Ứng dụng trong ly giải chậm thuốc

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình tạo hạt và các điều kiện tối ưu nhằm tăng cường khả năng kháng khuẩn của nano chitosan (Trang 33 - 34)

Hojo (2000) cơng bố gắn pentapeptide Tyr-Ile-Gly-Ser-Arg cĩ hoạt tính kháng tế bào ung thư lên chitosan đã hạn chế khả năng bị phân hủy bởi enzyme tế bào thơng qua cầu trung gian carbodiimide. Nghiên cứu tạo phức hợp chitosan-(Gly)-Ala-Arg-Ser-Gly-Ile-Tyr-Ac, cho thấy hoạt tính ức chế rõ rệt trong thử nghiệm trên tế bào khối u phổi ác tính di căn B16-BL6 ở chuột. Kết quả này cao hơn so với pentapeptide nguyên thủy YIGSR. Hoạt tính chống khối u được tăng cường là nhờ phức hợp chitosan –petapeptide đã bảo vệ chống lại sự thủy phân của enzyme in vivo.

Shabori (2002) nghiên cứu chế tạo hạt nano chitosan để cố định thuốc cyclosporin A để uống, kích thước hạt nano là 150nm. Kết quả cho thấy hiệu suất mang thuốc là 94%, nồng độ cyclosporin A trong máu là 2760 ng/ml cao gấp 2.5 lần so với sodium glycolate nanoparticles. Hoạt tính của cyclosporin A cố định trong hạt nano chitosan tăng 72%, gelatin nanochitosan chỉ tăng 18%, riêng sodium glycholate lại giảm tới 36% so với đối chứng [10].

Xinge Zhang (2008) cơng bố nghiên cứu làm tăng khả năng hấp thu insulin qua niêm mạc mũi bằng hạt nano chitosan và PEG-hạt nano chitosan, kích thước hạt nano là 150-300 nm. Hiệu quả hấp thu insulin qua niêm mạc mũi thỏ ở mẫu PEG-hạt nano chitosan cao hơn so với PEG-chitosan là 30- 40%. Kích thước hạt nano càng nhỏ, diện tích bề mặt càng lớn và điện tích dương trên bề mặt càng cao là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng hấp thu insulin vào máu qua niêm mạc mũi [52].

Shedaghi (2008) nghiên cứu chế tạo trimethyl hạt nano chitosan để làm vật liệu ly giải chậm insulin. Kết quả cho thấy động học ly giải của insulin nhốt trong trimethyl hạt nano chitosan ổn định và kéo dài hơn [45].

Shadeghi (2008) nghiên cứu hấp phụ insulin trên vật liệu nano chitosan, diethylmethyl nano chitosan nanoparticles (DEMC) và trimethylchitosan nanoparticles (TMC). Kết quả về động học ly giải chậm insulin khá ổn định cho cả ba vật liệu nanoparticle [45].

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình tạo hạt và các điều kiện tối ưu nhằm tăng cường khả năng kháng khuẩn của nano chitosan (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)