Chiến lƣợc sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ

Một phần của tài liệu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự truyền hình.pdf (Trang 95 - 96)

1. 2 Về Đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên

3.5. Chiến lƣợc sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ

Phát thanh viên, Biên tập viên trình bày trong các chƣơng trình thời sự thƣờng xuất hiện trong tƣ thế ngồi. Sự xuất hiện của họ trên màn hình trong khuôn hinh cận cảnh từ ngực trở lên. Với vị trí hình ảnh nhƣ vậy các SP đƣa thông tin đến khán giả bằng ngôn ngữ, những yếu tố phi lời, bổ trợ cho lời nói của họ chủ yếu bằng ánh mắt, cơ mặt, các động tác gật đầu, nhún vai, động các của hai bàn tay một cách qui phạm, phong cách của các PTV, BTV thời sự có sự khác biệt so đáng kể với PTV, BTV các chƣơng trình truyền hình khác.

Lời nói nhanh chậm phù hợp với nội dung từng tin bài cụ thể. Tạo cho chƣơng trình thời sự sự phong phú đa dạng, sinh động và hấp dẫn.

Giống nhƣ điện ảnh, truyền hình tái hiện lên màn ảnh những âm thanh, hình ảnh liên tục với kích cơ khác nhau. Kết hợp với hình ảnh, lời nói, âm thanh để diễn giải thực tại, suy ngẫm, tƣ duy về thực tại

Các SP cần nắm đƣợc kỹ thuật biểu cảm trên khuôn mặt. Con ngƣời có thể thể hiện chính mính hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thông qua sự biểu cảm trên khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mặt sẽ giúp chúng ta tự tin hơn và dễ thành công trong giao tiếp, Nắm đƣợc điều này là vô cùng quan trọng đối với ngƣời dẫn chƣơng trình thời sự. Ánh mắt có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ lời nói, nó giúp chuyển tải những thông tin phi lời.

Ngƣời dẫn chƣơng trình có thể giao tiếp với khán giả bắng mắt (cho dù chỉ không thấy khán giả), giao tiếp bằng mắt còn biểu hiện sự trung thực và tạo sự tin cậy. Những động tác nghiêng đầu (một chút), và phong thái tự tin tạo sự thân thiện, một nụ cƣời đúng lúc, hợp lý, tế nhị có giá trị biểu cảm cao, tạo cho khán giả thấy sự gần gũi và tinh tế của ngƣời thể hiện.

Theo I. An đ rốp nhi cốp “Tất cả cử chỉ của ngƣời nói – sự ngừng lại

trong khi nói, những câu nói buông thõng, nụ cƣời, tiếng cƣời… tất cả những cái đó đều có tác dụng mở rộng dung tích của lời thoại, phát huy đƣợc những cấu tạo mới của nội dung, khiến cho lời thoại rõ ràng, có sức truyền cảm và đầy cảm xúc”.Ở chƣơng trình thời sự truyền hình, tất cả đều có thể và trong

sự chừng mực.

Một phần của tài liệu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự truyền hình.pdf (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)