Các văn bản đƣợc liên kết chặt chẽ

Một phần của tài liệu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự truyền hình.pdf (Trang 64 - 74)

1. 2 Về Đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên

2.3.2. Các văn bản đƣợc liên kết chặt chẽ

2.3.2.1. Liên kết nội tại

a. Nói đến liên kết văn bản là đề cập đến sự liên kết ở hai phƣơng diện nội dung và hình thức của văn bản. Liên kết nội dung đƣợc hiểu là tất cả các câu trong đó (trong văn bản – LTN) đều phối hợp với nhau một cách hài hòa, bổ sung cho nhau để cùng thể hiện một nội dung” (Trần Ngọc Thêm, dẫn theo Diệp Quang Ban [“Văn bản và liên kết trong tiếng Việt” – NXBGD H.1999 t166]). Liên kết nội dung chỉ đƣợc nhân ra trong mối quan hệ với liên kết hình thức.và liên kết hình thức, xét đến cùng chính là để thể hiện sự liên kết về nội dung văn bản.

Trong cuốn “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt” của Diệp Quang Ban đã chỉ ra hai bình diện của liên kết nội dung văn bản đó là liên kết chủ đề và và liên kết loogic. Liên kết chủ đề là sự duy trì chủ đề ở các câu trong toàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

văn bản, và sự triển khai chủ đề có liên quan với chủ đề ban đầu. Liên kết lôgic là sợi dây nối kết sự hợp lý giữa sự vật, sự việc và đặc trƣng của chúng trong một câu và giữa đặc trƣng này và đặc trƣng kia trong những câu liên kết với nhau. Diệp Quang Ban cũng chỉ ra các phép liên kết hình thức diễn đạt, hai bình diện của liên kết nội dung. Theo đó, tất cả các phép thế (phép lặp, phép thế đồng nghĩa, phép thế đại từ, phép nối, phép tỉnh lƣợc, phép tuyến tính, phép đối, phép liên tƣởng) đều có thể diễn đạt đƣợc hai bình diện liên kết nội dung.

b. Xét liên kết nội tại trong văn bản thời sự của Đài PTTH TN là xét ở hai mặt: Liên kết hình thức và liên kết nội dung. Tuy nhiên nhƣ đã nói, liên kết nội dung đƣợc nhận ra trong mối quan hệ với hình thức qua các phép liên kết. Thêm nữa, do đặc điểm các văn bản thời sự thƣờng ngắn lại đƣợc kiểm duyệt qua nhiều khâu trƣớc khi thu âm nên sự liên kết về chủ đề (chệch chủ đề) và liên kết logic rất hiếm khi xảy ra. Vì vậy, luận văn xin dừng lại ở việc phân tích sự liên kết nội tại của văn bản thời sự về phƣơng diện hình thức, khảo sát đặc điểm sử dụng các phép liên kết hình thức văn bản trong tin, bài thời sự.

c. Đặc điểm liên kết nội tại trong văn bản thời sự

Khảo sát các phép liên kết theo quan điểm của Diệp Quang Ban đƣợc sử dụng trong 60 tin bài ngẫu nhiên luận văn thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

S TT

Phép liên kết Số lƣợng văn bản

Xuất hiện p. liên kết

Ghi chú 1 1 Lặp từ vựng Phép lặp Lặp ngữ pháp Lặp ngữ âm 60/60 0 0 Đốí trái nghĩa Phép đối Đối phủ định Đối miêu tả

Đối lâm thời

0 0 0 0 ĐN từ điển Phép thế Đồng nghĩa ĐN phủ định ĐN miêu tả ĐN lâm thời 4/60 0 8/60 4/60 P. liên tƣởng 0 P.tuyến tính 20/60 Ptỉnh lƣợc 56/60 P thế Đại từ 52/60 Phép nối 24/60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng thống kê cho thấy: Văn bản thời sự của Đài PTTH TN thƣờng sử dụng các phép liên kết thông dụng nhƣ phép lặp từ vựng, phép tỉnh lƣợc và phép thế đại từ. Các phép liên kết đòi hỏi yêu câu cao về mặt nghệ thuật nhƣ phép lặp cú pháp, lặp ngữ âm, phép đối trái nghĩa, đối phủ định, đối miêu tả, các phép thế đồng nghĩa, phép liên tƣởng không hoặc rất ít đƣợc sử dụng. Điều này có thể giải thích đƣợc từ góc độ đặc điểm thể loại: tin bài đòi hỏi sự ngắn gọn, chính xác, chứa nhiều sự kiện và dễ tiếp nhận đối với khán giả. Việc sử dụng các phép liên kết nhƣ đối trái nghĩa, đối phủ định, lặp ngữ âm, ngữ pháp rất cần sự dụng công của ngƣời viết bài mà ít phát huy hiệu quả đối với thẻ loại tin tức. Trong các bài phóng sự, phản ánh nếu sử dụng các phép liên kết nêu trên sẽ phát huy đƣợc hiệu quả thể hiện của ngôn ngữ. Trên thực tế, các tin bài của chƣơng trình còn hạn chế sử dụng nên chƣa phát huy đƣợc thế mạnh của các phép liên kết loại này. Trong số những văn bản đƣợc thống kê xin đƣợc phân tích một số ít ví dụ:

Trong bài viết “Câu chuyện về ngƣời lính năm xƣa” sử dụng trong chƣơng trình thời sự Thái Nguyên ngày 12/4/2010, để duy trì chủ đề viết về cựu chiến binh Dƣơng Văn Hồng, tác giả bài viết có sử dụng phép thế đồng nghĩa miêu tả ở việc gọi tên nhân vật: “Cựu chiến binh, thƣơng binh Dƣơng Văn Hồng”, “ngƣời lính năm xƣa”, “ngƣời tiểu đoàn trƣờng Dƣơng Văn Hồng. Để tăng sức truyền cảm, ngƣời viết có thể sử dụng các cụm từ đồng nghĩa nhƣ “chàng trai Thái Nguyên ngày ấy” hay “Anh tân binh Dƣơng Văn Hồng”… thay cho cách gọi “ông Hồng” trong câu “Nhập Ngũ năm 1963 khi

vừa tròn 20 tuổi Ông Hồng chia tay ngƣời vợ trẻ mới cƣới lên đƣờng làm nhiệm vụ thiêng liêng”. Cụm từ “ngƣời chỉ huy dũng cảm” thay đại từ “ông”

trong cảnh huống “Trong chiến dịch mùa xuân 1975, ngƣời tiểu đoàn trƣởng

Dƣơng Văn Hồng cùng đồng đội làm nhiệm vụ nổ súng trƣớc trên đƣờng 19, rồi tiếp tục các trận đánh giải phóng Tây nguyên. Đuổi đánh địch đến Nha

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn trang, ông đƣợc phân công nhiệm vụ cùng bộ đội Hải quân giải phóng Trƣờng Sa”.

Trong bài viết “ Mít tinh kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam và khai mạc đại hội TDTT tỉnh Thái Nguyên lần thứ VI” sử dụng ngày 26/4/2010, tác giả có sử dụng phép thế đồng nghĩa lâm thời để kết nối hai câu “ Màn đồng diễn với chủ đề “Thái Nguyên – thủ đô kháng chiến” đã tái hiện những truyền thống tốt đẹp của ngƣời dân Thái Nguyên trong lịch sử và hiện tại. Hình ảnh của thủ đô kháng chiến giàu truyền thống cách mạng, năng động trong thời kỳ đổi mới và tinh thần thể thao đoàn kết, cao thƣợng đã là những thông điệp chính mở màn cho đại hội TDTT tỉnh Thái Nguyên lần thứ VI”.

* Để kết nối các câu trong văn bản, tin bài thời sự của Đài PTTH TN thƣờng xuyên sử dụng phép lặp từ vựng.

(76) “Đại đội 915 đã đƣợc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lƣợng

vũ trang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng trao bằng công nhận di tích lịch sử quốc gia cho địa điểm lƣu niệm các TNXP Đại đội 915 tại ga Lƣu Xá, phƣờng Gia Sàng – TPTN. Hƣởng ứng lời kêu gọi, sự chỉ đạo của nhiều đ/c lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc khi đến dâng hƣơng tại Khu tƣởng niệm TNXP Đại đội 915 tại ga Lƣu Xá, phƣờng Gia Sàng, Tỉnh TN đã tích cực vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tham gia góp sức tôn tạo, tu bổ xây dựng công trình di tích lịch sử địa điểm lƣu niệm các liệt sỹ TNXP đại đội 915” (LỄ KHỞI CÔNG

CÔNG TRÌNH DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐIỂM LƢU NIỆM CÁC TNXP ĐẠI ĐỘI 915 VÀ KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG THANH NIÊN XUNG PHONG VN 10/7/2010).

(77) “Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khoá XI, Thƣờng

trực HĐND tỉnh phối hợp với Uỷ ban MTTQ tỉnh và Uỷ ban MTTQ các huyện, thành thị đã tổ chức 49 cuộc tiếp xúc giữa các đại biểu HĐND tỉnh với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn hơn 4.000 lƣợt cử tri. Qua các cuộc tiếp xúc đã tiếp nhận gần 500 lƣợt ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 14.” (HOÀN TẤT CÔNG TÁC

CHUẨN BỊ KỲ HỌP THỨ 14, HĐND TỈNH KHOÁ XI 15/7/2010).

* Phép thế đại từ cũng đƣợc sử dụng phổ biến trong các trƣờng hợp: - Dùng đại từ thay cho danh từ riêng

(78) “Trong số những ngƣời lính năm xƣa cầm súng đánh Mỹ có cựu

chiến binh, thƣơng binh Dƣơng Văn Hồng. Câu chuyện về ông có sự quả cảm trong chiến đấu của ngƣời lính, có một tình yêu thủy chung, một niềm tin son sắt vào ngày chiến thắng và sự bình dị, gƣơng mẫu trong cuộc sống đời thƣờng của ngƣời lính Cụ Hồ” ( Câu chuyện về ngƣời lính năm xƣa -12/7/2010).

- Dùng đại từ thay thế cho cụm từ

(79) “ Trên thực tế, trong thời gian qua, các lực lƣợng chức năng đã

và nhà sản xuất đã phát hiện không ít những sản phẩm có dấu hiệu vi phạm đƣợc lƣu hành trên thị trƣờng. Các sản phẩm này đều đƣợc sản xuất trái phép trong và ngoài nƣớc” (Phát hiện và tịch thu một lô hàng giả”

12/4/2010).

(80) “chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XII, ngày 12/7 đoàn

ĐBQH tỉnh Thái Nguyên tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho hai dự án luật là Luật ngƣời khuyết tật và Luật nuôi con nuôi. Đồng chí Đỗ Mạnh Hùng Phó trƣởng đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên chủ trì hội nghị. Đây là hai 2 trong số 12 dự án luật sẽ đƣợc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XII thông qua”

(Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến cử tri -12//7/2010).

* Phép tỉnh lƣợc cũng có mặt ở hầu hết các văn bản đƣợc khảo sát.

Các thành phần tỉnh lƣợc thƣờng gặp là: + Tỉnh lƣợc Định ngữ:

(81) “Sáng 8/4, ban kinh tế và ngân sách HĐND tỉnh tổ chức hội nghị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn chuyên đề lần thứ 13, HĐND tỉnh khoá 11. Đến dự (*) có đ/c Vũ Hồng Bắc, UV BTV, Phó chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ban, ngành liên quan” (BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH HĐND TỈNH TN TỔ CHỨC

HỘI NGHỊ THẨM TRA BÁO CÁO 8/4/2010). +Tỉnh lƣợc danh từ riêng.

(82) “ Theo báo cáo của huyện Phú Bình, hiện nay toàn huyện mới

chỉ bê tông hóa đƣợc 52 km trên tổng số hơn 330 km đƣờng giao thông nông thôn. Huyện (*) đang đề nghị tỉnh tiếp tục phân bổ kinh phi…” (Phú Bình -

Tăng cƣờng xây dựng đƣờng giao thông nông thôn 12/4/2010). + Tỉnh lƣợc bổ ngữ.

(83) “Ngày 12/4 đội quản lý thị trƣờng thành phó Thái Nguyên đã

phát hiện và tịch thu một lô hàng giả gồm các sản phẩm chủ yếu là nƣớc xả vải, dầu gội đầu đang đƣợc một số đối tƣợng vận chuyển, rao bán trên thị trƣờng. Quan khai thác, cả 3 đôi tƣợng thực hiện hành vi vận chuyển và rao bán (*) bằng phƣơng tiện xe máy.” (Phát hiện và tịch thu một lô hàng giả”

12/4/2010).

+ Tỉnh lƣợc trạng ngữ.

(84) “Theo đó, năm 200, trên địa bàn tỉnh TN, bão, áp thấp nhiệt đới

không ảnh hƣởng nhiều nhƣng thiệt hại do mƣa, lũ, gió lốc kèm theo mƣa đá gây ra khá nặng nề, làm 5 ngƣời chết, 2 ngƣời bị thƣơng, thiệt hại tài sản ƣớc khoảng 43 tỷ đồng. Các tháng cuối năm 2009 (*) xảy ra khô hạn, đặc biệt tháng 11/2009 lƣợng mƣa thiếu hụt 97% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất vụ đông xuân 2009-2010.”

(HỘI NGHI TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHÕNG CHỐNG LỤT BÃO, TÌM KIẾM

CỨU NẠN NĂM 2009- TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2010- 26/4/2010).

Phép tỉnh lƣợc đƣợc sử dụng trong các văn bản thời sự, nhằm mục đích “vừa đủ lƣợng mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả giao tiếp” (“Văn bản và liên kết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn trong tiếng Việt” – Diệp Quang Ban NXBGD H.1999), đảm bảo yêu cầu

ngắn gọn của chƣơng trình đồng thời tránh cảm giác dƣ thừa ở ngƣời đọc, ngƣời nghe.

* Phép tuyến tính thƣờng đƣợc sử dụng trong các văn bản miêu tả sự kiện, những bài phóng sự lịch sử. Chủ yếu dùng trật tự tuyến tính theo thời gian.

(85) “Tháng 9/1950, tại Định Hóa lớp 5 đầu tiên còn đƣợc gọi là lớp

“năm nhô” đã đƣợc tổ chức với trên 40 học sinh. Đây là tiền thân của trƣờng THCS Chợ Chu hiện nay. Đến năm 1952 trƣờng mới chính thức tách khỏi trƣờng cấp I Bảo Cƣờng và chuyển địa điểm sân trƣờng tiểu học Pháp Việt cũ tại Chợ Chu. Từ đây, chính thức có một trƣờng cấp II tại Định Hóa. Sau hơn nửa thế kỷ xây dựng và trƣởng thành, hiện nay, trƣờng THCS Chợ Chu đã trở thành ngôi trƣờng khang trang…”.

(Trƣờng THCS Chợ Chu- Định Hóa kỷ niệm 60 năm thành lập 17/4/2010).

(86) “ Bắt đầu từ năm 2007 Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các Đảng ủy

có xóm trắng Đảng viên tập trung phát hiện và bồi dƣỡng những quấn chúng ƣu tú, có đủ đức, đủ tài, có tâm huyết để phát triển Đảng. Cho đến nay, toàn bộ 6 xóm trắng đều đã có Đảng viên….” (Kinh nghiệm xóa xóm trắng Đảng

viên 17/4/2010).

* Phép dùng quan hệ từ cũng đƣợc sử dụng nhiều trong các văn bản (87) “Vừa tìm hiểu để giải quyết những vƣớng mắc trong dân, vừa

thực hiện công tác phát triển Đảng ở một xóm mà ngƣời dân xa lạ với cụm từ “chi bộ Đảng” là việc làm hết sức khó khăn với bà Quang. Thế nhƣng sau gần hai năm xóm đã thành lập đƣợc chi bộ mới với 4 Đảng viên…” (Kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(88) “Ở cả hai dực án luật…. các đại biểu đều thống nhất cần thiết

cần phải ban hành. Tuy nhiên các đại biểu cũng đề nghị xem xét một số điều….” (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến góp ý dự án luật

17/4/2010).

Từ kết quả khảo sát những đặc điểm cơ bản về liên kết nội tại trong các văn bản thời sự của Đài PTTH Thái Nguyên cho thấy: Nhìn chung các phóng viên, biên tập viên đã sử dụng các phép liên kết phù hợp với đặc điểm thể loại, đáp ứng yêu cầu truyền tải thông tin tới khán giả một cách ngắn gọn, chính xác và dễ tiếp nhận. Tuy nhiên để tăng thêm sức hấp dẫn, truyền cảm trong các bài phóng sự phản ánh, góp phần nâng cao chất lƣợng tin bài, ngƣời viết nên sử dụng kết hợp các phép liên kết giàu tính nghệ thuật này hơn nữa.

2.3.3.2. Liên kết văn bản

Một chƣơng bản tin thời sự chính của Đài PTTH Thái Nguyên thƣờng bao gồm nhiều tin bài, đảm bảo đủ thời lƣợng 20 -25 phút. Liên kết văn bản trong mỗi chƣơng trình có vai trò rất quan trọng. Trong mỗi chƣơng trình, các tin bài đều đƣợc biên tập, sắp xếp theo chủ đề Chính trị - Kinh tế – Văn hóa – giáo dục –Y tế - An ninh trật tự … Một bản tin đƣợc đánh giá là cân đối là bản tin phản ánh đƣợc tƣơng đối đầy đủ các lĩnh vực nêu trên. Các văn bản có sự liên kết khá chặt chẽ về nội dung, và hình thức. Mở đầu chƣơng trình thời sự thƣờng là các tin tức chính trị quan trọng. Trong trƣờng hợp đặc biệt sẽ là tin tức thu hút sự quan tâm đặc biệt của dƣ luận xã hội. Các văn bản tin tức nông nghiệp thƣờng đƣợc sắp xếp cùng nhau và bao giờ cũng đƣợc xếp sau các tin tức chính trị. Trong các lĩnh vực tin tức, phản ánh sẽ đƣợc đƣa trƣớc sau đó là các phóng sự có vấn đề. Cũng có khi vấn đề phóng sự đƣợc đƣa trƣớc để rộng đƣờng cho khán giả đánh giá về những tin tức đƣa sau theo ý đồ của biên tập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các phóng viên thực hiện tin bài thƣờng không biết đồng nghiệp thực hiện nội dung gì, tin bài của mình sẽ đƣợc sử dùng với tin bài khác ra sao bởi đó là việc của Biên tập viên (BTV). Các BTV có trách nhiệm sắp xếp các văn

Một phần của tài liệu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự truyền hình.pdf (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)