Theo nguồn nghiên cứu nội bộ của Công ty xi măng Nghi Sơn

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh xi măng công nghiệp Nghi Sơn đến năm 2015.pdf (Trang 50 - 52)

trung bộ (Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An). Thị trường tiêu thụ xi măng chủ yếu lại ở phía nam (nhưng đá vôi lại ít, chất lượng kém) đòi hỏi các hãng phải có đội tàu vận chuyển vào nam. Đường đi càng dài, chi phí càng cao, chịu nhiều ảnh hưởng thời tiết như bão, áp thấp nhiệt đới. Mùa bão phía bắc (từ tháng 9 đến tháng 11) cũng là mùa xây dựng trong miền nam gây thách thức cho việc cung cấp.

Sau ba năm nghiên cứu, các chuyên gia Nhật Bản đã chọn vị trí mỏ đá ở Nghệ An, xây nhà máy ở Thanh Hóa có những đặc điểm sau:

Ø Vùng đá vôi có chất lượng đồng đều (giúp ổn định chất lượng xi măng), tốt nhất (hàm lượng CaCO3 cao), trữ lượng lớn nhất nước và vùng Đông Nam Á.

Ø Cự ly vận chuyển từ Thanh Hóa vào Tp.HCM (khoảng 1.357km)xa hơn Holcim (Hà Tiên–Tp.HCM: 518km) và Hà Tiên - Bình Phước (khoảng 150km) nhưng gần hơn khoảng 200km so với các hãng Chinfon (Hai Phong –Tp.HCM: 1.568

km), Cẩm Phả (Cẩm Phả –Tp.HMC: 1.607km).

Về thị trường tiêu thụ, điều kiện tự nhiên khu vực phía nam Tp.HCM (Hiệp Phước, Nam Sài Gòn, Cát Lái), vùng gần cửa sông, cửa biển như Nhơn Trạch (Đồng Nai), Phú Mỹ (Bà Rịa Vũng Tàu), và cả khu vực ĐBSCL có nền đất yếu, việc xử lý nền móng cho những công trình cần một lượng xi măng rất lớn (chiếm khoảng 30~40% giá trị vốn đầu tư). Ngoài ra, khu vực này còn chịu ảnh hưởng bởi nước mặn, nước phèn đòi hỏi phải có loại xi măng chuyên dụng như xi măng bền sulfate (hiện chiếm khoảng 5%). Điều này vừa là nguy cơ vì sản phẩm hiện tại không đáp ứng được nhưng cũng là cơ hội phát triển thêm dòng sản phẩm mới.

Hệ thống kênh rạch phía nam chằng chịt gây khó khăn cho việc chuyên chở xi măng bằng đường bộ nhưng thuận lợi cho vận tải thủy. Việc xây dựng hệ thống giao thông khu vực này sẽ phải xây dựng nhiều cây cầu, tiêu thụ nhiều xi măng.

Thời tiết miền nam nóng đòi hỏi loại xi măng chất lượng cao, đáp ứng vấn đề chống nứt, chống ăn mòn là đặc điểm mà xi măng công nghiệp Nghi Sơn có lợi thế.

2.5.1.5.Môi trường công nghệ

Những năm gần đây xu hướng chuyển đổi từ công nghệ lò đứng công suất nhỏ, tốn nhiều năng lượng, ô nhiễm sang công nghệ lò quay công suất lớn, ít tốn nhiệt năng, chất lượng xi măng tốt, ít ô nhiễm, mức độ tự động hóa cao tạo nên sự cạnh tranh gay gắt. Các hãng xi măng lò đứng gần như không thể cạnh tranh được và dần bị thay thế. Dự kiến đến hết năm 2020, VN sẽ xóa bỏ hết xi măng sử dụng lò đứng.

Một báo cáo gần đây cho thấy VN đang hao phí năng lượng gấp 2 lần thế giới. Cảnh báo giai đoạn 2010 -2020 VN có thể phải nhập khẩu năng lượng. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong ngành xi măng VN có thể đạt trên 20%. Hãng xi măng nào tiết kiệm năng lượng hơn sẽ giảm giá thành, giảm ô nhiễm.

Hiện nay ngành xi măng thế giới phải đối mặt với nhiều quy định về môi trường. Ngành xi măng ở Mỹ đang hướng tới mục tiêu giảm khí thải CO2 bằng cách lắp đặt các lò nung tiết kiệm nhiên liệu, phát triển các loại xi măng tiêu ít năng lượng.56 Ngành xi măng Châu Aâu cũng đối mặt với hạn mức khí thải. Theo Hiệp hội xi măng châu Âu (CEMBUREAU) nếu những quy định này thành luật thì ngành xi măng phải trả € 35 cho mỗi tấn CO2, chi phí sản xuất sẽ tăng thêm ít nhất 30% trong tổng giá trị gia tăng.57 Như vậy, xu hướng công nghệ hiện đại, giảm năng lượng tiêu thụ, chất thải gây ô nhiễm là một tất yếu. XMNS có lợi thế là doanh nghiệp đi đầu sử dụng công nghệ lò quay do Nhật Bản chế tạo, sản xuất ra dòng sản phẩm chất lượng cao, ổn định (rất ít hãng làm được), ít tốn nhiệt lượng, ít khói bụi.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh xi măng công nghiệp Nghi Sơn đến năm 2015.pdf (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)