Các phản hồi chính về hỗ trợ phát triển sinh kế

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá tác động xã hội dự án giảm nghèo khu vực tây nguyên (Trang 62 - 63)

Các ý kiến phản hồi về sinh kế tập trung vào hai nhóm chính là cơ chế hỗ trợ theo tổ nhóm sản xuất và nội dung hỗ trợ cụ thể của Dự án.

2.3.2.1 Về cơ chế hỗ trợ theo tổ nhóm sản xuất

Theo ý kiến phản hồi của đối tượng hưởng lợi và cán bộ các cấp, các vấn đề sau sẽ cần đặc biệt lưu ý.

Thứ nhất, nhiều đối tượng liên quan hiểu rằng việc hình thành các tổ nhóm sản xuất có nghĩa là quay trở về mô hình ‘hợp tác xã’ trong thời kỳ bao cấp và chắc chắn sẽ không có hiệu quả. Đây là cách hiểu không chính xác về thiết kế Dự án nhưng điều đó cũng thể hiện rằng mô hình tổ nhóm sản xuất vẫn còn chưa phổ biến trong vùng Dự án.

“Cứ cái của chung thì không ổn, nếu Dự án hỗ trợ 10 con [bò] thì cứ chia cho 5 hộ, chứ làm theo nhóm là nguy hiểm. Nếu dân hiểu là nuôi cho nhóm thì hỏng, mà phải tư hữu hóa 100%. Hỗ trợ phải xác định từng cá thể một, việc hỗ trợ thì họ tự quy ước với nhau, không nên nói là của chung. Nên hỗ trợ trực tiếp, từng hộ gia đình”.

(Cán bộ huyện, huyện Kôn Rẫy, tỉnh Kon Tum)

Thứ hai, nhiều cán bộ cơ sở cho rằng điều quan trọng đối với mô hình này là phải tránh được tính hình thức. Nghĩa là sau khi thành lập, tổ nhóm phải có hoạt động thường xuyên, định kỳ phải có trao đổi kinh nghiệm; đồng thời, quy định cụ thể về cách thức phối hợp giữa các thành viên trong nhóm phải rất rõ ràng.

“ Mấy năm trước mô hình lúa nước áp dụng được 3 năm liền, khi rút Dự án thì người dân lại quay lại thói quen cũ và với tâm lý chờ nhà nước cấp. Họ luôn nghĩ “Tại sao năm ngoái cấp mà năm nay không cấp?”.”

(Cán bộ Sở NNPTNN, Tỉnh Kon Tum)

“Mình tuyên truyền trồng rau tại nhà họ nghe, mình xuống hướng dẫn họ làm theo nhưng khi mình về là họ lại lên rẫy làm, không làm vườn nữa, thích lên rẫy chọc lỗ trồng cơ”

(Cán bộ hội Phụ nữ Tỉnh Kon Tum)

“Ví dụ như dự án Giảm nghèo miền Trung vốn lớn, có đầu tư về phân bón và con giống nhưng cán bộ không xuống tận nơi [hướng dẫn cho dân] mà lại chỉ chú trọng làm sao giải ngân cho hết”

(Cán bộ Sở NN&PTNN, tỉnh Kon Tum)

Thứ ba, nhiều câu hỏi đặt ra về khả năng trong mỗi nhóm sản xuất sẽ có sự tham gia chủ yếu là của các hộ trong cùng một nhóm dân tộc. Nếu điều này xảy ra thì sẽ là một yếu tố khá phức tạp vì trong khi nó có thể làm cho tính tương tác giữa các thành viên trong nhóm được đảm bảo tốt hơn thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc giảm tính tương tác qua lại giữa các nhóm dân tộc.

Trước đây dự án giảm nghèo ở miền Trung làm theo nhóm thành công nhưng các nhóm là cùng một dân tộc. Khó kết hợp nhóm người Kinh và người dân tộc vào cùng nhóm lắm. Vì người Kinh giữ hết, họ khôn hơn và sẽ lấy hết lợi ích của cả nhóm”

(Cán bộ xã, huyện Đắk Tờ Re, tỉnh Kon Tum) “Áp dụng mô hình hỗ trợ hộ giàu để kéo người nghèo lên và dạy lại hộ nghèo. Cần có các tổ hợp tác gồm người giỏi, trung bình, kém. Và giao cho nông dân trực tiếp triển khai nhân rộng mô hình qua thành lập các Trung tâm của hội nông dân”

(Hội nông dân tỉnh, Đắk Nông)

Thứ tư, vai trò của trưởng nhóm và các thành viên tích cực trong nhóm sẽ là rất quan trọng để đảm bảo cho sự tồn tại bền vững của nhóm sau khi nhận được các hỗ trợ của Dự án. Một số ý kiến chia sẻ với đoàn khảo sát thể hiện rõ nét vai trò quan trọng [hoặc tích cực, hoặc cản trở] của các đối tượng này, như dưới đây:

Có một ông ở xã Chư Reng được nhận nuôi bò từ năm 2008, giờ ông có năm con và đã bán hai con. Ông ấy được bầu làm nhóm trưởng nên làm ăn tốt lắm. Các hộ còn lại cũng học tập dân và còn bán được bò để cho con đi học và chữa bệnh”

(Cán bộ Sở LĐTBXH, tỉnh Kon Tum)

“Con người là quan trọng nhất, chọn đúng đối tượng muốn thoát nghèo thì sẽ thành công. Thường thì là các gia đình nghèo nhưng có thi ện chí làm ăn, nghèo mà chịu khó. Nếu có chọn làm theo nhóm thì chọn ông nào tốt nhất, nói người ta nghe nhất và có thể quyết định các vấn đề của cả nhóm”

(Cán bộ Sở NNPTNN, tỉnh Kon Tum) “Sẽ ít hợp tác vì nhóm trưởng họ không thấy được lợi nhuận gì, họ chỉ muốn là thành viên bình thường thôi nên họ chả quan tâm và nhận trách nhiệm đâu. Có khi xuống kiểm tra thì nhóm trưởng không biết gì, chỉ biết cái của mình còn các hộ kia đi làm sao biết được”

(Cán bộ phòng Lao động TB & XH, Huyện Kon Rẫy, Kon Tum)

“Trong các hộ cùng di cư từ Thanh Hóa hay vùng Mê kông vào đất này rồi thì giúp nhau lắm, cứ người nào làm ăn giỏi thì bà con tin và giúp lại bà con ngay”

(Thảo luận nhóm dân di cư xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông)

2.3.2.2 Về nội dung và phạm vi hỗ trợ

Ý kiến của nhiều hộ hưởng lợi vẫn tập trung chính vào cấp phát con giống, vật tư nông nghiệp. Ở

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá tác động xã hội dự án giảm nghèo khu vực tây nguyên (Trang 62 - 63)