Thể hiện chức năng biểu cảm

Một phần của tài liệu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự truyền hình.pdf (Trang 85 - 90)

1. 2 Về Đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên

3.3.3. Thể hiện chức năng biểu cảm

Câu tiếng Việt có câu kể, câu mệnh lệnh. Ngoài ra còn có câu cảm thán, tùy mức độ văn bản các SP có thể có cách biểu hiện khác nhau (thất vọng, hay lạc quan…). Sự phân biệt câu kể và hỏi khác nhau (nhƣ trên đã phân tích), câu kể đi xuống, câu hỏi đi lên. Sở dĩ câu hỏi có kết thúc đi lên vì về mặt ý nghĩa và tính trọn vẹn, câu hỏi mới thực hiện một nửa hành vi ngôn từ, đến khi trả lời mới hoàn thành nốt nửa thứ hai là câu kể kết thúc. SP tùy theo ý đồ phát ngôn để thể hiện chức năng biểu cảm của các loại câu.

Câu mệnh lệnh, kêu gọi kết thúc bằng giọng căng. Ngữ điệu ngang – bằng, đanh gọn. Âm tiết cuối thƣờng ngắn không đi xuống không đi lên, câu bị mất màu sắc và thƣờng ngắn. Các câu cầu khiến để hô hào để hùng biện lôi cuốn, có nhịp nhanh. Ví dụ: “Hãy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6

tháng đầu.”

Câu cảm thán có hai khu vực để căn cứ. Khi thể hiện giọng điệu, màu sắc bi kịch và u buồn, hay chia sẻ, thƣơng tiếc thì nhịp của câu phải dài dƣờng nét dần đi xuống, ngắt giọng giữa các tiếng dài. Tuy nhiên, nếu kéo dài qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành mỉa mai. Còn cách thể hiện câu trong sáng hồn nhiên tƣơi vui, hứa hẹn lạc quan thì nhịp tƣơi vui và nhanh hơn, chỗ ngừng giữa các tiếng gắn hơn câu nằm ở âm vực cao và theo hƣớng đi lên.

(11) “Phần lớn du khách tới thăm hồ vì biết tới vẻ đẹp tự nhiên của

nó, chứ không phải khách đến thăm hồ bởi dịch vụ du lịch ở đây hoàn hảo”

(Hồ Núi Cốc chƣa phát huy hết tiềm năng du lịch 6/2010).

(12) “Bày tỏ sự vui mừng có mặt trong lễ khởi công và khánh thành

nhà máy,phó thủ tƣớng chính phủ Hoàng Trung Hải đã biểu dƣơng VINAINCON và các đơn vị thành viên đã nỗ lực, sáng tạo, đầu tƣ xây dựng công trình mang tầm cỡ quốc gia” (LỄ KHÁNH THÀNH NHÀ MÁY XI

MĂNG QUANG SƠN).

Các ngữ điệu tình thái đƣợc các SP của chƣơng trình nắm rõ để truyền tải văn bản đạt hiệu quả cao nhất. Nắm đƣợc điều này các SP sẽ tạo đƣợc “uy quyền” của ngôn bản, dù trong vai đại diện cho một phƣơng tiện truyền thông đại chúng hay cho ngƣời dân hay là chính quyền. Nét cực cao đối lập với cao làm nên sự khu biệt giữa câu tƣờng thuật với câu nghi vấn, nét cực mạnh đối lập với mạnh tạo nên sự khác biệt giữa câu mệnh lệnh và câu nghi vấn.

(13) “Mấy hôm nay đang trong dịp thi tuyển sinh đại học nên các xe

thƣờng chở hành khách nhiều hơn quy định, rất nhiều hành khách phải đứng suốt dọc hành trình. Các xe nhồi nhét khách nhƣ vậy sẽ bị xử phạt tƣơng đối nặng nên các lái xe đã tìm cách đối phó. Dƣờng nhƣ sự hoạt động của cảnh sát giao thông trên các trục đƣờng nhƣ thế nào và ở đâu đã đƣợc các lái xe thông báo cho nhau nên các xe đã biết để đi tắt tránh đƣờng. Đây là những hành vi cố tình vi phạm cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc để các lái xe có ý thức hơn trong việc chấp hành luật giao thông đƣờng bộ hiện nay..”( Nhiều xe khách vi phạm luật giao thông).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(14) “Bài học đắt giá từ dự án Núi Pháo đã đƣợc xác nhận, đó là việc

đánh giá năng lực nhà đầu tƣ, kiểm soát đƣợc tình hình hoạt động của nhà đầu tƣ để tránh việc dự án bị biến thành một hoạt động đầu tƣ tài chính, mua đi bán lại. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ quyền lợi và tạo điều kiện cho các bên Việt Nam khi tham gia liên doanh. Trong lúc chờ đợi tái khởi động dự án, vấn đề an sinh xã hội cần đƣợc các cấp chính quyền Thái Nguyên khẩn trƣơng thực hiện. Và ngƣời dân thì quan tâm thời gian thực hiện sẽ là bao giờ?”(NUIPHAOVICA SAU GẦN 6 NĂM SANG TÊN - ĐỔI CHỦ).

Trong các phóng sự ngắn thƣờng xuyên xuất hiện các câu nghi vấn, cầu khiến đƣợc đọc với ngữ điệu nhƣ phân tích ở trên, các SP với cách thể hiện của mình đã thổi thêm sức mạnh cho những tác phẩm báo chí này đối với công luận. Luận văn thống kê trong các văn bản thời sự câu nghi vấn và cầu khiến xuất hiện với mật độ thấp, chủ yếu ở các phóng sự ngắn, xuất hiện nhiều trong các phóng sự ngắn nói về mặt trái, về vấn đề đòi hỏi sự quan tâm của ngƣời dân hoặc cơ quan chức năng. Sử dụng các kiểu câu này, chính là cách để ngƣời viết thực hiện chiến lƣợc biểu cảm của mình, không ai khác ngoài ngƣời thể hiện nó trên sóng (truyền hình) thực hiện đúng, trúng ý đồ của tác giả.

Đối với những câu dài trong văn bản, ngữ điệu sẽ đảm nhận chức năng biến những khúc đoạn ngôn từ phi câu trở thành câu. Ví dụ:

(15) “Báo cáo chính trị trình tại đại hội đã nêu rõ; Sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ 21, với tinh thần đoàn kết, đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện đã nỗ lực phấn đấu đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội; làm thay đổi cơ bản bộ mặt chung của huyện, tạo tiền đề vững chắc để Đại Từ vƣơn lên phát triển nhanh và bền vững trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. (đại hội đảng bộ huyện Đại Từ lần thứ XXII 1/7/2010).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài nghĩa mệnh đề, câu còn có nghĩa tình thái. Với vai trò của ngƣời nói, khi thể hiện ngôn ngữ trong các chƣơng trình thời sự cần đặc biệt chú trọng khi miêu tả tình thái ngôn ngữ.

Nhƣ chƣơng trƣớc luận văn đã trình bày, các văn bản thời sự sử dụng nhiều câu đặc biệt, câu khuyết chủ, khuyết vị ngữ… thậm chí sử dụng những câu tối giản chỉ một từ, cũng có thể xem là loại câu bất thƣờng.

(16) “Tai nạn giao thông. Vấn đề nhức nhôi…” (Đội mũ bảo hiểm vì hạnh phúc của mỗi ngƣời và toàn xã hội 3/5/2010)

(17 ) “Quặng sắt đƣợc lấy ngay từ mỏ sắt Trại Cau. Bởi một số ít ngƣời dân.” (Vân chuyển quặng trái phép ở Đồng Hỷ 30/6/2010)

Trong các trƣờng hợp này, ngữ điệu đóng vai trò quan trọng. Tác giả Hoàng Trọng Phiến cho rằng điều kiện số một để có một câu là nó phải có tính vị ngữ, nhƣng “muốn trở thành câu phải có điều kiện về ngữ điệu một cách nghiêm ngặt…” và “câu động từ cung cấp cho chủ ngữ một vị ngữ ngữ pháp còn câu một từ không cung cấp cái đó mà cung cấp tính tình thái cho toàn câu” (Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt (Câu), NXB ĐH

&THCN, H. 1978).

“Vâng. (thƣa QVCB)” đây là một câu tối giản, chỉ một từ độc lập nhƣng các SP có thể biểu thi đƣợc các nội dung tình thái khác nhau thông qua ngữ điệu: ngắn, dài, cao, cực cao, thấp và đay nội dung tƣơng ứng với nội dung tình thái : dứt khoát; trì hoãn, miễn cƣỡng; xác nhận hiện thực; nghi vấn, ngạc nhiên, muốn biết tiếp, thách thức…; tạm thời chấp nhận, chờ nghe tiếp; mỉa mai, phủ định…phù hợp nội dung của chƣơng trình.

Ngữ điệu là một phƣơng tiện quan trọng để biểu thị tình thái. Nó có thể tự mình hay kết hợp với các phƣơng tiện khác để biểu thị tình thái. Qua tƣ liệu văn bản phát thanh của đài PTTH Thái nguyên, luận văn dựa trên quan điểm của tác giả Đỗ Tiến Thắng, để chỉ ra một số nội dung tình thái nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ nhất: Áp lực của Ngữ điệu lên thanh điệu là ngắn so với nét thanh điệu cố hữu. Ý nghĩa tình thái mà nó biểu thị là sự khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát sự tình hay tình thái đƣợc nói đến trong câu.

VD “. Sang đến Bắc Giang, giá của quặng sắt đã tăng lên trên dƣới 2

lần” (Vân chuyển quặng trái phép ở Đồng Hỷ 30/6/2010).

Thứ hai: Áp lực của Ngữ điệu lên thanh điệu là dài so với nét thanh điệu cố hữu. Ý nghĩa tình thái mà nó biểu thị là sự khẳng định không mạnh mẽ hay miễn cƣỡng, trù trừ về sự tình hay tình thái đƣợc nói đến trong câu.

Ví dụ:

(18)(“Hồ Núi Cốc gần vùng chè Tân Cƣơng nổi tiếng, nhƣng từ trƣớc

tới nay, rất ít du khách tới thăm hồ đƣợc biết tới điều này” ( Hồ Núi Cốc chƣa phát huy hết tiềm năng du lịch 6/2010).

Thứ ba: Áp lực của Ngữ điệu lên thanh điệu là một cao độ cao bậc một. Ý nghĩa tình thái mà nó biểu thị là sự xác nhận sự tình hay tình thái đƣợc nói đến trong câu ( mức trung hòa về sự tình hay tình thái).

(19) “Hồ Núi Cốc đang chịu sự quản lý của nhiều ngành, nhiều địa phƣơng…” (Hồ Núi Cốc chƣa phát huy hết tiềm năng du lịch - 6/2010).

Thứ tƣ: Áp lực của Ngữ điệu lên thanh điệu là một cao điệu cao tối đa (cực cao). Ý nghĩa tình thái mà nó biểu thị là sự nghi vấn (ngạc nhiên) hoặc điều tất nhiên về sự tình hay tình thái đƣợc nói đến trong câu. Đôi khi nét này còn biểu thị sự thách thức hay ý định muốn kéo dài cuộc đối thoại.

(20)“Đây là hiện tƣợng có tính chất đánh bạc và lừa đảo…” (Xuất hiện hiện tƣợng lừa đảo trong những ngày thi 2/7/2010).

Thứ năm: Áp lực của Ngữ điệu lên thanh điệu là một cao độ thấp, dƣới ngƣỡng phân biệt. Ý nghĩa tình thái mà nó biểu thị là tính lâm thời của sự tình hay tình thái đƣợc nói đến trong câu. Đôi khi nét này biểu thị một thái độ chờ đợi ngƣời đối thoại nói tiếp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(21) “Thực tế, trên một số cánh đồng đã xuất hiện nhiều thửa ruộng

có lúa non lùn cây, lá xoắn vàng”(Có dấu hiệu bệnh vàng lùn hại lúa non ở

Định Hoá 4/2010).

Thứ sáu: Áp lực của Ngữ điệu lên thanh điệu là một cao độ cao tuyệt đối kèm nét trắc. Ý nghĩa tình thái mà nó biểu thị là sự mỉa mai, phủ định về sự tình hay tình thái đƣợc nói đến trong câu. Đôi khi nét này còn biểu thị nội dung mệnh lệnh. Có thể thấy các ngữ điệu khác nhau của câu “Dự án đã đƣợc khởi công” (Miêu tả) # “Dự án đã đƣợc khởi công” (khẳng định, vì lý

do nào đó cần khẳng định) # “Dự án đã đƣợc khởi công” ( tiếc nuối, phủ định, mỉa mai) …

Nhƣ vậy trong phát thanh ngữ điệu giữ vai trò quan trọng, không chỉ là để thể hiện sự trọn vẹn hay chƣa trọn vẹn của một phát ngôn mà nó còn thể hiện các loại câu khác nhau và các sắc thái tình cảm khác nhau mà ngƣời viết muôn nhắn gửi.

Một phần của tài liệu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự truyền hình.pdf (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)