Giai đoạn từ 2004 đến nay

Một phần của tài liệu Sáp nhập và mua lại Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.pdf (Trang 57 - 65)

Nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng hịa nhập với thế giới thì số lượng giao dịch và giá trị sáp nhập và mua lại ngày càng cao qua các năm. Năm 2007 cĩ sự gia tăng mạnh mẽ do thị trường chứng khốn tăng truởng mạnh và Việt Nam gia nhập WTO ngày 07/11/2006. Sang năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 tuy số lượng gia tăng nhưng giá trị giao dịch giảm do yếu tố từ nền kinh tế và sự suy giảm của thị trường chứng khốn

Bảng 2.4. Tình hình sáp nhập và mua lại của Việt Nam các năm gần đây

Năm Số giao dịch mua bán

Tổng giá trị các giao dịch mua bán (triệu USD) 6 tháng đầu năm 2009 112 232 2008 146 1009 2007 108 1719 2006 38 299 2005 22 61 2004 23 34

Nguồn: Thomson Reuters, theo nghiên cứu của PricewaterhosueCoopers

Trong các ngành thì ngành tài chính luơn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong các thương vụ sáp nhập và mua lại.

Hình 2.2

Nguồn: Thomson Reuters, theo nghiên cứu của PricewaterhouseCoopers

Từ năm 2004 trở lại đây hoạt động đầu tư, gĩp vốn mua cổ phần, một hình thức của M&A, của nhà đầu tư nước ngồi hay trong nước để trở thành cổ đơng chiến lược của các ngân hàng trong nước đã diễn ra mạnh mẽ. Xu hướng này ngày càng gia tăng từ khi Việt Nam gia nhập WTO ngày 07/11/2006 và sự tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khốn.

Các thương vụ mua cổ phần cĩ giá trị lớn đều được thực hiện bởi các NHNNg. Các NHNNg đầu tư gián tiếp và trực tiếp vào Việt Nam hầu hết là các ngân hàng cổ phần lớn trên thế giới với bề dày kinh nghiệm hàng trăm năm, cĩ tiềm lực tài chính mạnh. Họ khơng chỉ đầu tư vào Việt Nam mà đã đầu tư đến hầu hết các nước cĩ nền kinh tế thị trường phát triển trên tồn thế giới

Dưới hình thức đối tác chiến lược, các NHNNg cĩ thể thâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam một cách nhanh chĩng và dễ dàng so với việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngồi với mục đích tùy theo chiến lược kinh doanh như tìm hiểu thị trường nội địa, tâm lý người tiêu dùng, tận dụng mạng lưới khách hàng, tìm kiếm lợi nhuận. Các ngân hàng trong nước muốn khai thác thuơng hiệu, kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ NHNNg

Bảng 2.5. Đầu tư của ngân hàng nước ngồi tại các NH TMCP Việt Nam

Ngân hàng mục tiêu Ngân hàng thu mua Thời gian Tỷ lệ nắm giữ Sài Gịn Thương Tín ANZ 2005 10% Á Châu Standard Chartered 05/2008 15% Kỹ Thương HSBC 08/2008 20% Ngồi quốc doanh OCBC 05/2008 15% Phương Đơng BNP Paribas 02/2008 10% Phương Nam United Overseas 10/2008 15%

Nhà Hà nội Deutsche Bank 06/2007 10% Đơng Nam Á Société Générale 07/2008 15%

Xuất nhập khẩu Sumitomo Mitsui 07/2008 15% An Bình Maybank 03/2008 15%

Nguồn: Website các ngân hàng

Điển hình trong hoạt động này là NH TMCP Kỹ Thương (Techcombank). Tháng 12/2005 ngân hàng HSBC ký kết hợp đồng mua 10% cổ phần của Techcombank với giá trị 27 triệu USD. Tháng 07/2007, Techcombank được NHNN cho phép bán thêm 5% cổ phần cho HSBC. Tháng 08/2008 HSBC trở thành NHNNg đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần của một ngân hàng trong nước bằng cách tăng số cổ phần tại Techcombank từ 14,4% lên 20%. HSBC là một trong những NHNNg lớn nhất tại Việt Nam với vốn đầu tư 30 triệu USD. Từ 01/01/2009 HSBC đã trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngồi tại Việt Nam.

Với tỷ lệ sở hữu tại Techcombank tăng lên 20%, HSBC được phép tham gia sâu hơn nữa vào thị trường tài chính đang phát triển rất nhanh của Việt Nam, HSBC muốn sử dụng Techcombank để phát triển hệ thống ATM và tín dụng tiêu dùng. Cịn Techcombank được gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu, nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật, về chiến lược phát triển cũng như cải tổ các hoạt động quản trị điều hành và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cĩ đẳng cấp cao hơn.

HSBC cử các chuyên gia sang làm việc và hỗ trợ cho ngân hàng, vai trị của HSBC trong các quyết định quan trọng của Techcombank cũng lớn hơn, nhiều nhân sự cấp cao tại Techcombank là người của HSBC cử sang, nhiều hoạt động kinh doanh của Techcombank cũng chuyển hướng giống như một ngân hàng nước ngồi, một số hoạt động đạt được các tiêu chuẩn về quản trị, chất lượng của một ngân hàng tồn cầu

Thành quả của việc hợp tác chiến lược này thể hiện như sau:

- Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã cơng bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s.

- Năm 2007:

. Trở thành ngân hàng cĩ mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phịng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007. . Chuyển biến sâu sắc về mặt cơ cấu với việc hình thành khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, thành lập khối quản lý tín dụng và quản trị rủi ro, hồn thiện cơ cấu khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân.

. Nâng cấp hệ thống corebanking T24R06

. Ra mắt hàng loạt các sản phẩm mới: như các chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Gửi Techcombank, trúng Mercedes”, Tiết kiệm Tích lũy bảo gia, Tín dụng tiêu dùng, các sản phẩm dành cho doanh nghiệp như Tài trợ nhà cung cấp; các sản phẩm dựa trên nền tảng cơng nghệ cao như F@st i-Bank, sản phẩm Quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khốn F@st S-Bank và Cổng thanh tốn điện tử cung cấp giải pháp thanh tốn trực tuyến cho các trang web thương mại điện tử F@stVietPay.

- Năm 2008:

. Vốn điều lệ tăng từ 555 tỷđồng vào 10/2005 lên 3.642 tỷđồng vào năm 2008 . Tổng tài sản đạt 59.360 tỷ đồng, tăng 19.818 tỷđồng so với tháng 12/2007

. Lợi nhuận trước thuế đạt: 1.600,348 tỷ đồng bằng 225% so với thực hiện năm 2007.

. Phát hành gần 300.000 thẻ các loại trong đĩ cĩ gần 100.000 thẻ VISA debit và credit, trở thành ngân hàng cĩ số lượng phát hành thẻ VISA debit lớn nhất Việt Nam, và là 1 trong số 3 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế lớn nhất Việt Nam với thị phần 14% thẻ quốc tế phát hành ở Việt Nam.

. Triển khai hàng loạt dự án hiện đại hĩa cơng nghệ như: nâng cấp hệ thống phần mềm ngân hàng lõi lên phiên bản T24.R7. Các sản phẩm mới trên nền cơng nghệ như F@st -ebank. Nhiều dự án kết nối cơng nghệ thơng tin với các đối tác như HSBC, Bank Net, Pay Net, Pacific Airlines, Bảo Việt nhân thọ, Vietnam airlines cũng đã được triển khai thành cơng. Techcombank trở thành ngân hàng đầu tiên và là ngân hàng cĩ nhiều nhất số lượng các khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tửở Việt Nam

. Đã thành lập và đưa 3 cơng ty trực thuộc đi vào hoạt động đĩ là: cơng ty quản lý tài sản và khai thác tài sản thu nợ Techcom AMC, cơng ty Quản lý Quỹ Techcom Capital và cơng ty chứng khốn Techcom Securities.

Các trường hợp khác:

 NH TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank): Năm 2005, ANZ, ngân hàng cung cấp tín dụng lớn thứ 3 tại Australia, đã bỏ ra 17,3 triệu USD để mua 10% cổ phần của Sacombank. ANZ nhắm đến mạng lưới bán lẻ của ngân hàng này, đồng thời với việc tích lũy lợi nhuận từ cổ tức, thị giá tăng

 NH TMCP Đơng Nam Á (Seabank): Ngày 16/07/2008 NHNN chấp thuận cho Seabank bán cổ phần cho Société Générale S.A (Pháp) với tỷ lệ là 15% vốn điều lệ. Société Générale S.A cĩ văn phịng đại diện tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh từ năm 1989

 NH TMCP Nhà Hà Nội (Habubank): tháng 06/2007, Deutsche Bank nắm giữ 10% vốn cổ phần của Habubank với định hướng phát triển dịch vụ bán lẻ tại Việt Nam. Deutsche Bank là một trong những ngân hàng đầu tư lớn trên thế

giới, đặc biệt là thị trường Đức và châu Âu. Deutshe Bank hiện cĩ chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh từ năm 1992

 NH TMCP Các doanh nghiệp ngồi quốc doanh (VP Bank): Tháng 05/2008, đối tác chiến lược là Overseas-Chinese Banking Corporation Limited (OCBC), tập đồn tài chính lớn thứ 3 tại Singapore, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần lên 15% tại ngân hàng này

 NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank): tháng 07/2008 Eximbank bán 15% cổ phần cho Sumitomo Mitsui Banking Corporation (là một trong những tập đồn tài chính lớn nhất của Nhật). Việc bán cổ phần này giúp Eximbank đẩy mạnh các giao dịch của mình tại thị trường Nhật Bản, một thị trường lớn của Việt Nam

 NH TMCP An Bình (ABBank): tháng 03 năm 2008, mặc dù thị trường chứng khốn suy giảm trầm trọng nhưng Malayan Banking Berhad (Malaysia) vẫn thực hiện việc mua lại 15% vốn điều lệ của ABBank với giá trị cuộc mua bán này là 135 triệu USD

 NH TMCP Phương Nam (Southern Bank): tháng 10 năm 2008, ngân hàng United Overseas (UOB) thành lập tại Singapore, đã thơng báo tăng cổ phần tại Southern bank từ 10% lên 15%. Giá trị cuộc giao dịch mua bán này là 15,6 triệu USD. UOB đã mua 10% cổ phần đầu tiên vào tháng 01 năm 2007

 NH TMCP Phương Đơng (Orient Bank): tháng 02 năm 2008, BNP Paribas (Pháp) mua 10% cổ phần của Orient Bank. Orient Bank đã phát hành thêm 11.111.100 cổ phần tương đương 111,111 tỷ đồng theo mệnh giá để cho BNP Paribas.

 NH TMCP Á Châu (ACB): Năm 2005 ACB và Ngân hàng Standard Chartered (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật tồn diện và SCB trở thành cổ đơng chiến lược của ACB. SCB đang thực hiện rõ ràng tham vọng đầu tư lâu dài tại Việt Nam, nhất là sau khi ngân hàng này được chấp nhận thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngồi tại Việt Nam.

Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu vừa qua đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động ngân hàng trong nước và các định chế tài chính lớn trên thế giới. Chính điều này đã khiến việc đàm phán chọn đối tác chiến lược nước ngồi của các ngân hàng Việt Nam phải tạm ngưng từ cuối năm 2008 đến nay.

Bên cạnh việc mua cổ phần của đối tác nước ngồi đối với ngân hàng trong nước, các ngân hàng trong nước cịn mua cổ phần lẫn nhau nhằm mục đích các bên cùng cĩ lợi

Bảng 2.6. Hoạt động nắm giữ cổ phần giữa các ngân hàng trong nước

Ngân hàng thu mua Ngân hàng mục tiêu Ngoại thương, Sài Gịn Thuơng tín, Á Châu Gia Định

Đầu tư và Phát triển, Sài Gịn Thuơng tín Phát triển Nhà Ngoại thương, Sài Gịn Thuơng tín Phương Đơng Ngoại thương, NHNo&PTNT Quốc tế

Sài Gịn Thuơng tín, Ngoại thương Quân đội Sài Gịn Thuơng tín Nhà Hà Nội

Á Châu Việt Nam Thuơng tín, Đại Á, Kiên Long

Ngồi quốc doanh Mỹ Xuyên Á Châu, Ngoại thương Xuất Nhập Khẩu Ngoại thương, Dầu khí Tồn cầu Đại Dương

Nguồn: website của các ngân hàng

Trường hợp của NH TMCP Gia Định (GiaDinhBank):

GiaDinhBank được thành lập năm 1992. Tháng 5/1994, xảy ra vụ án “Thái Kim Liêng và đồng bọn”, GiaDinhBank đứng trước nguy cơ phá sản với tổn thất trên 63 tỷđồng cùng nhiều khĩ khăn lớn khác phải đối mặt như vốn điều lệ chỉ cĩ 20,104 tỷ đồng nhưng vốn khống đã là 19,644 tỷ đồng, dư nợ tín dụng khống chiếm trên 95%. Tháng 08/1994, ban lãnh đạo mới (là các cán bộ cĩ chuyên mơn cao được điều động từ các ngân hàng thương mại trên địa bàn

TP.HCM) chính thức tiếp quản GiaDinhBank. Được sự chỉ đạo kịp thời của Thành ủy, UBND TP.HCM và NHNN cho phép áp dụng một số biện pháp tình thế, trong đĩ cĩ khoản vay đặc biệt của NHNN 26 tỷđồng cùng sự hỗ trợ của 16 ngân hàng thương mại gĩp vốn cổ phần 25,5 tỷ đồng và sự nổ lực hết mình của tập thể ban lãnh đạo mới, cán bộ nhân viên đã từng bước đưa GiaDinhBank vượt qua được khĩ khăn. Năm 2005 được xem là năm bản lề, với vốn điều lệ là 80 tỷ đồng đã đánh dấu một cột mốc quan trọng cho sự trưởng thành của GiaDinhBank: vốn điều lệ khống được xĩa, vốn điều lệ hiện hữu cao hơn mức vốn pháp định theo qui định của Nhà nước và bắt đầu giai đoạn phát triển

Năm 2007: ký kết thỏa thuận đầu tư và hợp tác chiến lược với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), theo đĩ Vietcombank luơn duy trì tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần 30% và trở thành cổ đơng chiến lược duy nhất của GiaDinhBank, cùng những cam kết hỗ trợ tồn diện nhằm đưa GiaDinhBank trở thành ngân hàng thương mại cĩ khả năng cạnh tranh cao tại Việt Nam. Trong năm 2007, Vietcombank đã cử 03 thành viên tham gia Hội đồng quản trị, Ban Kiểm sốt nhằm bổ sung và tăng cường sức mạnh Các chỉ tiêu hoạt động năm 2008 của GiaDinhBank: - Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷđồng (so với 210 tỷ đồng năm 2006 và 444,623 tỷ đồng năm 2007) - Tổng tài sản đạt 3.348,407 tỷđồng, tăng 1.311,992 tỷđồng so với năm 2007 (tỷ lệ tăng 64%). - Tổng số dư huy động vốn đạt 2.264,836 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 80% so với năm 2007). - Tổng dư nợ tín dụng đạt 1.296,136 tỷđồng (tỷ lệ tăng 23,3% so với năm 2007) - Thu nhập lãi thuần 99,94 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 82% so với năm 2007)

Trong giai đoạn này cũng diễn ra sự chuyển đổi các NH TMCP nơng thơn thành NH TMCP đơ thị. Ngày 09/8/2006, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 1557/QĐ-NHNN phê duyệt Đề án cơ cấu lại NH TMCP nơng thơn mục đích

củng cố, chấn chỉnh và sắp xếp lại để tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định sự tồn tại bền vững trong điều kiện mới, tránh rủi ro cĩ thể tác động ảnh hưởng tới hệ thống và nền kinh tế. Trong khi các tập đồn tài chính nước ngồi mua cổ phần của các ngân hàng cĩ quy mơ lớn hoặc trung bình thuộc nhĩm 1, 2, cĩ uy tín và kinh nghiệm hoạt động lâu năm thì các tập đồn, tổng cơng ty trong nước lại mua các NH TMCP nơng thơn, các ngân hàng quy mơ nhỏ thuộc nhĩm 3 để cĩ thể tham gia sâu rộng và trực tiếp vào thị trường tài chính ngồi lĩnh vực kinh doanh chính. Qua đĩ, một số NH TMCP đơ thị ra đời mà tiền thân là NH TMCP nơng thơn như NH TMCP Dầu khí tồn cầu (trước là NH TMCP nơng thơn Ninh Bình), NH TMCP Miền Tây (trước là NH TMCP Cờđỏ ở Cần Thơ), NH TMCP Sài Gịn- Hà Nội (trước là NH TMCP Nhơn Ái Cần Thơ)…

Bảng 2.7: Đầu tư của các tập đồn kinh tế, cơng ty tại các NH TMCP

Ngân hàng mục tiêu Bên mua/gĩp vốn Thời gian

Tỷ lệ nắmgiữ An Bình Tập đồn Điện lực Việt Nam 2005 30% Dầu khí tồn cầu Tập đồn Dầu khí Việt Nam 2006 20% Xăng dầu Petrolimex Tổng Cơng ty Xăng dầu Việt Nam 2007 40% Kiên Long Tổng Cơng ty Du lịch Sài Gịn 2006 n/a Liên Việt

Cty Dịch vụ Hàng khơng Sân bay TSN Tổng Cơng ty Thương mại Sài Gịn Cơng ty TNHH Him Lam

2008

2,43% 4,57% 18%

Nguồn: Tổng hợp của Cục Quản lý Cạnh tranh

Thực tiễn việc sáp nhập và mua lại ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy đây là điều cần thiết nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh, ổn định nền kinh tế trên cơ sở hai bên cùng cĩ lợi và là điều khơng tránh khỏi trong hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu Sáp nhập và mua lại Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.pdf (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)