Các khuyến nghị hướng đến nhóm chủ thể khác có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá tác động xã hội dự án giảm nghèo khu vực tây nguyên (Trang 71 - 72)

tiếp và gián tiếp đến thành công của Dự án

Đối với nhóm cán bộ trực tiếp tương tác với nhóm đối tượng:Nhóm chủ thể quan trọng nhất có vai trò quyết định đến sự tham gia của nhóm đối tượng là cán bộ cấp xã, thôn bản, do đó, để các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương không bị lề hóa, thì cần có nhiều biện pháp hướng đến nhóm cán bộ thực hiện Dự án cấp cơ sở, là cấp trực tiếp tương tác với đối tượng của Dự án và sẽ cùng với người dân trực tiếp triển khai các hoạt động tại cấp cộng đồng, cụ thể:

(1) Cải thiện các quy định hiện nay về trọng tâm nâng cao năng lực cho cán bộ cấp xã.Báo cáo nghiên cứu khả thi hiện nêu các nội dung tập trung tập huấn cho cán bộ cấp xã là công tác làm chủ đầu tư, giám sát và thẩm định công trình, các phương pháp tiếp cận có sự tham gia. Theo quan điểm của Nhóm nghiên cứu thực hiện Đánh giá này, thì nội dung chú trọng như thiết kế hiện nay là phù hợp nhưng cần bổ sung hoặc nhấn mạnh rằng cán bộ xã và cả cán bộ hội đoàn thể, cán bộ cấp thôn bản (trưởng thôn, già làng) cần phải được: (i) trang bị các kỹ năng cụ thể (chứ không chỉ dừng lại ở trang bị kiến thức về phương pháp tiếp cận có sự tham gia) để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển; (ii) bổ sung kỹ năng giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của người dân và kỹ năng cung cấp thông tin Dự án phù hợp với đối tượng yếu thế của Dự án (phụ nữ, DTTS); (iii) đặc biệt, nhóm cán bộ này cần được tập huấn về kỹ năng thu thập thông tin theo dõi và đánh giá từ người dân, cộng động (như thúc đẩy thảo luận nhóm, MSC – Thay đổi quan trọng nhất của cộng đồng, khảo sát hộ gia đình).

(2) Cần có quy định rõ ràng về cơ cấu của Ban phát triển xã (PTX) là có cán bộ thành thạo tiếng dân tộc thiểu số của nhóm đồng bào DTTS tại chỗ có tỷ trọng dân cư cao nhất.Hiện nay, quy định về thành phần của Ban PTX đã có nêu Phó chủ tịch Ban này là Chi hội trưởng/Phó chi hội trưởng chi hội phụ nữ xã để đảm bảo cho sự tham gia của phụ nữ (đây là một quy định tích cực và phù hợp), tuy nhiên chưa có quy định nào về thành phần Ban PTX phải có cán bộ thành thạo tiếng dân tộc, và nếu là cán bộ là người DTTS tại chỗ thì càng thuận lợi hơn. Thực tế khảo sát cho thấy không khó để tìm được cán bộ cấp xã là người DTTS, nhiều Phó chủ tich, Chủ tịch xã hiện là người DTTS tại chỗ. Đây là điều kiện thuận lợi để thực thi quy định này.

(3) Dự án cần có quy định rõ về tần suất làm việc giữa cán bộ của Ban PTX tại cộng đồng trong Văn bản Hướng dẫn Thực hiện Dự án. Như phát hiện của báo cáo này đã chỉ ra trong Chương 2, việc tổ chức các tổ nhóm sản xuất trong các chương trình/dự án hiện có thường gặp phải rủi ro là tính hình thức của mô hình, nên không bền vững. Do đó, cơ chế đảm bảo tính tương tác thường xuyên của cán bộ Ban PTX xã và/hoặc cán bộ phát triển cộng đồng (ví dụ thăm định kỳ các tổ nhóm sản xuất vào những dịp cụ thể, hoặc tính trên mỗi đơn vị thời gian như tháng) là cần thiết để: (i) hỗ trợ kịp thời các tổ nhóm khi có khó khăn phát sinh; (ii) cung cấp hướng dẫn thường xuyên để tăng xác suất thành công của mỗi mô hình và (iii) đánh giá về hiệu quả hoạt động thực tế của từng mô hình nhằm có những can thiệp/quyết định kịp thời.

Đối với nhóm chủ thể có ảnh hưởng chính sách:Như Khung SLA đã nêu cũng như các phát hiện của báo cáo này đã chỉ ra, nếu chỉ dựa trên các can thiệp có hạn kỳ của Dự án (trong chu kỳ thời gian từ 2014 đến hết 2018), thì kỳ vọng về những thay đổi có tính hệ thống (systemactic changes) đối với bối cảnh dễ bị tổn thương cũng như đảm bảo khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn sinh kế bền vững chỉ có thể xảy ra khi các chính sách, các quy định (luật pháp) và các thể chế được vận hành phù hợp và mối quan hệ giữa khu vực công và tư cũng phù hợp/ủng hộ cho các thay đổi có tính hệ thống này. Nên, Dự án cần có xây dựng một chiến lược riêng để đảm bảo các thay đổi hệ thống sẽ được các nhà lập chính sách ít nhất ở cấp độ địa phương (các tỉnh Dự án) học hỏi từ Dự án và khởi xướng để triển khai trên phạm vi rộng hơn 130 xã Dự án. Những chiến lược đó có thể bao gồm các hành động như:

(1) Thực hiện một cách thường kỳ việc đối thoại chính sách ở cấp Tỉnhvề các nội dung mà Dự án đã khởi xướng và thực hiện, đặc biệt liên quan đến tổ chức sản xuất theo hình thức tổ nhóm, hợp tác xã nông nghiệp.

(2) Hoạt động quản lý kiến thức của Dự án cần chú trọng đến đối tượng là các nhà hoạch định chính sách cấp tỉnh.Những nội dung cần chú trọng của công tác này là các bài học về ổn định sản xuất cho nhóm dân tộc di cư; các mô hình có sự liên kết các nhóm dân tộc, các điều kiện về vốn vật chất được Dự án hỗ trợ đã đem đến những thay đổi cụ thể (lượng hóa được) như thế nào trong đời sống người dân, v.v. Qua đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ có được các thông tin đầy đủ và bằng chứng thực tiễn để xây dựng các chính sách cho địa phương phù hợp để áp dụng trên phạm vi rộng hơn, ngoài vùng Dự án. Đây không chỉ là vấn đề nhân rộng phương pháp cách làm của Dự án mà còn là giải pháp để đảm bảo tính bền vững cho các kết quả Dự án.

(3) Các mô hình hỗ trợ và hợp tác của doanh nghiệp với người nghèo, người DTTS và phụ nữ dưới mọi hình thức, nếu có tiềm năng đem đến lợi ích phát triển kinh tế cho người dân trong phạm vi Dự án và ngoài Dự án, nên được Dự án thúc đẩy. Dự án cũng nên đóng vai trò chủ động và tích cực trong kết nối các doanh nghiệp này với chính quyền địa phương theo các hình thức như đối thoại công tư (public- private dialoge) hay hợp tác công tư (public – private partnership) để giúp đối tượng dễ bị tổn thương tiếp cận được vốn xã hội, vốn vật chất, vốn tài chính từ các doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá tác động xã hội dự án giảm nghèo khu vực tây nguyên (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)