Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại huyện chợ đồn bạch thông tỉnh Bắc Cạn (Trang 79 - 87)

II a Hầu hết đất rừng đã được giao đến các chủ rừng quản lý (Sổ bìa xanh).

4.4.3.Giải pháp về kỹ thuật

Lựa chọn các giải pháp cho các trạng thái rừng Trạng thái Loại rừng Giải pháp Ic Phòng hộ

+ Đối với trạng thái có mật độ cây tái sinh triển vọng < 800 cây/ha, tập trung ở đầu các lƣu vực, độ dốc >300 (khu phòng hộ xung yếu và rất xung yếu)

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Tiến hành khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, nghiêm cấm mọi tác động xâm hại đến rừng

+ Những trạng thái có mật độ cây tái sinh triển vọng < 800 cây/ha sinh trƣởng và phát triển kém, độ dốc <300 (khu vực ít xung yếu)

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dung là: Tiến hành trồng rừng với các loài cây chủ yếu :

- Cây trồng chính: Sấu, Trám, Giổi, Re, Dẻ, Lát, Sao - Cây phù trợ: Mỡ, Keo

- Phương thức: Hỗn giao theo hàng

- Kỹ thuật trồng: Mật độ 1600 - 2500 cây/1ha; Làm đất phát dọn toàn diện, cuốc hố (30x30x30 cm). Và lấp hố trước khi trồng từ 10- 15 ngày; trồng vào thời gian từ tháng 2-5 khi trời có mưa, râm mát; Cây con có tuổi trong vườn từ 4 tháng – 12 tháng tùy theo từng loài khi cây có chiều cao từ 40cm- 60cm, cây không cong queo sâu bệnh, gẫy ngọn.

- Chăm sóc 4 năm đầu mỗi năm 2 lần vào T2-T3 và T10-T11 ( Phát luỗng dây leo bụi rậm, xới quanh gốc với bán kính 50 cm)

Sản xuất

+Đối với trạng thái có mật độ cây tái sinh triển vọng > 800 cây/ha, và độ dốc > 300

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Tiến hành khoanh nuôi bảo vệ

+ Trạng thái có mật độ cây tái sinh triển vọng < 800 cây/ha và độ dốc <300

- Tiến hành trồng rừng với các loài cây có giá trị kinh tế khác như: Các loài Mỡ, Keo, Quế

- Phương thức trồng thuần loài

- Kỹ thuật trồng: Một độ 1600 cây/1ha (2,5m x2,5m); Làm đất Phát dọn thực bì toàn diện, cuốc hố (30x30x30 cm). Và lấp hố, bón phân NPK 100g/hố trước khi trồng từ 10- 15 ngày; trồng vào thời gian từ tháng 2-5 khi trời có mưa, dâm mát; Cây con có tuổi trong vườn từ 4 – 6 tháng, chiều cao từ 30cm- 40cm, cây không cong keo sâu bệnh, gẫy ngọn

- Chăm sóc 4 năm đầu mỗi năm 2 lần vào T2-T3 và T10-T11 (Phát luỗng dây leo bụi rậm, xới quanh gốc với bán kính 50 cm) kết hợp với bón thúc năm thứ nhất 100g NPK cho mỗi cây.

IIa

Phòng hộ

+ Đối với trạng thái có mật độ cây gỗ có đƣờng kính trung bình < 6cm có mật độ <800 cây/ha, và độ dốc >300 phân bố ở đầu lƣu vực nƣớc (vùng rừng phòng hộ xung yếu)

Áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh bảo vệ rừng, nghiêm cấm mọi hoạt động ảnh hưởng đến tái sinh diễn thế tự nhiên của rừng.

+ Đối với trạng thái có mật độ cây gỗ có đƣờng kính trung bình < 6cm có mật độ < 800 cây/ha, và độ dốc <300(vùng rừng phòng hộ ít xung yếu).

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh là xúc tiến tái sinh tự nhiên: Trong 4 năm đầu phát luỗng dây leo bụi rậm vào T2-T3, để lại các cây mục đích, dọn vệ sinh rừng theo băng, tạo điều kiện cho cây mẹ gieo giống chú trọng phát triển nhóm loài cây chính sau: Bồ đề, De bầu, Kháo vàng, De hương, Xoan nhừ, Cáng lò, Dẻ, Trám đen, Sao, Xoan ta, Giổi xanh, Giổi bà, Xoan mộc, Trám trắng, Xoan nhừ, Táu, Sến, Sấu, Máu chó, Phay, Sồi

Sản xuất

+ Đối với trạng thái có mật độ cây gỗ có đƣờng kính trung bình < 6cm có mật độ <800 cây/ha, và độ dốc >300

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng: Xúc tiến tái sinh kết hợp làm giầu rừng bằng việc trồng bổ xung một số loài như: Keo, Trám, Lát - Xúc tiến tái sinh tự nhiên: Trong 3 năm đầu phát luỗng dây leo bụi rậm vào T2-T3, để lại các cây mục đích, dọn vệ sinh rừng theo băng, tạo điều kiện cho cây mẹ gieo giống chú trọng phát triển nhóm loài cây chính sau: Bồ đề, De bầu, Kháo vàng, De hương, Xoan nhừ, Cáng lò, Dẻ, Trám đen, Xoan ta, Giổi xanh, Giổi bà, Xoan mộc, Trám trắng, Xoan nhừ, Táu, Sến, Sấu.

- Phương thức Làn giầu rừng theo đám

Phát dọn thực bì theo đám tùy theo điều kiện khoảng trống cụ thể, cuốc hố (30x30x30 cm). Và lấp hố, bón phân NPK 100g/hố trước khi trồng từ 10- 15 ngày; trồng vào thời gian từ tháng 2-5 khi trời có mưa, dâm mát; trồng hỗn giao theo hàng. Cây con có tuổi trong vườn từ 4 tháng – 6 tháng, chiều cao từ 30 - 40 cm, đối với (keo, trám, lát); Cây không cong queo sâu bệnh, gẫy ngọn.

- Chăm sóc 3 năm đầu mỗi năm 2 lần vào T2-T3 và T10-T11( Phát luỗng dây leo bụi rậm, xới quanh gốc với bán kính 50 cm) kết hợp với bón thúc năm thứ nhất 100g NPK cho mỗi cây.

+ Đối với trạng thái có mật độ cây gỗ có đƣờng kính trung bình < 6cm có mật độ <800 cây/ha, và độ dốc <300

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng: Tiến hành cải tạo bằng cách trồng một số loài cây có giá trị kinh tế như: Quế, Mỡ, Trám, Xoan ta, Keo - Phương thức trồng thuần loài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kỹ thuật trồng: Một độ 1600 cây/1ha (2,5m x2,5m); Làm đất Phát dọn thực bì toàn diện, cuốc hố (30x30x30 cm). Và lấp hố, bón phân NPK 100g/hố trước khi trồng từ 10 - 15 ngày; trồng vào thời gian từ tháng 2-5 khi trời có mưa, râm mát; Cây con có tuổi trong vườn từ 4 – 6 tháng, chiều cao từ 30cm - 40cm, cây không cong queo sâu bệnh, gẫy ngọn.

- Chăm sóc 4 năm đầu mỗi năm 2 lần vào T2-T3 và T10-T11 (Phát luỗng dây leo bụi rậm, xới quanh gốc với bán kính 50 cm) kết hợp với bón thúc năm thứ nhất 100g NPK cho mỗi cây

IIb, IIIa1

Phòng hộ

+ Đối với trạng thái rừng có trữ lƣợng gỗ <50m3, độ dốc >300 phân bố ở đầu các lƣu vực nƣớc(vùng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu)

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng là: Tiến hành bảo vệ rừng nghiêm cấm mọi hoạt động ảnh hưởng đến tái sinh diễn thế tự nhiên của rừng.

+ Đối với trạng thái rừng có trữ lƣợng gỗ <50m3, độ dốc <300 không thuộc đầu các lƣu vực nƣớc ( vùng phòng hộ ít xung yếu)

- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh là khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên: Trong 3 năm đầu phát luỗng dây leo bụi rậm vào T2-T3, để lại các cây mục đích, dọn vệ sinh rừng theo băng, tạo điều kiện cho cây mẹ gieo giống chú trọng phát triển nhóm loài cây chính sau: Bồ đề, De bầu, Kháo vàng, De hương, Xoan nhừ, Dẻ, Trám đen, Giổi xanh, Giổi bà, Trám trắng, Xoan nhừ, Táu, Sến, Sấu.

- Khoanh nuôi làm giầu rừng bằng một số loài cây bản địa sinh trưởng tốt, rễ kiếm giống, rễ trồng như: Kháo, Dẻ đỏ, Trám, Sao, Vạng trứng - Phương thức trồng hỗn giao theo đám

- Kỹ thuật trồng: Một độ 900-1000 cây/1ha (3m x 3,5m); Làm đất Phát dọn thực bì toàn diện, cuốc hố (30x30x30 cm). Và lấp hố, bón phân NPK 100g/hố trước khi trồng từ 10- 15 ngày; trồng vào thời gian từ tháng 2-5 khi trời có mưa, dâm mát; Cây con có tuổi trong vườn từ 6 tháng – 8 tháng có chiều cao từ 40cm- 50cm, cây không cong queo sâu bệnh, gẫy ngọn

- Chăm sóc 4 năm đầu mỗi năm 2 lần vào T2-T3 và T10-T11 (Phát luỗng dây leo bụi rậm, xới quanh gốc với bán kính 50 cm) kết hợp với bón thúc năm thứ nhất 100g NPK cho mỗi cây.

Sản xuất

+ Đối với trạng thái rừng có trữ lƣợng gỗ <50m3, độ dốc >300 hoặc <300

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng là: Cải tạo rừng bằng các loài cây sinh trưởng nhanh, chu kỳ ngắn như: Mỡ, Keo, Xoan ta

- Phương thức trồng thuần loài

- Kỹ thuật trồng : Một độ 1600 cây/1ha (2,5m x 2,5m) trúc cần câu mật độ 3300 cây/1ha (1,5m x 2,0m); Làm đất Phát dọn thực bì toàn diện, cuốc hố (30x30x30 cm). Và lấp hố, bón phân NPK 100g/hố trước khi trồng từ 10 - 15 ngày; trồng vào thời gian từ tháng 2-5 khi trời có mưa, dâm mát; Cây con có tuổi trong vườn từ 4 – 6 tháng, chiều cao từ 30cm - 40cm, cây không cong queo sâu bệnh, gẫy ngọn. - Chăm sóc 3 năm đầu mỗi năm 2 lần vào T2-T3 và T10-T11 (Phát luỗng dây leo bụi rậm, xới quanh gốc với bán kính 50 cm) kết hợp với bón thúc năm thứ nhất 100g NPK cho mỗi cây.

Gỗ- Nứa

Phòng hộ

+ ½ Tre, nứa + 1/2/ gỗ thì rừng nghèo kiệt cải tạo là rừng có cây gỗ tái sinh mật độ < 400cây/1ha hoặc gỗ có trữ lƣợng <25m3/1ha và nứa có đƣờng kính <3cm, có mật độ <8000 cây/1ha hoặc vầu, tre có mật độ < 1500 cây/1ha, nơi có độ dốc > 300

(vùng rừng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu)

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng là: Khoanh nuôi bảo vệ, nghiêm cấm các hoạt động làm ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên.

+½ Tre,nứa, 1/2/ gỗ thì rừng nghèo kiệt cải tạo là rừng có cây gỗ tái sinh mật độ < 400cây/1ha hoặc gỗ có trữ lƣợng <25m3/1ha và nứa có đƣờng kính <3cm, có mật độ <8000 cây/1ha hoặc vầu, tre có mật độ < 1500 cây/1ha nơi có độ dốc < 300

(vùng rừng phòng hộ ít xung yếu)

- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng là khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc trong 3 năm đầu phát luỗng dây leo bụi rậm, điều chỉnh mật độ hợp lý vào T2-T3, để lại các cây mục đích, tạo điều kiện cho các loài cây như: Lim vang, Sấu, Trám, Chò chỉ, Giổi, Kháo, Dẻ, Dọc, Xoan nhừ, Vầu

- Kết hợp Làm giầu rừng theo đám bằng các loài cây: Quế, Mỡ, Trám. Một độ 900- 1000cây/1ha (3,0m x3,5m); Làm đất Phát dọn thực bì theo đám lớn, nhỏ tùy theo điều kiện khoảng trống cụ thể, cuốc hố (30x30x30 cm). Và lấp hố, bón phân NPK 100g/hố trước khi trồng từ 10- 15 ngày; trồng vào thời gian từ tháng 2-5 khi trời có mưa, dâm mát; trồng hỗn giao theo hàng. Cây con có tuổi trong vườn từ 4 tháng – 6 tháng đối chiều cao từ 30cm- 40cm, đối với (Keo, Trám, Mỡ), cây không cong queo sâu bệnh, gẫy ngọn

- Chăm sóc 3 năm đầu mỗi năm 2 lần vào T2-T3 và T10-T11 (Phát luỗng dây leo bụi rậm, xới quanh gốc với bán kính 50 cm) kết hợp với bón thúc năm thứ nhất 100g NPK cho mỗi cây (trạng thái này còn ít)

Sản xuất

+ ½ tre,nứa, 1/2/ gỗ thì rừng nghèo kiệt cải tạo là rừng có cây gỗ tái sinh mật độ < 400cây/1ha hoặc gỗ có trữ lƣợng <25m3/1ha và nứa có đƣờng kính <3cm, có mật độ <8000 cây/1ha hoặc vầu, tre có mật độ < 1500 cây/1ha , có độ đốc >300

hoặc <300 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng là: Cải tạo rừng bằng các loài cây có giá trị kinh tế: Mỡ, Keo, Xoan ta, Quế

- Phương thức trồng thuần loài

- Kỹ thuật trồng: Một độ 1600 cây/1ha (2,5m x2,5m); trúc cần câu mật độ trồng 3300 cây/1ha (1.5m x 2m). Làm đất Phát dọn thực bì toàn diện, cuốc hố (30x30x30 cm). Và lấp hố, bón phân NPK 100g/hố trước khi trồng từ 10- 15 ngày; trồng vào thời gian từ tháng 2-5 khi trời có mưa, dâm mát; Cây con có tuổi trong vườn từ 4 tháng – 6 tháng, chiều cao từ 30cm- 40cm, cây không cong queo sâu bệnh, gẫy ngọn.

- Chăm sóc 3 năm đầu mỗi năm 2 lần vào T2-T3 và T10-T11 (Phát luỗng dây leo bụi rậm, xới quanh gốc với bán kính 50 cm) kết hợp với bón thúc năm thứ nhất 100g NPK cho mỗi cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại huyện chợ đồn bạch thông tỉnh Bắc Cạn (Trang 79 - 87)