Trong những năm gần đây, ngành chế biến đồ uống Việt Nam là ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành sản xuất đồ uống trong 11 tháng đầu năm 2011 đạt 22,6 tỷ USD. Xuất khẩu tăng là do sự đóng góp lớn của những mặt hàng công nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu nước giải khát tăng cao. Bên cạnh giá trị về mặt kinh tế, phát triển xuất khẩu, ngành chế biến đồ uống còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, tạo công ăn việc làm, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.
Sau hơn 10 năm đổi mới, nền công nghiệp của Việt Nam đã phát triển với tốc độ mạnh mẽ. Trong sự phát triển mạnh mẽ đó, từ một nước công nghiệp đi lên Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, ngành công nghiệp chế biến Thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất với nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng. Trong các ngành công nghiệp chế biến đó, ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát của Việt Nam nói chung và của Tp. HCM nói riêng là một trong những ngành có tốc độ phát triển rất nhanh. Từ năm 2001 - 2005 tốc độ gia tăng bình quân hàng năm là 10%. Theo số liệu của cục thống kê Tp HCM, tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của ngành chế biến thực phẩm và đồ uống của Tp HCM vào năm 2005 tăng 107,3 so với năm 2004.
Ngành sản xuất nước giải khát là một trong 6 ngành có doanh thu từ 100 đến 333 triệu USD.
Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng về sản lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm, đóng góp khá lớn cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước; ngành sản xuất nước giải khát cũng đã gây tác động và ảnh hưởng xấu đến môi trường, đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước. Tuy vậy, các giải pháp giải quyết các vấn đề ô nhiễm hiện này của các doanh nghiệp thường là xử lý cuối đường ống. Các giải pháp xử lý cuối đường ống vừa đắt tiền vừa không mang lại hiệu quả lâu dài, thậm chí nằm ngoài khả năng của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Song song với sự phát triển của ngành chế biến nước giải khát Việt Nam là vấn đề ô nhiễm môi trường do chính ngành này phát thải ra ngoài môi trường. Vì vậy tìm ra những giải pháp để xử lý cũng như hạn chế tải lượng ô nhiễm trở nên quan trọng hơn lúc nào hết.
Giảm sự thất thoát nguyên, vật liệu và năng lượng nghĩa là tăng lợi nhuận, đồng thời các sản phẩm đồ uống sản xuất ra không chỉ kinh tế, chất lượng mà còn an toàn về môi trường, tạo điều kiện cho ngành chế biến lương thực, thực phẩm phát triển bền vững.
Thực tế hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp chế biến có các biện pháp ngăn ngừa, xử lý liên quan đến môi trường như: Áp dụng một số công nghệ xử lý khí thải thông qua bộ phận thu khí lò hơi; Sử dụng định mức tiêu hao hợp lý nguồn nguyên, nhiên liệu của ngành thông qua các giải pháp kỹ thuật, quản lý để giảm thiểu tại nguồn khác nhau; Có các hệ thống xử lý nước thải cho các dây chuyền.