Các văn bản đều có nhan đề (tít)

Một phần của tài liệu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự truyền hình.pdf (Trang 62 - 64)

1. 2 Về Đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên

2.3.2. Các văn bản đều có nhan đề (tít)

“Tít” hay còn gọi là đầu đề, tiêu đề hay nhan đề của mỗi tin, bài trong các thể loại báo chí. Vai trò của “tít” đã đƣợc thực tế hoạt động báo chí trên thế giới ghi nhận, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ - xã hội học khẳng định: Nếu nói số phận bài báo phụ thuộc rất nhiều vào tít, thì đó cũng là vai trò thực tế mà nó đảm nhận. Theo Man - cô – lin F. Man – lét tít báo có 4 chức năng đó là: Tổng kết thông tin; Phân định mức độ quan trọng của câu chuyện; Là yếu tố dễ nhận thấy trong việc trình bày; và gây cảm tình đối với ngƣời xem.

Tít tin bài trong chƣơng trình thời sự Đài PTTH TN hiếm khi có cấu trúc một từ, đa phần là tít có cấu trúc một ngữ, hoặc một câu.

Các ví dụ:

(68) “NUIPHAOVICA SAU GẦN 6 NĂM SANG TÊN - ĐỔI CHỦ” (69) “KHI CÔNG AN VI PHẠM LUẬT GIAO THÔNG”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(71) “CÓ DẤU HIỆU BỆNH VÀNG LÙN HẠI LÖA NON Ở ĐỊNH HÓA”

(72) “VẬN CHUYỂN QUẶNG TRÁI PHÉP TẠI ĐỒNG HỶ KHÓ NGĂN CHẶN”

(73) "THANH NIÊN THÁI NGUYÊN RA QUÂN TIẾP SỨC MÙA THI”

Qua khảo sát cho thấy, tít của tin bài chính luận thƣờng dài hơn tin bài các thể loại khác.

(74): “ KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 13, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN KHOÁ XVI” .

(75) “ GIAO BAN PHỐI HỢP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÕNG CHỐNG THIÊN TAI TÌM KIẾM CỨU NẠN; PHÕNG CHỐNG CHÁY NỔ, CHÁY RỪNG; CỨU SẬP VÀ ĐÓNG QUÂN CANH PHÕNG”…

Tít ca các tin bài sử dụng cả ba kiểu ngữ tiếng Việt: Ngữ có trung tâm là danh từ ( danh ngữ) ví dụ : “ không chỉ là hội thao” ; ngữ có trung tâm là động từ ( Động ngữ) vi dụ: “khởi tố 4 đối tƣợng đánh bạc”; “ Nhức nhối tình trạng vi

phạm an toàn giao thông đƣờng sắt tuyến Quan Triều – Núi Hồng.

Các loại tít thƣờng gặp:

- Dùng con số để nhấn mạnh: 7,5 tỷ đồng đầu tƣ xây dựng đƣờng vành đai.

- Đặt ra những câu hỏi: Tại sao tiến độ công trình đƣờng Vũ Chấn –

Nghinh Tƣờng – Sảng Mộc chậm?

- Dùng biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ nhân hóa..): máu rừng Võ nhai

vẫn chảy .

- Tạo mệnh đề ngƣợc : “Gần suối vẫn khát”, “thừa mà thiếu”...

- Đƣa tên riêng lên đầu tít, một phần khái quát dặc điểm, tính chất của tiên riêng đó: VD: Lã Quí Tuấn và con đƣờng mang tên “30-4”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các tin bài trong chƣơng trình thời sự truyền hình Thái Nguyên không sử dụng những kiểu tít nhƣ: dùng con số tạo ấn tƣợng mạnh “ Ba triệu dân Sinhgapo sẽ không còn một xu”; “ Giết 9 ngƣời lấy 65 đồng bạc” hay sử dụng một vế của tục ngữ ca dao nhƣ “Bầu ơi thƣơng lấy bí cùng”; “Trông ngƣời lại ngẫm đến ta” nhƣ báo viết hay sử dụng. Lí do là vì những loại tít

này có mục đích gây ấn tƣợng mạnh vào thị giác, gây tò mò cho ngƣời đọc để đạt hiệu quả là ngƣời đọc sẽ tìm, đọc trang báo, bài báo đó. Còn đối với chƣơng trình truyền hình việc đặt tít phải đảm bảo nguyên tắc đầu tiên là khái quát đƣợc cơ bản nội dung của tin, bài, việc tạo ấn tƣợng tít bài chỉ ở hàng thứ yếu so với báo viết, nói nhƣ vậy không đồng nghĩa với việc đặt tít tin, bài truyền hình là thứ yếu. Khi tin bài đƣợc phát sóng, khán giả truyền hình không có sự lựa chọn để theo dõi tác phẩm từ ấn tƣợng bởi một hàng tít, còn có yếu tố khác quan trọng đó là lời dẫn, khán giả đƣợc tác động, tạo ấn tƣợng chủ yếu do lời dẫn đƣợc truyền tải đến họ bằng âm thanh ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự truyền hình.pdf (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)