Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh xi măng công nghiệp Nghi Sơn đến năm 2015.pdf (Trang 91 - 95)

D. Môi trường tự nhiên

a. Chiến lược cải tiến hoạt động marketing (chính sách bán hàng)

3.5. Một số kiến nghị

3.5.1.Kiến nghị đối với Nhà nước

Nhu cầu tiêu thụ xi măng tăng cao chỉ khi ngành xây dựng phát triển cùng với sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Vì vậy đề tài có một số kiến nghị đối với Chính phủ như sau:

· Giám sát chặt chẽ gói kích cầu để đến đúng tay đối tượng mà Chính phủ mong muốn là các doanh nghiệp, các dự án cơ sở hạ tầng, giải ngân đúng tiến độ.

· Tháo gở các vướng mắc trong thuế thu nhập bất động sản, cơ chế để các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp nhanh, thiết lập cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản hướng tới đối tượng người có thu nhập trung bình và thấp - là đối tượng có nhu cầu rất lớn về nhà ở.

· Tiếp tục minh bạch hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA để các nước tin tưởng không cắt nguồn vốn này để phát triển, nhất là ODA Nhật Bản.

· Tiếp tục chính sách tài chính tiền tệ ổn định để giúp cho ngành bất động sản, xây dựng phát triển bền vững lành mạnh.

· Chấn chỉnh lại quy hoạch các nhà máy xi măng, ưu tiên phát triển các nhà máy công suất lớn, chất lượng, công nghệ tiên tiến thay vì cho phép xây dựng quá nhiều trạm nghiền như hiện nay.

· Quy hoạch, quản lý chặt chẽ hơn các nguồn vật liệu cho ngành xây dựng, tránh khai thác đá, cát, than xuất khẩu bừa bãi dẫn đến thiếu hụt vật liệu cho ngành xây dựng trong tương lai gần.

3.5.2.Kiến nghị với Hiệp hội xi măng VN

· Hiệp hội cần có tiếng nói mạnh hơn nữa trong việc điều tiết về sản lượng, giá cả, cần có luật chống phá giá giữa các hãng xi măng, tránh độc quyền để ngành xi măng phát triển ổn định.

· Nhanh chóng xây dựng các tiêu chuẩn mới về xi măng, bê tông để đáp ứng các yêu cầu xây dựng ngày một khắc khe và thích ứng với xu hương ngành xây dựng ví dụ tiêu chuẩn sử dụng đá mi, tro bay trong bê tông.

· Trước việc thiếu nguồn vật liệu cơ bản tại ĐBSCL, các Cục quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông phải xem xét Tiêu chuẩn áp dụng vật liệu trong thiết kế cho phù hợp với điều kiện thực tế ví dụ bê tông với cát mịn.

Kết luận chương 3

Dựa vào dự báo cung cầu, quan điểm chiến lược và năng lực của công ty XMNS cùng với những cơ hội, nguy cơ và điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp đã được nhận diện trong chương 2, đề tài sử dụng công cụ phân tích SWOT, kết hợp ma trận QSPM để đưa ra các chiến lược phát triển thị trường, thâm nhập thị truờng, phát triển sản phẩm, khác biệt chính sách bán hàng. Bên cạnh đó đề tài còn đưa ra các giải pháp ở cấp bộ phận chức năng để thực hiện các chiến lược đề xuất. Một số kiến nghị cho Nhà nước và cho Hiệp hội xi măng Việt Nam cũng được nêu ra để giúp cho ngành xi măng Việt Nam nói chung và Công ty XMNS phát triển vững mạnh.

KẾT LUẬN

Xi măng là một ngành công nghiệp rất cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngược lại quá trình công nghiệp hóa đất nước cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngành xi măng. Khi nền kinh tế phát triển nhu cầu xi măng công nghiệp xây dựng tăng cao, khi nền kinh tế rơi vào khó khăn suy thoái, ngành xi măng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Như nhiều ngành kinh doanh khác, khi nền kinh tế có nhiều biến động từ năm 2008, ngành xi măng chịu ảnh hưởng rất rõ cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Trước tình đó, XMNS cần phải đánh giá lại môi trường kinh doanh cả bên trong lẫn bên ngoài để có sự điều chỉnh chiến lược phù hợp. Thông qua việc phân tích, đánh giá môi trường bên trong, bên ngoài luận văn đã xác định được các mối nguy cơ để tránh, cùng những cơ hội cần nắm bắt, những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục. Dựa trên cơ sở đó, bằng phương pháp phân tích SWOT, một số chiến lược có thể lựa chọn cho công ty được xây dưng gồm:

· Chiến lược phát triển thị trường

· Chiến lược thâm nhập thị trường

· Chiến lược phát triển & đang dạng hóa sản phẩm

· Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

· Chiến lược cải tiến hoạt động marketing

· Chiến lược kết hợp về phía trước

Do môi trường kinh doanh luôn biến động nên tùy theo giai đoạn mà có thể lựa chọn một trong những chiến lược này để áp dụng. Trong giai đoạn hiện nay chiến lược phát triển thị trường, đa dạng hóa sản phẩm là phù hợp nhất.

So với thời điểm các đề tài trước, môi trường kinh doanh bên ngoài của công ty XMNS giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế có nhiều đe dọa hơn: cạnh tranh gay gắt, cung vượt cầu, khủng hoảng kinh tế…nên có nhiều chiến lược đặc thù hơn. Bên cạnh đó, đề tài cố gắng minh họa trong phần lý thuyết các chiến lược bằng các ví dụ thực tiễn trong môi trường kinh doanh Việt Nam và quốc tế. Trong quá trình làm đề tài, tác giả may mắn có điều kiện tiếp cận hệ thống các nhà phân phối và hầu hết các khách hàng công nghiệp lớn phía nam, phỏng vấn tham khảo ý kiến chuyên gia trực tiếp từ chính những đối tượng này. Dựa trên cơ sở đó, đề tài cố gắng đưa ra những nhận định khách quan, sát với thực tế thị trường, góp phần giúp cho các nhà lãnh đạo công ty xi măng và những ai nghiên cứu ngành xi măng có thêm một góc nhìn về những chiến lược kinh doanh sản phẩm xi măng công nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Đó là điểm mới của đề tài.

Dù vậy, hạn chế của đề tài là chưa nghiên cứu các thành phần làm nên mối quan hệ giữa các đối tác khách hàng và nhà cung cấp. Trong ngành bán hàng công nghiệp (B2B), bán hàng là hoạt động tạo mối quan hệ. Các yếu tố nào quyết định chất lượng mối quan hệ là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Trong tương lai, nếu có hội nghiên cứu thêm, tác giả sẽ thực hiện đề tài này.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh xi măng công nghiệp Nghi Sơn đến năm 2015.pdf (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)