Trong nhiều thập niên gần đây, phƣơng pháp "giải quyết vấn đề" đã đƣợc đƣa vào nhƣ là một yếu tố quan trọng trong cải cách giáo dục ở nhiều nƣớc, đặc biệt là ở các nƣớc đã tham gia vào chƣơng trình PISA, trong đó có
Phần Lan là một trong số các nƣớc chủ trì PISA, và cũng là nƣớc đạt điểm cao nhất về năng lực "giải quyết vấn đề" trong các kỳ thi của PISA.
Giải quyết vấn đề thực tế là một quá trình sáng tạo của ngƣời học, ngƣời học phải tự mình vận dụng các năng lực trí tuệ của mình để liên tục tƣởng tƣợng, tìm kiếm, sáng tạo..., để rồi có đƣợc cái cảm giác là tự mình sáng tạo ra cái kiến thức mà mình cần có, chứ kiến thức không phải là cái mà mình đƣợc hƣởng sẵn từ đâu đó một cách thụ động. Vai trò của ngƣời thầy không phải vì thế mà bị coi nhẹ, mà nhƣ J.Dewey xác định, đó là vai trò của ngƣời đồng hành nhƣ một ngƣời bạn có kinh nghiệm, khuyên nhủ, hƣớng dẫn, và cho ngƣời học biết những gì mà thầy biết về vấn đề đƣợc đặt ra; có nghĩa là ngƣời thầy không đóng vai trò là ngƣời rao giảng và truyền thụ những "niềm tin chân lý" đã có sẵn, mà là ngƣời bạn cùng với học trò chia sẻ những vui buồn trên con đƣờng cùng tìm kiếm những kiến thức trong một tiến trình sáng tạo. Học theo cách đó ngƣời học sẽ có đƣợc niềm vui của ngƣời biết tìm kiếm và sáng tạo, có khả năng chủ động tự tìm kiếm kiến thức và giải pháp cho những bài toán mà mình có thể gặp phải trong cuộc đời, ngƣời dạy có thêm nhiều khả năng truyền thụ cho ngƣời học nhiều loại hiểu biết, cả những hiểu biết đã chứng minh đƣợc một cách lôgích cũng nhƣ nhiều hiểu biết còn dƣới dạng những dự đoán, giả định, giả thuyết, vv...
Nhiệm vụ của một ngƣời thày giỏi là giúp học sinh tự mình khám phá để đi từ một tầng kiến thức thấp tới một tầng kiến thức cao hơn. Bản thân ngƣời thày mỗi khi khám phá ra đƣợc một cầu nối mới thì đã bắt đầu có thể cảm thấy đƣợc niềm hạnh phúc của việc sáng tạo. Còn khi mà cả thày và trò cùng bỏ công sức, cùng gặt hái thành quả, thì học tập và giảng dạy thực sự là con đƣờng sáng tạo với niềm hạnh phúc trọn vẹn.