- Điều kiện khí hậu.
3.5.2.1. Nghiên cứu cây tầng cao
a. Tổ thành tầng cây gỗ :
Xác định hệ số tổ thành tầng cây cao, và cây tái sinh theo công thức: *10
n m
A ( 3-1) Trong đó : A: Hệ số tổ thành tầng cây cao hoặc cây tái sinh
m: Số cá thể mỗi loài trong ô tiêu chuẩn n: Tổng số cây trong ô tiêu chuẩn
Từ kết quả điều tra chúng tôi tiến hành phân tích, tính toán và tổng hợp như sau: Những loài cây có hệ số tổ thành < 0,1 thực tế có số lượng cây không đáng kể. Dùng ký hiệu (+) để viết thay cho hệ số tổ thành của các loài cây có hệ số 0,5- <1.
Dùng ký hiệu (-) để viết thay cho hệ số tổ thành của các loài cây có hệ số từ <0,5. Khi viết công thức tổ thành người ta quy định chỉ viết chữ cái đầu của tên cây sau hệ số của nó, các loài có hệ số lớn hơn viết trước, giữa các loài cây không dùng dấu.
b. Trữ lượng lâm phần
Tính thể tích của lâm phần theo phương pháp phân cấp đường kính, từ kết quả điều tra ta tiến hành chia tổ theo cấp kính. Số tổ cần chia là:
m = 5logN
m: Số tổ cần chia
N: Số cây trong ô tiêu chuẩn Xmax - Xmin
Cự ly tổ K = ( 3-2) m
Xmax: Trị số đường kính lớn nhất Xmin: Trị số đường kính nhỏ nhất
Từ đó xác định số cây trong mỗi tổ và tính HVN ; D1.3 dùng biểu 2 nhân tố áp dụng cho rừng tự nhiên để xác định thể tích cho cây tiêu chuẩn của từng cấp rồi tính trữ lượng theo từng cấp.
V1 = n1x VCTC ( 3-3)
V1: Trữ lượng cấp đường kính 1 n1: Số cây ở cấp đường kinh 1
VCTC: Thể tích cây tiêu chuẩn ở cấp đường kính 1 Từ đó tính trữ lượng cho ô tiêu chuẩn
MOTC = V1 + V2 + V3 + ….Vn
( 3-4)
Biết trữ lượng trung bình của ô tiêu chuẩn ta xác định được trữ lượng của 1ha đối với từng trạng thái rừng.