Các phản hồi chính về nâng cao năng lực (NCNL) và tổ chức quản lý Dự án

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá tác động xã hội dự án giảm nghèo khu vực tây nguyên (Trang 63 - 66)

động được Dự án phê duyệt sẽ được hỗ trợ về vốn để tổ nhóm tự mua cây/con giống và các vật tư nông nghiệp cần thiết đặt ra nhiều băn khoăn từ các hộ hưởng lợi vì chưa có kinh nghiệm đối với hình thức này. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ điểm cho một số mô hình mới cũng được đề xuất vì nhiều lý do khác nhau, trong đó nhấn mạnh vào tác dụng tuyên truyền/thuyết phục đồng bào dân tộc thiểu số bản địa áp dụng những mô hình thành công được thực hiện bởi chính các hộ trong cùng thôn/bản và/hoặc cùng thành phần dân tộc. Ngoài ra, có nhiều ý kiến phản hồi về khả năng duy trì bền vững các hoạt động sinh kế trong vùng Dự án sau khi các hỗ trợ Dự án kết thúc.

“Mô hình sản xuất của dân tộc thiểu số thành công cũng có nhưng khi h ết hỗ trợ thì lại không làm nữa. Chăn nuôi thành công nhưng sau đó lại không tái đàn. Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất chưa thành thói quen của người dân”

(Cán bộ Sở Lao động TBXH, tỉnh Đắk Lắk)

Điều này đặt ra câu hỏi về số chu kỳ sản xuất mà Dự án dự kiến hỗ trợ cho các tổ nhóm sản xuất để đảm bảo tổ nhóm sẽ duy trì được hoạt động sinh kế đó sau một số chu kỳ sản xuất nhất định. Tập huấn kỹ thuật được nhấn mạnh như một điều kiện cần thiết để tiếp thu được cách làm mới. Tuy nhiên, có sự đồng thuận giữa đối tượng hưởng lợi và cán bộ các cấp là việc tập huấn này cần phù hợp với đối tượng tập huấn, nội dung cần phải đơn giản, và cần tập huấn nhắc lại với những hoạt động sinh kế phức tạp.

2.3.3 Các phản hồi chính về nâng cao năng lực (NCNL) và tổ chức quản lýDự án Dự án

Căn cứ vào thiết kế Dự án tại thời điểm khảo sát đánh giá tác động xã hội, các phản hồi về tổ chức quản lý Dự án và NCNL chủ yếu đến từ đội ngũ cán bộ các cấp, người dân hầu như không có phản hồi gì đáng kể về dự kiến mô hình tổ chức quản lý Dự án. Báo cáo tổng kết những phản hồi chính theo các vấn đề sau.

Đối với giao xã làm chủ đầu tư, có hai nhóm ý kiến phản hồi chính. Nhóm thứ nhất cho rằng, do năng lực cán bộ cấp xã còn yếu, lại chưa có kinh nghiệm đáng kể nào với các dự án sử dụng vốn

vay của NHTG nên việc giao xã làm chủ đầu tư sẽ tạo ra nhiều rủi ro đối với Dự án. Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng, mặc dù năng lực của đội ngũ cán bộ xã còn yếu nhưng nếu không phân cấp, phân quyền, giao cho xã làm chủ đầu tư thì năng lực của cán bộ xã vẫn cứ tiếp tục yếu kém mà không có cơ hội cải thiện, phát triển năng lực. Trong bối cảnh đó, về cơ bản, các ý kiến phản hồi cho rằng cần tăng cường giao cho xã làm chủ đầu tư nhưng quá trình này cần có lộ trình rõ ràng và Dự án cần cung cấp nhiều hoạt động tập huấn NCNL cho đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là cấp xã.

Muốn hỗ trợ hiệu quả thì phải nâng cao năng lực các cấp – không chỉ hỗ trợ kỹ thuật sản xuất mà hướng dẫn bà con cách tính toán trong làm ăn. Còn cán bộ thì phải nâng cao năng lực thì mới giúp được người dân – Hiện nay cán bộ xã còn chưa đáp ứng được nhu cầu về năng lực cần thiết”

(Ban Dân tộc Tỉnh, tỉnh Đắk Lắk)

”Giờ xã làm được chủ đầu tư do họ có đủ năng lực rồi, thậm chí còn dư ấy vì Cán bộ huyện được tăng cường – phân cấp dần. Và cán bộ giờ phải có bằng Đại học đa số công trình làm tốt do sống ở đó -> biết nhu cầu của dân. Nếu từ 500 triệu – 1 tỷ xã có thể đảm nhiệm được, còn 2 tỷ thì hơi l ớn nên để huyện làm chủ đầu tư”

(Cán bộ ban Dân tộc, Huyện Kon Rẫy, Kon Tum)

“Nếu được giao thì sẽ đủ năng lực đảm đương công việc của BQLDA cấp xã nhưng thù lao cho cán bộ cần rõ ràng để khuyến khích động lực. Có thể tận dụng kinh nghiệm của Ban để triển khai tốt các công trình dưới cấp xã” (Cán bộ ban Quản lý dự án huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)

Về chính sách đối với cán bộ quản lý dự án các cấp, các bên liên quan đều cho rằng bên cạnh một số vị trí cán bộ kiêm nhiệm, Dự án cần tuyển dụng cán bộ hợp đồng toàn thời gian để triển khai các hoạt động của Dự án ở cấp tỉnh và cấp huyện vì khối lượng công việc của cán bộ ở hai cấp này đã là khá lớn. Ngoài ra, có nhiều ý kiến trao đổi về chính sách cán bộ, đặc biệt là liên quan đến quy hoạch và khả năng phát triển lâu dài (của những cán bộ đang có dự kiến được UBND các cấp giao nhiệm vụ trong BQLDA) và khả năng có thể được tuyển dụng công chức (đối với các cán bộ hợp đồng).

“Muốn làm được cần có bộ máy tổ chức tốt, có nhân lực tốt. Hiện tại cán bộ đang kiêm nhiệm nhiều quá, có ông kiêm nhiệm tới 3-4 dự án”

(Ban Quản lý dự án tỉnh, Quảng Nam) “Cán bộ xã không có ai học đại học hết, trừ cán bộ được tăng cường về theo Đề án 60. Cán bộ xã hầu hết là người dân tộc thiểu số, người tại địa bàn nên năng lực vẫn còn thiếu nhiều lắm”

(Cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Phước Sơn, Quảng Nam)

Hỗ trợ kỹ thuật và NCNL. Với các đặc điểm thiết kế dự án như hiện nay, yêu cầu NCNL nổi nên là một ưu tiên quan trọng mà Dự án cần nhấn mạnh để đảm bảo rằng cán bộ quản lý dự án các cấp, nhất là cấp xã, được trang bị những kiến thức cần thiết về quản lý dự án, đặc biệt là về đấu thầu. Quá trình NCNL này cần được thực hiện thường xuyên, với các hoạt động đào tạo nhắc lại, kết hợp tập huấn ngắn hạn với chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm với các chương trình/dự án khác phù hợp. Bên cạnh đó, để triển khai các hoạt động như thiết kế của dự án, hỗ trợ kỹ thuật là cần thiết đối với quá trình thực hiện Dự án ở địa phương, đặc biệt là đối với các hoạt động sinh kế thị trường, giám sát và đánh giá.

Việc chuẩn bị Dự án đã được sáu tháng rồi mà nhiều cán bộ huyện, xã chưa hiểu về dự án. Do năng lực, khả năng tổng hợp thông tin, tài liệu hạn chế của họ nên không đáp ứng đúng kì vọng của MPI” (Cán bộ, Ban chuẩn bị Dự án, tỉnh Đắk Lắk)

Cố gắng nâng cao năng lực trong việc quản lý và điều hành. Nhưng quan trọng là người tổ chức dưới cơ sở cán bộ tốt thì chất lượng tốt”. Nên cần đào tạo nguồn lực tốt cho giáo dục cấp thôn/bản từ mẫu giáo”

(Cán bộ Ban Dân tộc tỉnh, tỉnh Gia Lai)

Quan trọng nhất là nâng cao năng lực cộng đồng, thay đổi rõ nét nhận thức của dân tại chỗ, đặc biệt đối tượng hưởng lợi. Khi tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn phải cụ thể.

(Cán bộ huyện, huyện Kôn Rẫy, tỉnh Kon Tum)

Như vậy, có thể kết luận là Dự án vừa có các cơ hội vừa phải đối diện với rất nhiều khó khăn đến từ các cấu trúc quản lý/các chủ thể khác nhau có ảnh hưởng đến quản lý vận hành Dự án. Bên cạnh sự ủng hộ tích cực của các cấp chính quyền, những bất cập về năng lực và cơ chế làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý sẽ tham gia trực tiếp vận hành Dự án, đội ngũ cán bộ xã sẽ là một khó khăn cố hữu, nếu không sớm khắc phục ngay trong giai đoạn đầu khởi động, ảnh hưởng đến thành công của Dự án. Những thể chế mang tính văn hóa, tập tục, các định kiến dường như hiện hữu với một sức mạnh vô hình nhưng lại khó khắc phục, nếu chúng ảnh hưởng theo hướng tiêu cực đến sự tham gia của đối tượng dễ bị tổn thương vào Dự án. Do đó, nếu thiếu các hành động hướng đến nâng cao nhận thức, xây dựng các cơ chế để thúc đẩy sự tham gia, phát huy vai trò của từng đối tượng người dân, cũng như xóa bỏ các định kiến thì ảnh hưởng/tác động về cải thiện sinh kế của người dân vùng Dự án sẽ hạn chế.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá tác động xã hội dự án giảm nghèo khu vực tây nguyên (Trang 63 - 66)