Trong ngành sản xuất đồ uống có những phân ngành có tải lượng ô nhiễm theo khối lượng chiếm vị trí cao, nhưng đối với độc tính thì thứ tự vị trí của chúng có thể thay đổi. Bảng 3.12 sẽ giúp chúng ta biết được phân ngành có thứ tự ưu tiên như thế nào theo độc tính và khối lượng.
Bảng 3.12. Thứ tự ưu tiên theo độc tính và khối lượng vào môi trường không khí
Phân ngành Khối lượng Độc tính
J1 3 2
J2 4 4
J3 1 1
J4 2 3
Từ Bảng 3.12 ta thấy được có sự thay đổi thứ tự ưu tiên theo khối lượng và độc tính. J1 độc tính xếp thứ 2 nhưng khối lượng thì xếp thứ 3, tương tự J4 độc tính xếp thứ 3 nhưng khối lượng thì xếp thứ 2. Ở đây đặc biệt chú ý đến J3 vì nó luôn có chỉ số cao cả về khối lượng lẫn độc tính. Theo xu hướng phát triển của các nghiên cứu đối với các ngành công nghiệp hiện nay thì quản lý các chất ô nhiễm theo độc tính sẽ chính xác hơn, thể hiện đúng bản chất của các chất ô nhiễm thải ra môi trường.
Bảng 3.13. Thứ tự ưu tiên theo độc tính và khối lượng vào môi trường nước
Khối lượng Độc tính J1 1 1 J2 4 4 J3 2 2 J4 3 3 CHƯƠNG 4:
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CÁC CHẤT Ô NHIỄM ƯU TIÊN
Bằng những tài liệu và số liệu từ tổng cục thống kê Việt Nam (GSO) cung cấp và dữ liệu IPPS của các chất ô nhiễm do Wold Bank phát hành, tôi đã tính được tải lượng của các chất ô nhiễm vào môi trường không khí và môi trường nước. Các kết quả tính toán này sẽ giúp các nhà quản lý hiểu rõ và nắm vững các chất ô nhiễm của ngành sản xuất đồ uống, từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp, cụ thể nhằm mục đích giảm thải tải lượng ô nhiễm của các thông số trong ngành đồ uống.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, bằng việc tính toán và biết được thông số nào cần được ưu tiên kiểm soát nhất trong các chất ô nhiễm. Tôi xin đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế tải lượng ô nhiễm của các chất ô nhiễm ưu tiên trong ngành đồ uống
4.1. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CÁC CHẤT Ô NHIỄM ƯU TIÊN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ