn đề đặt ra, đó là biểu hiện của tính tự chủ trong học tập. Điều này thể hiện rõ tính độc đáo trong hoạt động nhận thức của sinh viên, tính độc đáo này sẽ là cơ sở của sự sáng tạo, có ý nghĩa rất quan trọng cho hoạt động nghề nghiệp của họ sau này.
Nhƣ vậy, tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập nhận thức có nối quan hệ mật thiết với nhau. Tính tự giác nhận thức là cơ sở của tính tích cực, tính tƣ̣ lƣ̣c nhận thức , tính tích cực nhận thức là điều kiện , là kết quả , là biểu hiện của sự nảy sinh và phát triển của tính tƣ̣ lƣ̣c nhận thức . Tính tƣ̣ lƣ̣c nhận thức là sự thể hiện ở mức độ cao của tính tự giác, tính tích cực nhận thức và là cơ sở của tính sáng tạo . Tuy nhiên các mối quan hệ này không phải là tuyến tính . Tính tự giác , tích cực và tự lực là điều kiện cần của tính sáng tạo nhƣng bản thân chúng chƣa phải là sáng tạo .
1.2.2.2 Tư duy sáng tạo và sự tổng hợp
Tổng hợp là một kiến thức có thể đơn giản là cách sắp xếp và kết hợp những yếu tố nhằm lập ra một kế hoạch hay cấu trúc để ta xét sự kiện rõ ràng