Các văn bản đƣợc phát âm chuẩn so với giọng Hà nội

Một phần của tài liệu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự truyền hình.pdf (Trang 77 - 83)

1. 2 Về Đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên

3.2.1. Các văn bản đƣợc phát âm chuẩn so với giọng Hà nội

Tiếng Việt có 6 thanh điệu gồm các thanh không; huyền; sắc; nặng; hỏi; ngã. Các thanh điệu có chức năng khu biệt nghĩa, giống nhƣ âm đầu và

vần của âm tiết. Phát âm đúng, rõ các thanh điệu để truyền tải đúng thông tin ngữ nghĩa là yêu cầu quan trọng, đặc biệt là đối với phát thanh truyền hình. Ƣu thế của giọng phát thanh khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ là tƣơng tự và gần giống khu vực Thủ đô, nhất là Thái Nguyên thủ đô kháng chiến. Đây chính là thuận lợi về giọng chuẩn tạm thời hiện nay mà các đài PT TH khu vực trong đó có đài Thái Nguyên đang sử dụng.

Vào những năm 60, các nhà trí thức, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã tham gia hội nghị về chuẩn hóa phát âm tiếng việt trong đó có đề cập đến vấn đề là giọng chuẩn của nguời Việt dựa trên giọng Hà Nội (giọng Thủ đô), có bổ sung thêm các yếu tố tích cực của các phƣơng ngữ khác dựa trên các cơ sở sau:

+ Về thanh điệu: Giọng Thủ đô phát âm đầy đủ 6 thanh điệu

+ Ngoài các phụ âm đầu, tiếng Hà Nội còn bổ sung thêm 3 âm quặt lƣỡi là [TR]; [ S]; và [R].

+ Về vần : Giữ nguyên các âm tiết có âm đệm; bổ sung thêm 2 vần là /ƢU/ và /ƢƠU/ nâng tổng số vần từ 149 lên 151 vần; Âm cuối giữ nguyên hệ thống âm cuối của tiếng Bắc.Trong suốt thời gian chống Mỹ, đài Tiếng nói Việt Nam sử dụng chuẩn này.

Sau khi đất nƣớc thống nhất, vào những năm cuối 70 đầu 80 của thế kỷ trƣớc, Viện Ngôn ngữ học đã tổ chức những hội nghị về chuẩn hóa tiếng Việt. Nhƣng phần lớn các hội nghị bàn nhiều về chuẩn chính tả, thuật ngữ khoa học. Còn chuẩn phát âm do tính chất phúc tạp của phát âm 3 miền, nhiều tiếng địa phƣơng nên vấn đề chuẩn hóa cho đến nay chƣa có sự thống nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong trƣờng tiểu học và trên hệ thống phƣơng tiện thông tin đại chúng hiện nay, chuẩn phát âm thƣờng căn cứ trên chuẩn liên phƣơng ngữ. Ở khu vực phía Nam đó là giọng Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực phía Bắc là giọng Hà Nội (có văn hóa).

Giọng phát thanh của đài truyền hình Thái Nguyên cũng đi theo xu hƣớng này. Dùng “chuẩn mềm” liên phƣơng ngữ giọng Hà Nội. Không chú trọng âm quặt lƣỡi và không quặt lƣỡi. Đây cũng là giải pháp để cho lời nói tự nhiên, góp phần nhanh chóng đƣa chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của Đảng về với nhân dân.

Các chƣơng trình thời sự cho thấy, các SP của đài PTTTH Thái Nguyên đều phát âm khá chuẩn so với cách phát âm chuẩn Hà Nội. Các văn bản phát thanh của chƣơng trình thời sự truyền hình đƣợc thể hiện trên sóng không phân biệt [CH] và [TR], [S]và [X]phân biệt rõ ràng các phụ âm cuối [C[; [T] và [NG] , các âm đầu [D] và [G].

Về vị trí địa lý, Thái Nguyên và Hà nội là hai địa phƣơng tiếp giáp nên sự khác biệt về cách phát âm ở những vùng liền nhau một cách tiệm tiến khó có thể nhận ra.

3.2.2. Có đặc điểm phát âm riêng so với giọng Hà Nội

Tuy nhiên chúng tôi cũng đã nghiên cứu đặc điểm phát âm của Đài PTTH Thái Nguyên, cơ quan ngôn luận, đồng thời là đại diện cho đặc điểm phát âm của Thái Nguyên và nhận thấy có đặc điểm riêng nổi bật đó là cách phát âm âm [e] bẹt và dài hơn, ngƣời nghe nhƣ thấy có âm [ie].

Ví dụ “Kiểm tra các đê, k(i)è, cống tại…”

Âm [u] cũng đƣợc phát âm dài hơn so với giọng chuẩn Hà nội, ngƣời nghe cảm thấy có âm [a] rất nhẹ đứng đằng sau ví dụ “Xuân chiến khu (a)”. “món ăn chu (a)a quá !”. Chính vì nguyên âm [u] đƣợc phát âm nặng nên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiều ngƣời Thái Nguyên không phát âm nguyên âm [y] trong những nhƣ từ nhƣ “nguyên” , “chuyện” , “khuyển”.

3. 3 . Đặc điểm về ngữ điệu

Ngữ điệu là một hiện tƣợng ngôn ngữ xảy ra ở bậc câu của ngôn ngữ, đƣợc tạo thành từ hoạt động của các đặc trƣng vật lý cơ bản và sự thống nhất các yếu tố đặc trƣng đó nhƣ âm điệu, cƣờng độ, trƣờng độ, tốc độ của lời nói, nó là phƣơng thức quan trọng để tạo lập phát ngôn và chỉ ra nghĩa của phát ngôn.

Trong phát ngôn, ngữ điệu có vai trò hết sức quan trọng để thực hiện các chức năng sau:

1. Phân biệt các kiểu thông báo: tƣờng thuật, nghi vấn, mệnh lệnh. 2. Phân biệt các bộ phận của phát ngôn: bộ phận đƣợc nhấn mạnh; bộ phận mang nội dung thông báo quan trọng.

3. Tạo tính thống nhất, hoàn chỉnh của phát ngôn,đồng thời lại phân chia phát ngôn thành các nhịp và cú đoạn.

4. Biểu hiện tình cảm và thái độ của ngƣời nói.

Trong các chức năng trên chức năng 1,2 thuộc về ngôn ngữ nói chung, chức năng 3,4 chỉ thuộc về lời nói.

Trong toàn bộ ngôn bản (văn bản bằng lời) của chƣơng trình thời sự truyền hình, ngữ điệu chỉ ra phong cách chức năng của ngôn bản và chỉ ra các tầng khác nhau của cấu trúc ngôn bản. Ngữ điệu cũng là phƣơng tiện biểu hiện thái độ, tình cảm, thẩm mỹ của ngƣời nói tác động đến ngƣời nghe.

Ngữ điệu của SP chƣơng trình thời sự khác với ngữ điệu của các chƣơng trình văn hóa nghệ thuật hay các chƣơng trình khác. Ngữ điệu không chỉ làm nên “chất Việt ngữ”, đặc thù của một ngôn ngữ mà còn tạo nên phong cách của một chƣơng trình, phong cách, dấu ấn của cá nhân thể hiện. Cái quan trọng nhất đối với đài Phát thanh truyền hình khi SP trình bày cả một văn bản cần thể hiện các loại ngữ điệu thế nào, các sắc thái biểu cảm có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chừng mực thế nào. Trong một chƣơng trình thời sự thƣờng có nhiều giọng đọc thể hiện. Qua khảo sát các văn bản phát thanh của chƣơng trình thời sự truyền hình Thái Nguyên, luận văn rút ra các đặc điểm ngữ điệu sau.

3.3.1. Thể hiện chủ yếu ngữ điệu kết thúc và ngữ điệu chƣa kết thúc

Các văn bản phát thanh cho thấy, có hai đƣờng nét ngữ điệu quan trọng nhất của câu tiếng Việt xét về mặt cấu trúc, là ngữ điệu kết thúc và ngữ điệu chƣa kết thức. Ngữ điệu kết thúc là ngữ điệu báo hiệu một câu đã thực hiện xong. Trên văn bản đó chính là câu trƣớc dấu chấm. Ngữ điệu chƣa kết thúc là ngữ điệu dùng để báo hiệu vừa kết thúc một vế hoặc thành phần câu và ngƣời nghe chờ tiếp các đoạn sau của câu.

Xét trên ví dụ đã đƣợc phát trong chƣơng trình thời sự truyền hình ngày 6/4/2010:

(3)“Theo công bố quy hoạch của UBND tỉnh, Dự án Tổ hợp khu công

nghiệp, chế xuất, đô thị và dịch vụ Yên Bình có quy mô rộng khoảng 2.000 ha, đi qua các xã: Đồng Tiến, Hồng Tiến, Tiên Phong (thuộc huyện Phổ Yên); Nga My, Nhã Lộng, Điềm Thuỵ, thị trấn Hƣơng Sơn (thuộc huyện Phú Bình). Dự án đƣợc triển khai đầu tƣ các hạng mục nhƣ: Khu công nghiệp, chế xuất bằng công nghệ cao, khu đô thị mới, các dịch vụ giải trí tổng hợp… Sự ra đời của KCN Yên Bình sẽ tạo ra “ chuỗi” liên hợp công nghiệp bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tại buổi làm việc Đ/c Phạm Xuân Đƣơng-Chủ tịch UBND tỉnh đã chia sẻ với lãnh đạo Viện chính sách và chiến lƣợc phát triển nông nghiệp nông thôn những thuận lợi, khó khăn và một số cơ chế chính sách của tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Theo đó hai bên đã thống nhất nội dung Viện Chính sách và chiến lƣợc phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ tƣ vấn cho UBND tỉnh Thái Nguyên thiết kế, lập quy hoạch, xây dựng khu công nghệ cao Yên Bình, trong thời gian tới Viện sẽ đƣa chuyên gia nƣớc ngoài sang làm việc với UBND tỉnh để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn cụ thể hoá nội dung này” (Chủ tịch UBND tỉnh TN tiếp và làm việc với Viện

Chính sách và Chiến lƣợc Phát triển Nông nghiệp - Nông thôn).

Ngữ điệu kết thúc phải xuống giọng hoặc kéo dài, vì kéo dài cũng là cách để hạ độ cao, điều này tùy thuộc kỹ thuật của từng SP. “Dự án đƣợc triển khai đầu tƣ các hạng mục nhƣ: Khu công nghiệp, chế xuất bằng công nghệ cao, khu đô thị mới, các dịch vụ giải trí tổng hợp. - VD đã dẫn.

Ngữ điệu kết thúc tập trung ở “các dịch vụ giải trí tổng hợp” bằng hai cách nêu trên – kéo dài giọng hoặc hạ độ cao ở các từ này.

Ngữ điệu chƣa kết thúc (thể hiện ở “Dự án đƣợc triển khai đầu tƣ các

hạng mục nhƣ,…”) có những cách thể hiện sau:

Giữ nguyên giọng (độ cao) từ trƣớc dấu phẩy, các vế tiếp theo vân giữ nguyên độ cao đó. Tùy theo độ dài của câu kết thúc hay chƣa SP tiếp tục xử lý (bằng các chỗ ngừng) tùy thuộc vào cấu trúc của câu. Cũng có thể phần cuối của đoạn đầu nâng lên không đáng kể, đến đoạn sau hạ xuống để tạo thành các lớp, (độ cao lên dần) dùng để đọc các câu có nhiều thành phần tạo ra ngữ điệu hùng biện.

Sự kết hơp giữa việc nâng cao ngữ điệu hay xuống là kinh nghiệm của mỗi ngƣời, để tạo ra sự trọn vẹn, hòa quyện của câu, của văn bản. Các SP trong chƣơng trình nâng ngữ điệu lên, hay hạ ngữ điệu xuống bằng cách kéo dài hay làm ngắn âm tiết cuối. Thông thƣờng cách thể hiên ngữ điệu bằng cách lên cao giọng hoặc xuống hoặc giữ nguyên (cao độ) trong nhiều trƣờng hợp có thể sử dụng biện pháp sau: Sử dụng nhiều chỗ ngừng có ở trƣờng đoạn cuối để làm cho đoạn ấy dài ra. Bằng cách đó sẽ xuống giọng dần, làm cho nhịp của đoạn bất thƣờng hơn, tạo ra sự kết thúc từ từ; Nhƣng cũng có những trƣờng hợp dồn làm cho các tiếng ngắn lại kết thúc đột ngột thảng thốt.

Về nguyên tắc SP không đƣợc phép thêm bớt vào văn bản, vì tính chính trị, văn hóa, chuẩn mực …, cũng không đƣợc phép tự ý thêm âm đệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

làm mất thẩm mỹ của phát ngôn, nên mọi cách xử lý phụ thuộc vào khả năng điều chỉnh của SP. Biện pháp đó còn đƣợc gọi là xử lý nhịp và trƣờng độ của phát ngôn – biến đổi nhịp và trƣờng độ làm cho phát ngôn đa dạng, không đơn điệu. Các SP khi thể hiện cũng có thể bằng cách nhấn mạnh hay không nhấn mạnh. Nếu nhấn mạnh vào yếu tố cuối cùng, thì trọng tâm nghĩa dồn vào đó.

(VD đã dẫn: “trong thời gian tới viện sẽ đƣa chuyên gia nƣớc ngoài

sang làm việc với UBND tỉnh để cụ thể hoá nội dung này…”.

Có nhiều trƣờng hợp các câu đƣợc tác giả viết đặt trọng tâm vào từ cuối, có câu tác giả không đặt trọng tâm ở đó. Song với sự mẫn cảm về thông tin, về tính thời sự, các SP sẽ có những cách thể hiện trọng âm, có thể trùng với ý đồ của tác giả, hoặc có sự sáng tạo mang lại ngữ nghĩa hiệu quả hơn. Tạo ra đồng chức năng, kết thúc câu và nhấn mạnh trọng tâm ngữ nghĩa thể hiện và phát huy sự sáng tạo tạo của các SP chƣơng trình thời sự truyền hình.

Trong câu sau – VD đã dẫn:

“… Sự ra đời của KCN Yên Bình sẽ tạo ra “chuỗi” liên hợp công

nghiệp bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”.

Có thể tác giả đặt trọng tâm vào “chuỗi” liên hợp công nghiệp” song với cách thể hiện ngữ điệu kết thúc SP có thể nhấn mạnh vào “hỗ trợ lẫn nhau

trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”.

Ngữ điệu kết thúc hay chƣa kết thúc để thể hiện sự trọn vẹn hay chƣa trọn vẹn của một phát ngôn. Thứ hai là để thể hiện các loại câu khác nhau và các sắc thái tình cảm khác nhau mà ngƣời viết muốn nhắn gửi.

Sự thể hiện ngữ điệu đối với các SP thời sự, do yêu cầu đƣa tin chính xác, không khí nghiêm trang, nên việc kéo dài hoặc thu gọn đều có chừng mực nhất định. Ngắn quá ngƣời nghe không nghe đƣơc, không hiểu đƣợc, chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhận thấy màu sắc tình cảm. Cũng không thể kéo dài quá thể hiện hết cung bậc tình cảm vì giới hạn thời gian và giới hạn của thể loại báo chí chính luận. Nét đẹp của ngữ điệu chƣơng trình thời sự là sự khỏe khoắn và có mức độ.

Tiếng Việt là ngôn ngữ đa thanh điệu, mỗi một thanh có ở trong một âm tiết cũng thể hiện bằng cao độ. Vì vậy sử lý trƣớc phát thanh SP chọn một ngữ điệu phù hợp chú ý âm tiết cuối cùng là thanh điệu gì để điều chính ngữ điệu cho phù hợp. Chẳng hạn âm tiết đó thuộc về thanh cao, ngữ điệu cần phải là ngữ điệu kết thúc thì buộc phải sử dụng cách kéo dài cụm từ hoặc nâng âm vực từ giữa câu lên trƣớc. Ngƣợc lại trong trƣờng hợp những câu hỏi kết thúc bằng thanh huyền hoặc nặng thì ngƣợc lại.

(4) “Năm học 2009 -2010 có trên 34 % số - trẻ đƣợc sử dụng phần

mềm Kidsmart”.

(Ngành học mầm non tổng kết 5 năm triển khai ứng dụng CNTT -18/8). SP cần thể hiện ngữ điệu kết thúc câu bằng cách nâng giọng từ giữa câu hoặc kéo dài cụm từ “đƣợc sử dụng phân mềm kidsmart”.

Một phần của tài liệu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự truyền hình.pdf (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)