- Điều kiện khí hậu.
4.2. Kết quả nghiên cứu một số chính sách liên quan đến tái tạo rừng 1 Chính sách về đất đa
4.2.1. Chính sách về đất đai
Luật đất đai Quốc hội thông qua (2003) tiếp tục khẳng định sở hữu đất đai "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước quyết định giao
đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử đụng đất" (điều 5). Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai (điều 7). Người sử dụng đất được qui định: Các tổ chức trong nước, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (điều 9).
Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền bồi thường khi Nhà nước giao quyền sử dụng đất (điều 106)
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối có đất để sản xuất; đồng thời có chính sách ưu đãi đầu tư, đào tạo nghề, phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho lao động ở nông thôn phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (điều 10)
Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ "Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; Khai hoang, phục hoá, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào sử dụng…" (điều 12)
Những chính sách về đất đai ngày càng rõ ràng, cụ thể hơn nhất là các quyền của người nhận đất nhận rừng, nhưng tiến độ giao đất (sổ bìa đỏ) tại địa phương còn rất chậm, làm ảnh hưởng tới việc đầu tư trồng rừng và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các chủ rừng.
4.2.2. Chính sách về hỗ trợ tài chính phát triển lâm nghiệp
Chính sách của Nhà nước về bảo vệ phát triển rừng được qui định tại điều 10) Luật Bảo vệ và phát triển rừng qui định:
Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền, đồng bộ với các chính sách kinh tế - xã hội khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi.
Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản; có chính sách hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu; có chính sách khuyến lâm và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng rừng; có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng; có chính sách đối với tổ chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, thời gian vay phù hợp với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng.
Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, làng nghề truyền thống chế biến lâm sản.
Nhà nước khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
Chương trình PAM 5322 theoQuyết định số: 145/1998/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 8 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách quản lý và sử dụng rừng trồng bằng nguồn vốn tài trợ của chương trình lương thực thế giới đã triển khai và thực hiện rất tốt tại tỉnh Bắc Kạn từ năm 1998 -2002. Sau 5 năm thực hiện toàn tỉnh đã trồng được trên 12.000 ha, chủ yếu là cây Mỡ và Keo. Kết quả đạt được đã góp phần vào công cuộc xoá
đói giảm nghèo, người dân thấy được hiệu quả của việc trồng rừng vì vậy phong trào trồng rừng tại địa phương đã có bước chuyển biến rõ rệt.
Hiện nay trên địa bàn đang thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, được thực hiện từ năm 1998 dự kiến đến năm 2010 sẽ kết thúc, bình quân mỗi năm trồng được 2.000 ha, từ năm 2007 trở về trước chủ yếu trồng theo cơ cấu rừng phòng hộ. Dự án đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, xuất đầu tư cho 1 ha trồng rừng còn thấp, kế hoạch phân bổ vốn hàng năm cho địa phương còn hạn chế nên không đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của nhân dân.